Chạy lăng xăng là gì

Trong Tiếng Anh lăng xăng tịnh tiến thành: bustle, officious, meddlesome . Trong các câu đã dịch, người ta tìm thấy lăng xăng ít nhất 14 lần.

lăng xăng

  • bustle

    noun

  • officious

    adjective

  • meddlesome

    adjective

Bản dịch ít thường xuyên hơn

busy · spoffish

Cụm từ tương tự

Nghe anh lăng xăng từ trước khi tôi tập Thái Cực Quyền.

Heard you puttering around even before I started Tai Chi.

Bé sẽ lăng xăng đi lại khắp nhà .

Your baby will be moving about your home .

Ông này lăng xăng bận rộn đến nỗi không buồn ngẩng đầu lên lúc hoàng tử bé tới.

This man was so busy that he did not even raise his head when the little prince arrived.

Đó là thú cưng mới, chắc hẳn là khá lăng xăng quanh cô ta.

It's a new pet, bound to be a bit jumpy around her.

Cố gắng chạy lăng xăng quanh họ thì bạn sẽ thất bại.

Try to run around them and you will suffer failure.

Ông này lăng xăng bận rộn đến nỗi không buồn ngẩng đầu lên lúc hoàng tử bé tới.

This man was so much occupied that he did not even raise his head at the little prince's arrival.

Một số trẻ hay lăng xăng thích đứng dậy trong lúc bạn đọc .

Some busy toddlers like to stand up while you read to them .

Chúng lăng xăng 3 tiếng... tìm bất cứ vật gì màu trắng để ra hiệu đầu hàng.

They were running around for hours looking for anything white to wave.

Lăng xăng quá nên anh quên nói với em.

In all the excitement I forgot to tell you about it.

LĂNG XĂNG chạy kiếm ăn, chú chuột cảm thấy an toàn trong bóng tối.

SCAMPERING about looking for food, the mouse feels safe in the darkness.

Một con sóc chạy lăng xăng đem quả đấu đi chôn và quả đó bị lãng quên, hạt nó nảy mầm.

Buried by a scurrying squirrel and then forgotten, the seed sprouts.

Cậu nhìn những người lăng xăng đi lại trên bãi chợ một lúc lâu, người nào cũng có vẻ rất bận rộn.

He looked at the people in the plaza for a while; they were coming and going, and all of them seemed to be very busy.

Lão Scrooge nhìn thấy gia đình đông đúc của Cratchit đang lăng xăng chuẩn bị bữa tiệc nho nhỏ trong căn nhà nghèo nàn của anh ta .

Scrooge watches the large , bustling Cratchit family prepare a miniature feast in its meager home .

Cho dù bên bạn đi bộ trong rừng vỡ chim đa đa đi trên đôi cánh lăng xăng, jarring tuyết từ lá và cành cây khô trên cao, mà đi kèm chọn lọc trong những tia nắng như bụi vàng, cho chim dũng cảm này là không phải sợ hãi bởi mùa đông.

Whichever side you walk in the woods the partridge bursts away on whirring wings, jarring the snow from the dry leaves and twigs on high, which comes sifting down in the sunbeams like golden dust, for this brave bird is not to be scared by winter.

Phép tịnh tiến đỉnh chạy lăng xăng trong từ điển Tiếng Việt - Tiếng Anh là: run about . Bản dịch theo ngữ cảnh của chạy lăng xăng có ít nhất 3 câu được dịch.

chạy lăng xăng

bản dịch chạy lăng xăng

+ Thêm

  • run about

    verb

Cố gắng chạy lăng xăng quanh họ thì bạn sẽ thất bại.

Try to run around them and you will suffer failure.

Một con sóc chạy lăng xăng đem quả đấu đi chôn và quả đó bị lãng quên, hạt nó nảy mầm.

Buried by a scurrying squirrel and then forgotten, the seed sprouts.

LĂNG XĂNG chạy kiếm ăn, chú chuột cảm thấy an toàn trong bóng tối.

SCAMPERING about looking for food, the mouse feels safe in the darkness.

Đuốc Thiền

Dặn Lòng Thôi Lăng Xăng

Buổi giảng hôm nay chúng tôi sẽ nói tập trung về việc tu với đề tài Dặn lòng thôi lăng xăng. Đây chính là lời tự hứa tự khắc không lăng xăng nữa để lo tu. 

Trước khi đi sâu vào nội dung, chúng tôi dẫn một đoạn kinh Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào mau lẹ như tâm. Nó giống như khỉ vượn, một tay buông, một tay bắt, tâm không chuyên định”. Đức Thế Tôn nói chưa từng thấy một pháp nào mau lẹ như tâm của mình. Tâm này là vọng tâm, tức tâm vọng tưởng điên đảo, không phải tâm thật. Có thể nói, suốt hai mươi bốn giờ, chúng ta thường sống với vọng tâm lăng xăng điên đảo ngược xuôi đó. Đức Phật ví nó cũng như khỉ vượn, tay này bắt, tay kia buông, không dừng được một phút giây nào hết. 

Kiểm lại trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, quả thật lời Phật nói không sai. Vì thiếu trí tuệ, chúng ta không nhận ra những vọng tưởng loạn động kia hư giả, nên chẳng những không khắc phục được mà còn chạy theo nó. Theo đó mà ngôn hạnh, tư tưởng và hành động của mình vấp phải sai trái, tạo nghiệp không tốt. Chiếu theo luật nhân quả, hễ tạo nghiệp thì phải chịu quả báo, do đó chúng sanh thọ khổ không có ngày thôi. 

Nói đến đây ta càng ghi nhớ thâm ân của các bậc thiện hữu tri thức, nhất là các bậc thầy đã trực tiếp chỉ dạy cho mình con đường thoát khỏi nỗi khổ trầm luân. Nhờ các Ngài hướng dẫn chúng ta mới biết cách dừng vọng tưởng, không chạy theo ngoại trần, làm chủ được mình. Bởi nghĩ đến thâm ân này nên ta phải tự hứa với lòng mình “đừng lăng xăng nữa”. Nói thế đâu có nghĩa là dừng được ngay. Hễ ngồi lại là nghĩ chuyện trên chuyện dưới, chuyện tốt chuyện xấu, chuyện thương chuyện ghét… trăm ngàn chuyện. Nếu là chuyện mình thích thì muốn ôm giữ, muốn được, nếu là chuyện mình không thích thì muốn xua đuổi. Tóm lại, trong hai mươi bốn giờ, làm việc, ăn, nghỉ, tiếp xúc, chúng ta đều bị cái thương ghét chi phối hoàn toàn, không làm chủ được.

Cho nên Phật dạy, chúng ta phải quyết định cho sự tu học của mình là làm sao tự chủ được những vọng động đó. Trước hết ta phải lắng nghe các bậc thầy chỉ dẫn pháp tu, sau đó áp dụng những chỉ giáo trên vào bản thân, nỗ lực khắc phục vọng tưởng của mình. Phật đã nói tâm ta như khỉ như vượn, rất khó điều phục. Bởi vậy có nhiều Phật tử tu đã lâu, nhưng rồi cũng than: “Thưa Thầy, sao con tu hoài không hết vọng tưởng?” Tại sao như thế? Vì  chưa quyết nên dễ quên. Ví dụ mình tự hứa sẽ làm chủ, không chạy theo các cảnh nữa, đó là lúc bình thường. Nhưng sáng nay vừa nghe người thân bị tai nạn, ta cuống cuồng lên, chẳng còn nhớ gì đến tự chủ hay không tự chủ. Chuyện tu hành chi cũng gác qua, lo chạy trước cái đã. Thế là xong, thua một keo nữa. Nên biết việc tu học không phải dễ, rất khó, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm, định tỉnh, sáng suốt, công phu mới gắn bó với lời Phật dạy được.

Phật dạy “Tâm cũng như thế, tư tưởng trước tư tưởng sau chẳng đồng, tâm xoay chuyển mau lẹ. Thế nên tất cả những người tu hành đều biết rằng, kẻ phàm phu không thể quán sát tâm ý, chỉ người tu mới thường hàng phục được tâm ý, khiến cho nó đi theo con đường tốt đẹp”. Ở đây hợp pháp lại, Phật nói tâm chúng ta cũng như thế, tư tưởng trước tư tưởng sau chẳng đồng. Nghĩa là trong từng phút giây, tư tưởng thay đổi liên tục, vì nó là cái vọng động nên không thể đứng yên. Kinh Lăng Nghiêm nói vọng tưởng là bóng dáng của tiền trần rớt lại trong tâm ta. Phật nói chỉ người biết tu mới hàng phục được tâm và hướng tâm đi theo con đường tốt đẹp.

Theo lời dạy của đức Phật, trước nhất chúng ta phải hàng phục được tâm vọng động. Đây là một pháp tu chánh yếu, quan trọng. Dù mỗi ngày ta có làm bao nhiêu việc mà tâm vọng động chưa hàng phục được, thì cũng bị nó dẫn đi tạo nghiệp như thường. Chúng sanh lẩn quẩn trong luân hồi là vì thế, không biết chừng nào mới dừng được. Chỉ người quyết tâm tu, công phu thâm hậu mới có năng lực hàng phục được tâm vọng động.  

Hòa thượng dạy tất cả dấy niệm vọng tưởng điên đảo, chúng ta buông đi, bố thí đi, đừng dính mắc, đừng chạy theo nó nữa. Điều này không khác với đức Phật dạy phải hàng phục tâm. Tuy nhiên chúng ta chưa thể một lúc thực hiện rốt ráo được. Vì vậy từng bước ta hướng tâm về con đường tốt đẹp để dần dần thay đổi, quán chuyển, tu tập cho hoàn chỉnh. Trong công phu, chúng ta tập trung làm chủ ở niệm thứ hai cũng đã khó khăn rồi, huống gì ở niệm đầu, thường là thua thôi. Bởi vì mình còn lao lự, lăng xăng ngược xuôi quá. Chỉ khi nào ta nhập định, hoàn toàn tỉnh sáng, mới làm chủ được ở niệm thứ nhất. 

Các Thiền sư sống làm việc, tất cả sinh hoạt đều không ngoài công phu tu hành, duy nhất một việc đó thôi, nên các Ngài mau sáng đạo, chóng thành tựu việc lớn. Ta đọc thiền sử của các Thiền sư, vào đầu nói chuyện gì thì nói, tựu trung cũng chỉ chỗ đó, sáng được việc lớn, nhận ra và sống với ông chủ của mình, không có gì khác hơn. Còn chúng ta đang ngồi tu, nhưng nghe ai nói đến tên mình là tự động đi theo liền, không đợi ai dẫn cả. Chúng ta có bệnh dễ quên việc chính của mình, mà lại là bệnh nặng nữa chứ. Tu như vậy bao giờ mới thành tựu?

Bây giờ làm sao kéo về, nắm cổ đừng cho nó ngược xuôi nữa. Sáng mai ngồi đó, ai đến nói gì ta cũng “Thế à”, được vậy hy vọng khá hơn một chút. Gốc dẫn ta đi trong luân hồi sanh tử chính là tâm vọng động không ngừng này. Nếu chúng ta tu mà chưa nhận ra nó thì không thể nắm được đầu dây, không thể xoay chuyển vận mệnh của mình trong vòng luân hồi. Phải khẳng định và kiên quyết vạch trần bộ mặt thật của nó mới có thể chiến thắng kẻ giặc mưu mô xảo quyệt ngủ ngầm trong chính ta. Như vậy hy vọng mới thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Phật bảo cái lăng xăng điên đảo này đã được tích tập từ nhiều đời kiếp, nên nó đã thành nếp tức là tập quán. Nhưng sau đó Phật cũng chỉ cho chúng ta cách thức đổi sửa, tức là tu. Nếu không, chúng ta cứ xuôi theo, mặc tình cho nó kéo lôi thì không biết đời kiếp nào mới chấm dứt khổ sanh tử. Cho nên là người Phật tử, phát tâm đến với đạo, có duyên học đạo, hành đạo, chúng ta phải nắm vững điểm này. Biết được gốc gác rồi, ngay đó mà bứng lên, không nên chần chừ nữa. Bởi càng chần chừ thì dây mơ rễ má càng nhiều, càng khó dẹp phá hơn. Vì vậy chúng ta đã nói tu là phải tu cho đàng hoàng nghiêm túc, không thể nói chơi cho vui. Quỷ dữ vô thường không thích giỡn với mình đâu, chúng nói đến là đến thật đấy!

Ngày nay cuộc sống của con người càng văn minh tiến bộ thì đầu óc họ càng lăng xăng điên đảo. Cuối cùng khi khoa học lên đến đỉnh cao, con người lại muốn quay trở lại phút khởi thủy ban đầu. Ví dụ hồi xưa ông bà mình giã gạo bằng chày bằng cối, dần dần người ta đưa máy xay lúa vào. Thế là chày cối và đôi tay của người dân lao động coi như lạc hậu. Song văn minh tới lúc hạt gạo được chế biến trắng tinh, bấy giờ con người lại muốn ăn trở lại hạt gạo lức ngày xưa. Hỏi vì sao? Vì gạo giã sạch quá không còn chất bổ dưỡng nữa, còn gạo lức là gạo giã sơ, lớp tinh bột bổ dưỡng bên trong còn nguyên mới cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thật là một vòng luân hồi. 

Phật Tổ dạy làm sao làm chủ được, sống với tâm thể ban đầu của mình thì an vui giải thoát. Có thể đây là cái cũ kỹ nhất của con người từ thuở ban sơ, cái nguyên thủy, cái bản lai gì đó không biết, mà mình đã quên đi, rồi tưởng chừng như nó đã mất. Cũng như ăn gạo lức cũng là gạo, nhưng biết đâu đó là phương pháp mà các Bác sĩ muốn bệnh nhân sống lại với thời nguyên sơ, đừng chạy theo văn minh, bóng dáng bên ngoài nữa thì sẽ khỏe mạnh hết bệnh. 

Tóm lại, cách thức ứng dụng tu hành tuy nhiều, có khi rườm rà nhiều phương thức nữa, nhưng cuối cùng hay nhất là sống lại với tâm chân thật của mình, đừng lăng xăng như khỉ vượn nữa. Nhà thiền thường nói sống lại với bản lai diện mục, tức là mặt mũi thật xưa nay, không bị phủ lấp bởi bất cứ hiện tượng gì bên ngoài. Thật ra vì bên trong ta có con khỉ nên bên ngoài kích động nó mới quậy phá theo. Chớ con khỉ bên trong ngủ đi thì bên ngoài làm gì nổi ta. Cho nên Phật dạy sống lại với tánh giác, tức là muốn con khỉ bên trong ngủ yên, đừng lăng xăng nữa. Đôi khi sống như vậy hơi quê mùa, nhưng lại được bình an chân thật. 

Phật dạy: “Nếu tâm nhơ nhiễm, làm các uế ác thì tâm sanh bệnh, bị đọa địa ngục. Nếu tâm không nhơ nhiễm, không làm các điều uế ác, tâm không bệnh thì sẽ được sanh thiên”. Cũng từ tâm thôi, nếu để tâm bệnh, ô nhiễm tạo những điều uế ác thì bị đọa địa ngục. Nếu tâm không bị ô nhiễm, không tạo những nghiệp xấu thì được sanh thiên. Vì vậy mới có tu Thập thiện, tu Bát quan trai, hoặc giữ năm giới.

Tất cả đều tập trung làm sao đừng để tâm lăng xăng.  Có kệ rằng:

Như có một người, 

Ôm tưởng sân hận.

Lúc ấy mạng chung,

Rơi vào địa ngục.

Mấy câu này giản dị nhưng đọc lên là thấy sợ liền. Sợ cái gì? Bởi chúng ta dễ khởi niệm sân, rủi lúc đang sân mình mạng chung thì những niệm tưởng đó sẽ là đường rầy kéo thẳng mình đi xuống địa ngục. Không sợ sao được! Nên đức Phật nói, nếu ôm tưởng sân hận, ngay khi đó mạng chung sẽ rơi vào địa ngục. 

Kiểm lại sự tu học của chúng ta, rõ ràng mình dễ rơi vào các nẻo tối tăm lắm. Nặng thì xuống địa ngục, ngạ quỷ, còn nhẹ thì chui vào bụng loài súc sanh hoặc vơ vẩn ở cây đa, miếu cổ gì đó, đói khát lạnh lẽo vô cùng. Đã lạc vào những chốn ấy rồi thì tiếp tục tạo nghiệp nữa. Chỉ khi nào gặp được những bậc thầy giác ngộ khai thị cho, tội nhân nhận ra buông được mới thoát kiếp khổ đau tăm tối. Cho nên phải biết ba nghiệp tham sân si thật đáng ghê sợ! 

Kinh Tứ Thập Nhị Chương có một bài đức Phật nói về con rùa mù gặp cái bộng nổi. Bộng nổi đó thủy triều lên xuống trôi ra biển, có con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Như vậy làm sao làm sao biết lúc nào cái bộng trôi ngang ngang chỗ của mình mà trồi đầu lên chui vô. Nghìn vạn lần may mắn lắm mới gặp được. Phật dụ chúng ta được thân người cũng thế, như con rùa mù gặp cái bộng nổi kia, lại được nghe Phật pháp, thật vô cùng hy hữu. Thân này giả tạm, sanh đây chết kia, thay đổi ngày đêm, còn biển Phật pháp thì mênh mông, làm sao hội đủ duyên lành khế hợp. Thế mà ta đã được thân người, lại còn gặp Phật pháp là biết túc duyên nhiều đời. Vậy tại sao không chịu nỗ lực tu hành để vượt biển khổ sanh tử, cam tâm trôi giạt mãi trong ấy. Cho nên Phật nói chúng sanh si mê không gì bằng, thật đáng thương.

Bây giờ muốn hết si mê thì phải tỉnh táo. Tỉnh táo để làm gì? Để biết rõ có niệm sân, đừng cho sân nữa. Đó là tu. Phật tử nên hiểu không phải người tu không có sân, mà quan trọng là có sân biết mình có sân, như vậy mới khắc phục dẹp trừ được. Niệm tham biết mình có tham, si mê điên đảo vọng tưởng lăng xăng dấy khởi biết mình đang loạn động. Biết rõ như thế mới làm chủ tình hình được. Nhờ nắm vững tâm trạng đang thế nào, chúng ta mới có phương cách điều phục tâm. Biết rõ như thế chính là ta đang giành thế tự chủ về mình, không để trần lao vọng tưởng dẫn dắt. Đây là giai đoạn ban đầu trên đường trở về bản tâm chân thật, trả quyền làm chủ lại cho “Ông chủ xưa nay” đã bị bỏ quên.

Phật dạy tiếp: “Tâm nhơ ác chính họ tự gây”. Như trên đã nói, người ôm tưởng sân hận, khi ấy mạng chung rơi vào địa ngục. Bởi tâm nhơ ác do chính họ tự gây. “Lại như có người sanh tâm thiện diệu, người này mạng chung liền sanh lên trời. Do phước đã tạo từ tâm trong sạch”. Ở đây có hai ý. Nếu người mang niệm xấu, tham sân phiền não, ngay khi đó bỏ thân này thì sẽ bị niệm xấu dẫn đi trong các nẻo đường tối tăm. Nếu người có công phu liên tục, tạo nhiều điều lành, ngay khi ấy mạng chung sẽ được sanh lên thiên giới. Do phước nghiệp riêng của mỗi người đã tạo, mà có quả báo tương ứng theo nhau.

Tóm lại, Phật dạy: “Nên phát tâm trong sạch, chớ sanh những niệm quấy nhiễm, chính là biết tu tâm”. Những tâm nhơ nhiễm, xấu ác, bệnh hoạn, đừng để nó dấy khởi, đó là một cách tu. Giả như nó đã dấy khởi thì ta đừng để nó dấy khởi nữa. Nên phát tâm thiện diệu tu tập đúng theo lời Phật dạy, hằng ngày tỉnh sáng nỗ lực công phu. Đó là gắng gổ, siêng năng liên tục tạo cơ hội tốt nhất cho sự thành tựu đạo nghiệp của chính mình. 

Phần thứ hai ở đây tôi muốn nói là khi tâm đã được tịnh hóa, đó là ta đang gần với tánh giác. Mục đích chánh của chúng ta là làm sao sống được với tánh giác, với bản lai diện mục của mình. Làm chủ được, sống được với cái đó mới an toàn trên hoạn lộ sanh tử. Mê tánh giác là chúng sanh tạo nghiệp, trôi giạt trong luân hồi sanh tử, không có ngày ra. Quay lại nhận tánh giác là biết trở về với ông Phật của mình, không còn ngược xuôi trôi lăn nữa. 

Nói tâm được tịnh hóa tức là một quá trình làm chủ từ từ, để cuối cùng sống được với tánh giác. Chỗ này rất quan trọng, là vì nếu còn ngược xuôi, chưa làm chủ được, có thể một phút nào đó sơ hở ta bị rơi rớt trong các đường dữ. Những kiếp số trong ấy dài lâu vô kể. Cho nên phải điều phục tâm lăng xăng mới tự cứu lấy đời mình ra khỏi các con đường tối tăm. Nhận và sống được với tánh giác rồi thì dòng lăng xăng ngược xuôi điên đảo sẽ dừng, như vậy mới an toàn. Việc này tuy khó nhưng không phải không làm được, vì như chúng ta đã thấy có biết bao bậc Tổ đã thành tựu việc này, ung dung tự tại đi trong sanh tử như dạo hoa viên. Như vậy lo gì mình không thực hiện được nếu có quyết tâm.

Xưa có một Sa-di đến hỏi đạo nơi ngài Dược Sơn. Vừa thấy Sa-di, ngài Dược Sơn liền hỏi: 

- Ta nghe ở Trường An rất náo loạn, ngươi có biết chăng? Sa-di thưa: 

- Nước con an ổn.

Ngài Dược Sơn hỏi tiếp:

- Ngươi do xem kinh được hay do thưa hỏi được? Sa-di thưa: 

- Con chẳng do xem kinh được, cũng chẳng do thưa hỏi được.

Ngài Dược Sơn hỏi: 

- Có lắm người chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi, tại sao chẳng được? Sa-di thưa: 

- Chẳng nói họ không được, chỉ vì họ không chịu thừa nhận mà thôi.

Bấy giờ Tổ mới thôi hỏi, vì đã hài lòng, đã thừa nhận.

Thừa nhận cái gì? Thừa nhận cái an ổn của Sa-di. Vị Sa-di này dám thừa nhận “Nước con an ổn” nên được Tổ chấp nhận. Chúng ta vì không dám thừa nhận cái an ổn ấy nên cứ lăng xăng loạn động hoài, vì vậy không thể nhận ra tánh giác của mình. 

Người xưa đã khẳng định cho chúng ta biết mỗi người đều có sự an lạc, đều có cái thanh bình thịnh trị, đều đầy đủ tánh giác, có thể tự quyết định việc của mình. Nhưng vì ta chưa nhận ra, chưa làm chủ được nên bị mất mình, lăng xăng theo ngoại cảnh và vọng tưởng. Chúng ta có tánh giác mà không biết tánh giác là cái gì, ở đâu. Từ chỗ chỉ vẽ của người xưa, ta nương theo đó tìm lại cái của mình. Trong kinh Phật nói từ các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân này mà phát hiện ra cái chân thật ẩn sâu bên trong. Nếu ta không lăng xăng thì nó hiện tiền, còn lăng xăng thì mất. 

“Chúng sanh bởi không dám thừa nhận tánh giác của mình nên chạy cầu Phật bên ngoài, càng chạy càng sa lầy trong mê lầm”. Chữ “Mê” có nghĩa là quên. Chúng ta biết mình có tánh giác nhưng mà quên, rõ ràng có mới quên, chứ không có thì quên cái gì? Trong kinh Lăng Nghiêm Phật nói người nhớ mình có tánh giác, bỏ quên những lăng xăng điên đảo bên ngoài là người hợp giác, là người an lạc. Chúng ta không nhận tánh giác của mình rồi chạy cầu Phật bên ngoài, không ngờ càng chạy càng bị sa lầy trong mê lầm. Bởi vì Phật bên ngoài chỉ là đối tượng để ta thức tỉnh. Trái lại ta không thức tỉnh mà còn mê theo ông Phật bên ngoài ấy nữa, tệ hơn là lạy lục cầu xin ông Phật bằng đất vô tri ngồi trên bàn, trên tợ. Như vậy có phải mê lại càng mê không? 

“Chúng ta cần phải thức tỉnh, nhận ra tánh giác của mình ngay nơi thân năm uẩn này, mới thật là người đạt đạo”. Nhận được tánh giác hay nhận được pháp thân Phật ngay nơi mình là người đạt đạo. Cho nên một Thiền sư Ni nói thế này: “Trên đầu núi năm uẩn là ngôi nhà Phật pháp thân, ngày đêm hằng phóng quang ra nơi sáu cửa. Nếu người khéo ngay nơi đây nhận ra tức Pháp thân khắp cả mười phương”. Nguyên văn chữ hán là:

“Ngũ uẩn sơn đầu cổ Phật đường, 

Tỳ Lô trú dạ phóng hào quang,

Nhược năng ư thử phi đồng dị,

Tức thị Hoa Nghiêm biến thập phương”.

Ý nói ngay nơi lầu năm uẩn này có Pháp thân Phật thường phóng hào quang sáng suốt ra khắp nơi. Tức ngay nơi thân bại hoại này có Pháp thân chân thật không sanh không diệt. Nếu chúng ta nhận và sống được, thì pháp thân Phật thường phóng hào quang chiếu khắp mười phương. Ngược lại ta cứ mê thân năm uẩn thì nó hành hạ mình khổ sở đủ điều, trong đó bốn nỗi khổ cơ bản nhất không ai thoát khỏi là sanh, già, bệnh, chết. Không cần phải nói, tất cả chúng ta ai cũng thể nghiệm qua bốn nỗi khổ lớn này của một kiếp người. 

Nếu chúng ta khéo nhận được ngay nơi thân hư dối này có cái chân thật thì liền đó chấm dứt mọi khổ đau, tự tại giải thoát trong hiện đời. Như lời vị Thiền sư Ni kia nói nơi thân năm uẩn này là lầu đài của Phật Tỳ Lô Giá Na, tức Phật pháp thân, thường phóng hào quang sáng suốt chiếu khắp mười phương. Nhưng người nào không nhận được như thế thì bị trôi lăn, không biết đến bao giờ mới có thể dừng, có thể tỉnh được.

Chữ “Mê” là quên, chữ “Giác” là nhận lại thôi chứ không có gì lạ. Ví dụ như mê lộ là quên đường đi, có người chỉ mình đi trở lại. Mê nhân là người không tỉnh, hay quên. Bây giờ giác là tỉnh là nhớ trở lại. Thiền tông nhìn Phật qua tướng chân thật không sanh diệt nên thấy Phật đã có từ vô lượng kiếp, tuổi thọ của Phật bằng tuổi hư không. Ai biết được tuổi hư không bao nhiêu, hình dáng ra sao, không ai biết được. Nói đến pháp thân Phật, tuổi thọ cũng như vậy.

Chúng ta mang thân này dù quý trọng bao nhiêu, bảo hộ bằng mọi thứ phương tiện, nhưng đến lúc hết duyên nó không chịu hợp nữa cũng đành phải bỏ thôi. Đâu phải bác sĩ, kỹ sư, bác học mà có thể giữ được thân mình không chết. Ai rồi cũng phải chết. Một bằng chứng cụ thể như Đức giáo chủ của chúng ta là Phật Thích Ca, đến 80 tuổi Ngài cũng đau lưng, rồi thị tịch như mọi người. Nghĩa là những gì có hình thức đều phải hoại diệt. 

Chúng ta thấy Phật Bồ-tát đứng trên hoa sen, mặt tươi cười, tay dịu dàng cầm bình cam lồ, nhành dương liễu rưới xuống một chút là bao nhiêu lửa sân hận của chúng sanh tắt ngủm hết. Đó là do đâu? Do công đức và tâm thuần tịnh của người đã thật sự sống an ổn. Nhờ tâm an ổn, mới toát ra được những cử chỉ thế đó. Chứ nếu như chúng ta, tâm luôn bất ổn cầm tới bình cam lồ thì bình cam lồ rớt bể, đụng tới nhành dương thì nhành dương gãy. Bởi tay chân ta luôn bị tâm lăng xăng dao động chi phối điều động nên đâu thể dịu dàng nhẹ nhàng như Phật, Bồ-tát được.

Lâu đài năm uẩn có Pháp thân sáng suốt đang phóng hào quang mà ta không nhận và dùng được, để cho quỷ quái tăm tối quậy phá trong đó thì thật uổng biết chừng nào! Đó là điều chúng ta phải lưu tâm thực hành. Có chuyển hóa được những phiền não trong lòng thì công phu mới tăng tiến. Cho nên Hòa thượng nói người biết tu có thể tu một ngày bằng người không biết tu, tu ba tháng hoặc một năm. Người không biết tu cứ bị cái này cái kia quấy rầy rồi bực bội, lăng xăng. Trong khi người biết tu mọi thứ yên lắng hết, giống như giọt nước cành dương của Bồ-tát Quán Thế Âm rưới lên thì bao nhiêu lò lửa tắt ngủm. 

Tóm lại nếu chúng ta trở về với ông Phật của mình, sống lại với tánh giác, thì những bệnh hoạn, mất mát, phiền não ngay nơi thân này không thể chi phối ta nữa. Biết được như vậy, sống được như vậy, tu tập như vậy tức là người “Bội trần hợp giác”. Nghĩa là người xoay lưng với trần cảnh bên ngoài, loại bỏ nó ra để trở về hợp với tánh giác, sống với tánh giác của mình. 

Thời đức Phật còn tại thế, có một thầy Tỳ-kheo siêng tu khổ hạnh trải qua thời gian dài, nhưng dục lậu vẫn không sạch, không thể giải thoát được. Một hôm thầy nghĩ: “Mình được gặp đức Thế Tôn, học pháp, tu tập như thế này mà dục lậu không dứt, thật vô ích. Chi bằng trở về thế gian tạo lập tài sản, gia đình, làm người cư sĩ hộ pháp còn có phước hơn làm Tỳ-kheo mà không được lợi lạc nào. Như thế may ra không bị rơi vào các đường tăm tối”.

Ngay khi thầy khởi lên tâm niệm thối thất như thế, đức Thế Tôn biết được, Ngài thị hiện đến đó, ngồi kiết già trước thầy Tỳ-kheo rồi hỏi:  - Có phải ông vừa khởi lên những niệm như thế, như thế…  Vị Tỳ-kheo đáp: 

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn con đã khởi những niệm ấy.

Bấy giờ đức Phật mới nói: 

- Nay ta hỏi ông, ông tùy đáp lời ta. Này Tỳ-kheo, như lúc ở ngoài đời ông giỏi về việc gì?

Vị Tỳ-kheo thưa: 

- Bạch Thế Tôn, con giỏi về đánh đàn. Đức Phật tuần tự hỏi:

- Khi lên dây đàn căng quá thì thế nào?

- Bạch Thế Tôn, khi lên dây đàn căng quá thì nó sẽ đứt, không thể đánh được.

- Khi dây đàn dùn quá thì thế nào?

- Bạch Thế Tôn, khi dây đàn dùn quá thì đánh không kêu.

- Khi dây đàn không quá căng cũng không quá dùn thì thế nào?

- Bạch Thế Tôn, nếu dây đàn không quá căng cũng không quá dùn, vừa vặn khít khao thì tiếng đàn sẽ du dương thánh thót, rất hay ạ!

Bấy giờ Phật dạy: 

- Cũng vậy, người quá tinh tấn cũng như dây đàn quá căng sẽ đứt, không thể đánh được. Ông do tu khổ hạnh nhọc nhằn quá nên sanh mệt mỏi, vì vậy không thể tiếp tục tu tập được nữa. Còn giả như giải đãi thì phóng túng buông lung rơi vào tà kiến, giống như dây đàn dùn đánh không kêu. Muốn tránh khỏi hai bệnh này, tốt nhất quân bình việc tu học vừa chừng. Như vậy công phu tu tập sẽ tăng tiến đều đặn, không thối thất mà kết quả lại tốt đẹp.

Sau khi nghe Phật chỉ dạy như thế rồi, thầy Tỳ-kheo kia sửa đổi lại cách tu tập, chẳng bao lâu chứng được A-la-hán, thành tựu đạo quả tối thượng.

Câu chuyện trên không chỉ dành cho thầy Tỳ-kheo thời đức Phật, mà chúng ta cũng thế. Làm sao quân bình điều hòa cuộc sống, việc tu học và sinh hoạt hợp thời hợp lý, giữ tâm không buông lung và một sức khỏe tương đối mới có thể tiếp tục con đường tu tập dài lâu. Chúng ta phải hiểu mục đích chính là nhận ra được tánh giác của mình, thành tựu cuộc sống tự tại giải thoát, thoát khỏi mọi dục lậu thế gian. Điều này cần phải có trí tuệ và tâm kiên cố, trường viễn mới thực hiện viên mãn được. Không nên khi quá siêng năng, lúc lại lười biếng, tu như vậy sẽ không dẫn đến kết quả gì đâu.

Qua câu chuyện trên chúng ta cố gắng tạo cho mình nếp tu hành tỉnh giác trong từng phút giây, không nên quá thiên lệch một bên. Từ sự tỉnh giác ấy, dần dần ta làm chủ được mình, nhận và sống lại với tánh giác. Chúng ta là con Phật, được học những kinh nghiệm của Phật, của chư Tổ sư trước. Các Ngài đã đi con đường này và thành tựu như vậy. Đây là điểm tựa đáng tin cậy cho chúng ta, đồng thời cũng tạo niềm phấn khởi trên bước đường tu hành của mình. Song điều quan trọng nhất là mỗi người phải tự nỗ lực, tự khắc phục những bất an bất ổn trong lòng. Có thế ta vừa không cô phụ mình mà cũng không cô phụ công ơn các Ngài.

Người đi trước kẻ đi sau, tất cả chúng ta đều là bạn đồng chí đồng hạnh, nên nâng đỡ nhắc nhở nhau cùng tiến “Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con”. Với tâm niệm ấy, mong tất cả chúng ta nghe nhận cùng quyết chí, phấn đấu tu tập cho đến ngày viên mãn.

Mục Lục