Làm thế nào để học tốt các môn xã hội năm 2024

Để ôn thi có hiệu quả các môn xã hội, bên cạnh việc tiếp nhận kiến thức trên lớp, học sinh cần chuẩn bị cho mình tài liệu để ôn thi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều học sinh chưa biết cách lựa chọn và sử dụng các tài liệu ôn thi cần thiết và phù hợp với lực học của bản thân mà sa vào sưu tầm quá nhiều tài liệu, dẫn đến hệ quả là không thể lựa chọn được tài liệu cần thiết và phù hợp với bản thân từ đó dễ lúng túng trong việc ôn thi sao cho trọng tâm. Vì vậy, với mỗi môn học, các bạn cần chuẩn bị cho mình từ hai đến ba loại tài liệu phù hợp và có nguồn gốc từ các nhà xuất bản đáng tin cậy, uy tín để đảm bảo về độ chuẩn xác về kiến thức, đồng thời phải bám sát kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa để ôn thi. Bên cạnh việc chuẩn bị tài liệu, chúng ta nên dành thời gian để phân loại và “tái tạo” lại những tài liệu đó theo cách học và trình bày của cá nhân sao cho dễ nhớ, dễ học và dễ thuộc. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn cho việc ôn thi.

Phân chia thời gian ôn thi hợp lý đối với từng môn học:

Trên lớp, chúng ta cần dành thời gian để nghe giảng và ghi chép cẩn thận bài học, đồng thời cần dành nhiều thời gian để tự học và tự rèn luyện ở nhà. Đối với những môn học khó thuộc, bạn cần dành thời gian nhiều hơn và phải học đi học lại nhiều lần để khắc sâu kiến thức. Nhiều bạn có thói quen chỉ dành thời gian để học một môn học, khi thuộc rồi mới học môn khác. Đây là cách học chưa khoa học, chưa hợp lý, dễ sa vào tình trạng học trước quên sau, nhầm lẫn và chồng chéo kiến thức giữa các môn học. Do đó, bạn hãy bố trí thời gian trong ngày để học từ 2 đến 3 môn. Chẳng hạn, buổi sáng ta học môn Văn, sau nghỉ trưa, ta chuyển sang học môn Địa lý. Buổi tối vừa nghỉ ngơi, vừa ôn tập môn Lịch sử. Bên cạnh đó, hàng tuần bạn nên dành một ít thời gian để cập nhật thông tin, kiến thức mới của các môn học thông qua các kênh thông tin từ mạng internet, tin tức thời sự trên ti vi và trên báo chí,…

Đề ra những phương pháp học tập hiệu quả:

Mỗi môn thi, khối thi đều có những cách ôn tập khác nhau. Nếu như những môn khoa học tự nhiên, nhất thiết ta phải dành thời gian để thực hành nhiều bài tập và tự giải để tìm ra phương pháp giải và đáp số thì với những môn khoa học xã hội bạn cần phải đọc, học nhiều và ôn đi ôn lại để củng cố và ghi nhớ kiến thức. Vậy, để ghi nhớ hiệu quả các môn xã hội ta cần kết hợp nhiều phương pháp như: lập dàn ý nội dung bài học và đọc nhẩm để tái hiện kiến thức, đơn giản hóa kiến thức bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy, đồng thời kết hợp với việc tự học và tự kiểm tra. Đây là cách học để các bạn tự rèn luyện phương pháp làm bài và biết sắp xếp thời gian hợp lý đồng thời tự kiểm tra năng lực của bản thân thông qua trả lời câu hỏi và tự thực hành các dạng đề thi đã được sử dụng trong những năm trước rồi tự rút ra bài học kinh nghiệm.

Hiện nay, việc tự tìm kiếm gia sư rất khó khăn và dễ gặp phải tình trạng lừa đảo. Chúng tôi xin gợi ý cho phụ huynh một địa chỉ trung tâm gia sư uy tín: Gia sư VietEdu. Trung tâm VietEdu được thành lập từ năm 2016, mang tới những gia sư uy tín, chất lượng, được đào tạo bài bản. Gia sư VietEdu cung cấp 3 nhóm dịch vụ gia sư, với các môn học từ lớp 1 - 12, ôn thi chứng chỉ, ôn thi Tiếng Anh,... Gia sư VietEdu luôn đảm bảo chất lượng giảng dạy, cam kết tiến bộ cho học viên.

Đây là sơ đồ tư duy của một bài giảng do thầy Phạm Hữu Cường vẽ để hướng dẫn cho học sinh học các bài giảng trong khóa luyện thi PEN-I

Chia nhỏ nội dung

Không học cả một bài dài một lúc mà chia nhỏ nội dung kiến thức cần học ra rồi mới học. Làm như vậy sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung thời gian nhiều hơn cho những phần khó thuộc, khó học. Học từ phần kiến thức dễ, tới phần kiến thức khó. Như vậy, sau khi học xong 1 phần kiến thức bạn sẽ thấy hứng thú hơn và có động lực hơn khi đã hoàn thành xong 1 mục công việc.

Vừa học vừa liên hệ thực tế

Đối với kiểu thi, hình thức thi mới trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 thì các môn dù là môn trước đây luôn được coi là toàn lý thuyết cũng được tổ chức thi với hình thức trắc nghiệm với các câu hỏi được chia theo 4 cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đối với các câu hỏi thuộc cấp độ vận dụng đòi hỏi các bạn cần có kiến thức xã hội thực tế mới có thể làm và đưa quan điểm của mình vào được. Do đó, trong quá trình học và ôn luyện kiến thức bạn cần phải liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế để nhớ lâu hơn và biết cách vận dụng vào trong giải đề thi.

Vừa học vừa ghi chép

Khi bạn học thuộc một phần kiến thức, bạn hãy dùng bút ghi xuống những nội dung kiến thức bạn đang học theo các gạch đầu dòng hoặc theo cách sắp xếp mà bạn dễ theo dõi nhất. Việc ghi lại nội dung trong quá trình bạn học và ôn luyện là cách mà bạn “gọi não” ghi nhớ các thông tin mà bạn cần nhớ.

Việc này rất ít được các bạn để ý tới, nhưng đây là cách cực kỳ cần thiết để bạn nhớ toàn bộ kiến thức các môn Sử – Địa – Giáo dục công dân – Văn.

Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Sau khi học theo các cách trên, bạn chú ý nhớ lại một lượt trong đầu các kiến thức bạn đã học theo đặc điểm, thứ tự cách sắp xếp ý. Một khi đã nhớ lại được toàn bộ nội dung kiến thức như trên, chắc chắn bạn đã “tinh thông” kiến thức phần bài học đó rồi đấy.

Để hỗ trợ bạn học và rèn luyện kiến thức, kỹ năng trong quá trình luyện thi THPT quốc gia, khóa học PEN-I luyện mọi dạng đề được xây dựng để giúp các bạn:

  • Thông thạo mọi dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 Luyện thuần thục các kỹ năng giải đề với kho đề lên đến 20.000 ++ câu hỏi cho các môn thi THPT quốc gia