Chính sách chống bán phá giá của Mỹ và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

1. Mở đầu vấn đề

Nói một cách đơn giản, các biện pháp chống phá giá là những biện pháp mà nhà nước nhập khẩu áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá tại thị trường nước này. Một biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản phẩm này ít có những phương tiện nào khác trong kho tàng chính sách thương mại quốc tế lại gây ra những phản ứng xúc động như phá giá và các biện pháp chống phá giá.

Chúng tạo ra những bài báo với dòng tít lớn mà các chính trị gia sử dụng để kêu gọi sự hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trong nước, gây ra những bất lợi trong quan hệ vốn là hữu nghị giữa các nước. Các nhà lãnh đạo hoặc các đại diện của một số ngành kinh tế dẫn chiếu các bài báo này để giải thích cho sự thất bại của cấc ngành kinh tế trong nước. Và chúng được trích dẫn như một bằng chứng về chế độ bảo hộ và sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước.v.v..

Do đó hiểu được phá giá là gì theo các nguyên tắc thương mại quốc tế và trong điều kiện nào các biện pháp đối phó được áp dụng và áp dụng như thế nào là điều rất quan trọng. Một mặt, điều này khá đơn giản bởi vì ngày nay các nguyên tắc của Tổ chúc thương mại thế giới Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại [WTO/GATT] đã hầu như được công nhận như một tiêu chuẩn toàn cầu. Mặt khác, những tiêu chuẩn này không thể được hoàn thiện hoặc không có ý định hoàn thiện mọi chi tiết do sự phúc tạp của thương mại quốc tế. Điều này tạo cho các nhà chức trách ở mỗi quốc gia quyền tự do đáng kê trong khi quyết định từng trường họp cụ thể.

2. Bán phá giá là gì?

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu [bán sang thị trường nước khác] với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu [giá XK] của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa [giá thông thường] của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó.

Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường khác [Thị trường nhập khẩu] lại có giá thấp hơn nhiều, bán phá giá sẽ xảy khi gặp phải một trong ba trường hợp sau giá bán thực tế trên thị trường thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới.

Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm đã sẵn có trong nội địa. Nhưng tuỳ thuộc vào cách sản xuất, phương pháp, nguyên vật liệu, nhân công ở các nước khác nhau mà giá trị gốc sẽ khác nhau đáng kể.

Nếu không quy định về bán phá giá sẽ xảy ra hiện tượng hàng hoá của các nước nhập khẩu có giá thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa đã có từ trước. Điều đó gây nhũng nhiễu thị trường, làm mất cân bằng sản phẩm, thành phần kinh tế và đặc biệt gây tổn hại nặng nề với những doanh nghiệp trong nước.

3. Mục tiêu và hình thức bán phá giá

a. Mục tiêu bán phá giá

Mục tiêu của hành vi bán phá giá là nhằm cho sản phẩm của mình được bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác trong nước nhập khẩu để từ đó tạo được nguồn lợi nhuận và có được một lượng khách hàng ổn định,đứng một vị trí trong nền kinh tế, chiếm lĩnh nền kinh tế nước ngoài bằng sản phẩm giá rẻ nhưng có chất lượng đã được kiểm duyệt để được bán.

Đây là một trong những mục tiêu của hành vi bán phá giá, từ đây ta có thể thấy nếu không quy định chặt chẽ của hành vi bán phá giá sẽ làm cho nền kinh tế bị điều phối nghiêm trọng. Những doanh nghiệp có sản phẩm bán giá giá sẽ thống lĩnh thị trường. Từ đây các doanh nghiệp khác sẽ trở nên khó khăn để có thể tồn tại.

b. Hình thức bán phá giá

Hiện nay bán phá giá có ba hình thức sau:

– Bán phá giá bền vững: Là xu hướng bán sản phẩm trển thị trường thế giới với giá thấp hơn giá nội địa nhằm tăng mức thu nhập lớn nhất của nhà sản xuất, xuất khẩu;

– Bán phá giá chớp nhoáng: Là hình thức bán phá giá xuất khẩu tạm thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh loại trừ đối thủ;

– Bán phá giá không thường xuyên: là bán giá xuất khẩu để tránh rủi ro của thị trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính mà công ty đang cần giải quyết gấp.

4. Biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế là gì?

Trong thương mại quốc tế, khi hàng hoá bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá [antiduming] như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán pháp giá và biện pháp phổ biến nhất hiện nay.

Theo đó: Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán phán giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương mại [nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước]. Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp đặt chung cho hàng hoá của một quốc gia.

Nguyên tắc chung nêu ra những Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hoá bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc giá khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân [ngay cả khi các nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia] và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác định.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO và luật pháp của rất nhiều nước thì thuế chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hoá được bán phá giá gây thiệt hại đáng kể hay đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu.

Như vậy, nếu một hàng hoá được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế chống bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá khác. Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước được hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về số lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm cho người lao động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc dẫn đến khó khăn cho việc hình thành sản xuất trong nước. Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: Một là biên độ phá giá từ 2% trở lên; hai là số lượng, trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu [ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hoá tương tự mới nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hoá tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%].

Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hoá cộng thêm khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu rằng biên độ phá giá là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hoá tương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại. Việc xác định giá thông thường được tính toán rất phức tạp dựa trên cơ sở sổ sách và ghi chép của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý của chi phí.

Để xác định hàng hoá có bị bán phá giá hay không ? Việc bán phá giá có thể gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt các biện pháp chống phá giá thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất này ở quá trình điều tra về bán pháp giá. Ở những quốc gia khác nhau, việc điều tra sẽ được thực hiện bở các cơ quan chức năng khác nhau.

Theo quy định trong Hiệp định về chống bán pháp giá của WTO thì việc điều tra chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người dân dành cho ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này nhận được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

5. Biện pháp tự vệ trong chống bán phá giá

Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế hoặc ngưng nhập khẩu đối với một hoặc một số hàng hóa khi giá nhập khẩu đột nhiên tăng nhanh, đây là phương pháp an toàn, ổn định thị trường cho các nước nhập khẩu.

Mỗi nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được hàng hóa phá giá với điều kiện sau:

- Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng [diễn ra nhanh, đột ngột và tức thời].

- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại nghiêm trọng.

- Sự gia tăng tuyệt đối [lượng nhập khẩu tăng gấp 2, 3 lần] hoặc tương đối so với sản xuất trong nước [cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm mạnh nhưng lượng hàng nhập khẩu lại hầu như không tăng].

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề