Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.

(b) Cho K vào dung dịch CuSO4 dư.

(c) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich C6H5ONa.

(e) Cho dung dịch CO2 tới dư vào dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả chất rắn và khí là

A. 2.       B. 4.       C. 3.          D. 5.

(a) Ba(HCO3)2 + KHSO4 —> BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

(b) K + H2O —> KOH + H2

KOH + CuSO4 —> K2SO4 + Cu(OH)2

(c) NH4NO3 + Ba(OH)2 —> Ba(NO3)2 + NH3 + H2O

(d) HCl + C6H5ONa —> C6H5OH + NaCl

(e) CO2 dư + Ca(OH)2 —> Ca(HCO3)2

CO2 dư + NaOH —> NaHCO3

Các thầy cô và các em xem và download 200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 tại link sau

200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 có đáp án ôn thi TN THPT

Hoặc các tài liệu môn hóa học khác của website

Hoàn thành phương trình hóa học:

2KHSO4 + Ba(HCO3)2 2H2O + K2SO4 + 2CO2 + BaSO4
Kali hidro sunfat Bari Bicacbonat nước Kali sunfat Cacbon dioxit Bari sunfat
Dung dịch Dung dịch Dung dịch khí Rắn

- Điều kiện xảy ra phản ứng: nhiệt độ phòng

- Hiện tượng nhận biết: kết tủa trắng (BaSO4) và sủi bọt khí (CO2)

Cùng Top lời giải tìm hiểu KHSO4 nhé.

I. Lý thuyết KHSO4

1. Cấu tạo KHSO4

- Là muối của K với gốc hiđro sunfat HSO4.

- Công thức phân tử: KHSO4

- Công thức cấu tạo:

2.Tính chất vật lý của KHSO4

- Nguyên tử / Phân tử khối :136.1688(g/mol)

- Khối lượng riêng :2245 (kg/m3)

- Màu sắc:màu trắng

- Trạng thái thông thường:chất rắn

- Nhiệt độ sôi :300(oC)

- Nhiệt độ nóng chảy :197(oC)

3. Tính chất hóa học

- Là 1 muối axit của ion trung tính K+và ion HSO4­-vẫn còn khả năng phân li ra ion H+

=> Muối KHSO4có tính axit mạnh tương đương với axit HCl loãng và KHSO4loãng.

- Phương trình phân li: KHSO4→K++HSO4-

- Làm đổi màu chất chỉ thị màu quỳ tím sang đỏ.

- Tác dụng với dung dịch bazơ (NaOH; KOH; Ca(OH)2; Ba(OH)2­) → phản ứng trung hòa

KHSO4+KOH→K2SO4+H2O

KHSO4+ Ba(OH)2→ BaSO4+ K2SO4+ H2O

- Tác dụng với kim loại:

KHSO4+Zn→ZnSO4+K2SO4+H2

KHSO4+K→K2SO4+H2

- Tác dụng với muối: (đk: sản phẩm phải có chất ít tan, bay hơi và axit mới yếu hơn axit ban đầu).

KHSO4+Fe(NO3)2→ Fe2(SO4)3+K2SO4+NO+H2O

KHSO4+K2CO3→K2SO4+KHCO3(tỉ lệ mol 1:1)

KHSO4+K2CO3→K2SO4+CO2+H2O(tỉ lệ mol 2:1)

KHSO4+BaCO3→BaSO4+K2SO4+CO2+H2O

KHSO4+K2SiO3→K2SO4+H2SiO3

KHSO4+BaCl2→BaSO4+KCl+HCl

- Phản ứng của 2 muối axit với nhau: (muối axit mạnh sẽ đóng vai trò là axit; muối axit yếu sẽ đóng vài trò là bazơ)

KHSO4+KHCO3→K2SO4+CO2+H2O

- Phản ứng nhiệt phân:

- Kali pirosunfat

4. Điều chế KHSO4

- KHSO4được coi là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất HNO3từ KNO3và H2SO4 đặc:

- Dạng tinh khiết, điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp KHSO4; H2SO4 đặcđế khi thành khối trong suốt → làm lạnh chất lỏng → thu được tinh thể KHSO4:

- Cho muối KHCO3tác dụng với H2SO4:

KHCO3+H2SO4→KHSO4+CO2+H2O

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4và Fe(NO3)3vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồmMg, Al,Al2O3và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịchCchỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí ở (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2lần lượt chiếm 4/9,1/9 và 1/9. Cho BaCl2dư vàoCthấy xuất hiện 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị đúng của mgần nhấtvới.

Giải:

- Tínhsốmol KHSO4= BaSO4= 1,53 mol

→ Fe(NO3)3=0,035 mol

- Hai khí còn lại là NO và N2O, số mol làx, y.

- Lập hệ phương trình về tổng khối lượng và số mol tìm đượcx= 0,01 và y = 0,02.

- Bảo toàn N tính sốmolNH4+= 0,025 mol

- Bảo toàn H tính số mol H2O = 0,675 mol

- Bảo toàn O: 4nKHSO4 + nFe(NO3)3 + nO(B) = nH2O + nSO42- + nO(khí)

Suy ra nO(B)= 0,4⟶mB= 6,4 : 64 / 205 = 20,5g

Câu 2: Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa KHSO4và Cu(NO3)2, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X (không chứa ion NH4+) và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và H2. Biết Y có tỷ khối hơi so với H2là 8. Nhấc thanh Mg ra rồi cân lại thì thấy khối lượng thanh giảm m gam. Xem toàn bộ Cu sinh ra bám vào thanh Mg. Giá trị của m là: