Chó bị dại ủ bệnh bao lâu

Rhabdovirus là một loại virus bệnh dại có tính truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có tốc độ tiến triển rất nhanh. Như vậy, chó bị dại sống được bao lâu? Xin mời các bạn cũng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Virus bệnh dại sống bao lâu?

Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở động vật chưa được tiêm ngừa, hay đi ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc chó, mèo mang mầm bệnh. Virus bệnh dại chủ yếu lây qua vết cắn và thông qua nước bọt tại vết thương.

Virus bệnh dại có khả năng tồn tại trong cơ thể 2- 8 tuần trước khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài ra, nếu virus được truyền nhiễm từ nước bọt qua vết cắn thì có thể rút ngắn  thời gian phát bệnh còn 10 ngày.

Chó bị dại sống được bao lâu?

Đặc điểm của bệnh dại là virus sẽ tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho vật nuôi trở nên điên dại[ hoảng loạn] và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó là [90%], mèo là [5%] và số còn lại ở động vật hoang dã là [5%]. Dấu hiệu bệnh dại ở vật nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh thường thấy đó là thể điên cuồng và thể dại câm.

Hàng năm, căn bệnh dại này đã gây ra cái chết cho hơn 50 nghìn người và hàng triệu loài động vật trên toàn thế giới. Virus bệnh dại cực kỳ nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều động vật và con người nói chung, đối với chủ và thú nuôi nói riêng

Bệnh dại thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài động vật, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa phần bệnh sẽ phát tán trong vòng 21 đến 30 ngày sau khi vật nuôi nhiễm bệnh. Đối với chó thời gian phát tán trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng bệnh thường khó phát hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các loại bệnh khác, đó là lý do vì sao việc phát hiện bệnh cho vật nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm.

Thời kỳ phát bệnh

Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm. Như trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 thể này xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi thời gian sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. 

Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên, còn ở thể dại câm phát triển nhanh hơn thể dại điên cuồng như thông thường thì chỉ từ 2 đến 3 ngày sau khi phát bệnh.

Chó bị dại sống được bao lâu?

 Quy trình chẩn đoán bệnh dại ở chó

Bước đầu, nếu vật nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm virus bệnh dại thì nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được theo dõi, tại nơi khám vật nuôi sẽ được cho cách ly trong lồng khoảng 10 ngày và sau đó tiến hành chẩn đoán và kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen, thái độ của vật nuôi đối với chủ và cả với những con vật khác.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định cho vật nuôi như:

  • Xét nghiệm máu ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại, nhưng xét nghiệm lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán virus bệnh dại tuy nhiên, cần đòi hỏi phải có mô não, vì lý do đó mà phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi vật nuôi đã chết.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi chó bị dại sống được bao lâu? Hy vọng bài viết giúp cho bạn đọc có thêm một số thông tin về bệnh dại ở vật nuôi để có thể chăm sóc vật nuôi của các bạn một cách tốt nhất.

[Đọc Thêm]  Nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét?

Bệnh dại ở chó là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh dại thường bùng phát vào mùa hè – thời điểm nóng nhất ở trong năm. Để phòng ngừa dịch bệnh này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Thông tin về bệnh dại ở chó

Bệnh dại hiện nay đang là căn bệnh chưa có thuốc chữa, mới chỉ có thuốc phòng ngừa. Cho nên, các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin về căn bệnh này.

Bệnh dại ở chó là căn bệnh truyền nhiễm lây từ cá thể này qua cá thể khác thông qua những vết xước và tuyến nước bọt.

Bệnh dại là do một loại virus gây ra, chúng hoàn toàn có thể lây nhiễm từ động vật sang con người.

2. Dấu hiệu chó bị dại

Bệnh dại ở chó khi đang trong thời gian ủ bệnh, thường không có nhiều dấu hiệu nên khó có thể phát hiện [thời gian ủ bệnh dại thường là 5 – 60 ngày].

Thời gian này, các bạn sẽ chỉ thấy biểu hiện mệt mỏi hoặc không muốn ai chạm vào người.

Điều này khiến cho nhiều người chủ nhầm tưởng chó đang bị ốm, nếu là chó cái thì đang đến chu kỳ động dục.

Sau thời gian ủ bệnh, bước vào giai đoạn phát bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn:

  • Giai đoạn này, các bạn sẽ có chó lờ đờ, nước dãi chảy nhiều, con ngươi mắt thường bị kéo màng xuống và hơi có màu đục.

  • Cơ thể cún mệt mỏi, thường nằm yên một chỗ. Nếu có đi thì chân run rẩy loạng choạng.
  • Khi phát bệnh dại, những chú chó sẽ có tính tình cáu gắt, cắn phá đồ đạc và không cho con người chạm vào người.
  • Thỉnh thoảng chó sẽ lên cơn co giật và động kinh khắp người.
  • Khi chó bước vào giai đoạn cuối của bệnh dại, chúng sẽ nằm yên, miệng không thể ngậm và chảy rất nhiều dãi và sẽ chết sau khoảng vài giờ.

Chó sau khi chết các bạn nên tiêu hủy xác của chúng, tuyệt đối không được ăn thịt chó dại. Nếu ăn thịt của những chú chó này, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại rất cao.

3. Chó bị dại sống được bao lâu?

Kể từ lúc phát bệnh, những chú chó bị bệnh dại thường chỉ sống được 3 – 5 ngày. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh dại.

👉👉👉 THAM KHẢO: Cách đặt tên cho chó May mắn

4. Chó con có bị dại không?

Bệnh dại thường xuất hiện ở chó trưởng thành, khi chúng ở giai đoạn 1 – 3 tuần [tầm lúc 3 tuổi là xuất hiện nhiều trường hợp bị bệnh dại nhiều nhất].

Ở chó con vẫn có những trường hợp bị dại, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với chó trưởng thành.

5. Bị chó dại cắn phải xử lý như thế nào?

Việc bị chó cắn là điều không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu không may bị chó cắn các bạn cần phải làm những điều sau để tránh lây nhiễm bệnh dại.

Chó dại cắn không chảy máu?

Khi bị chó dại cắn không chảy máu, các bạn đừng quá chủ quan mà không thực hiện các bước sơ cứu.

Bởi trong vết cắn của chó chắc chắn sẽ để lại dãi chứa mầm bệnh, việc bị lây nhiễm virus dại là rất cao.

Sau khi bị chó cắn, việc đầu tiên các bạn cần làm là rửa sạch và sát trùng vết thương. Sau đó đến ngay các cơ sở y tế để uống thuốc chống phơi nhiễm bệnh dại từ chó.

❌❌❌ XEM NGAY: Chó bị Chết phải làm sao

Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?

Bị chó dại cắn hiện nay chưa có thuốc chữa. Cho nên, có đến gần 100% những người bị cắn đều bị tử vong.

Thời gian ủ bệnh thường diễn ra từ 1 – 2 tuần nhưng thời gian phát bệnh chỉ khoảng 1 tuần, sau đó người bệnh sẽ bị tử vong.

Bị chó dại cắn có dấu hiệu gì?

Nếu như có một trong những dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn cơ thể bạn đã bị nhiễm virus dại:

Trong thời gian ủ bệnh [từ 2 – 4 ngày], cơ thể sẽ có những biểu hiện như: đau đầu, buồn nôn, mệt, cơ thể luôn cảm thấy khó chịu. Tại vết chó cắn, các bạn sẽ có cảm giác sưng và đau nhức.

Sau thời gian ủ bệnh, đến thời kì phát bệnh cơ thể thường có dấu hiệu sốt cao trên 40oC.

Cơ thể mệt mỏi, đi kèm với ho và khàn tiếng rất khó để nói. Tùy từng cơ thể và vết cắn, biểu hiện cũng sẽ khác nhau:

+ Bị co thắt: hầu hết những người mắc bệnh dại thường có triệu chứng này. Người bệnh rất sợ nước, ánh sáng và gió.

Chỉ cần tiếp xúc với những thứ trên, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn giật và co cứng. Hơn thế nữa, hệ hô hấp cũng bị co thắt, ngạt thở.

Nặng hơn là mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê sâu. Hiện tượng này xảy ra trong khoảng 2 – 6 ngày thì nạn nhân sẽ tử vong.

+ Bị liệt: ở thể này, những người bệnh sẽ không có bất cứ những hành động hay bị kích thích thần kinh. Người bệnh sẽ mệt mỏi, không thể đi lại và có dấu hiệu co thắt cơ.

+ Bị kích động: thể này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của người bệnh.

Người bị nhiễm dại thường có những hành động đập phá, cắn xé người khác hoặc đồ đạc không thể kiểm soát.

Những người phát bệnh ở thể này thường chỉ sống được 2 – 3 ngày là sẽ tử vong.

Lưu ý: người bị chó dại cắn phải kiêng đám ma, bởi tại đám ma thường có tiếng kèn, tiếng trống cùng tiếng khóc rất inh ỏi.

Điều này khiến kích thích thần kinh của những người bệnh, khiến cho họ phát bệnh và khó kiểm soát được hành vi.

🔥🔥🔥 THAM KHẢO: Bệnh care chó

6. Xét nghiệm chó dại cắn ở đâu

Khi bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ vết thương. Sau đó, bạn tới ngay các cơ sở y tế để làm các bước xét nghiệm và tiêm phòng dại.

Vì dại là bệnh khá phổ biến, nên hầu hết các cơ sở y tế, trạm xá, bệnh viện,… đều được cung cấp các thiết bị xét nghiệm, cùng với vắc xin phòng bệnh.

Vì vậy, bạn chỉ cần đến địa chỉ y tế gần nhất là đã có thể xét nghiệm được vấn đề chú mình có bị chó dại cắn hay không.

🌟🌟🌟 LÀM RÕ: Chó bỏ ăn mệt mỏi, Nôn nên uống thuốc gì

7. Biện pháp phòng tránh bệnh dại ở chó

Để tránh hiện tượng lây nhiễm bệnh dại, điều các bạn cần làm chính là tiêm phòng dại ở chó từ khi chúng còn bé.

Bởi hiện nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp chữa trị bệnh dại nào hiệu quả. Động vật và con người khi nhiễm phải thường bị tử vong.

Tiêm phòng chó dại hết bao nhiêu tiền? Tiêm phòng chó dại sẽ hết khoảng 50.000 – 100.000đồng/mũi.

🔱🔱🔱 HƯỚNG DẪN: Cách tăng tuổi thọ cho chó

8. Bị chó dại cắn có phải kiêng đám ma

Có rất nhiều quan niệm cho rằng, nếu bị chó dại cắn, việc tới đám ma có thể khiến bạn bị phát bệnh, làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Liệu quan niệm này có thực sự đúng?

Theo quan điểm của các y, bác sĩ từ bệnh viện E Hà Nội: Việc mắc bệnh dại là do bạn nhiễm phải virus từ dãi của chó, mèo,… khi bị cắn.

Chưa có bất kỳ cơ sở khoa học nào liên quan đến việc bị chó dại cắn không được đến đám ma.

Tuy nhiên, về mặt tâm linh, việc nhiễm phải virus dại cũng không khác gì khi bạn bị ốm. Khi đến đám tang, khí âm của người mất có thể khiến bệnh nặng hơn.

Dù chưa có bất cứ tài liệu chính xác nào về vấn đề này, tuy nhiên, ông bà ta từ xưa vẫn câu “Có kiêng có lành”. Tốt nhất, bạn không nên đến đám ma khi bị chó dại cắn để đảm bảo sự an toàn của bản thân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh dại ở chó. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn phòng tránh và chăm sóc tốt hơn cho những chú chó của mình.

Video liên quan

Chủ Đề