Tại sao siêu âm không thấy buồng trứng trái

Bài viết được viết bởi Ths.Bs Trịnh Văn Đông - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Phương pháp siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ quan sát một cách rõ ràng hơn các cơ quan sinh dục ở bên trong, đồng thời phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung, mà trên siêu âm đường bụng khó quan sát thấy

Siêu âm đầu dò là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao, được thực hiện với đầu dò siêu âm chuyên dụng và cho phép đánh giá, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tử cung, buồng trứng, vùng tiểu khung, trực tràng,...

Có 2 dạng siêu âm đầu dò là: Siêu âm đầu dò âm đạo và siêu âm đầu dò hậu môn. Tùy theo từng mục đích chẩn đoán tình trạng bệnh của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định siêu âm đầu dò hậu môn hoặc là siêu âm đầu dò âm đạo.

Vậy có nên siêu âm đầu dò khôngsiêu âm đầu dò có tác dụng gì? Theo đó, tùy vào trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò một cách phù hợp. Việc siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ:

  • Kiểm tra một số dấu hiệu bất thường về tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng [ví dụ như: tình trạng ứ dịch tại vòi trứng, viêm dính tại phần phụ]; độ dày niêm mạc tử cung.
  • Đánh giá tình hình rụng trứng cũng như sự phát triển của trứng; khám và hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn...
  • Siêu âm bằng đầu dò hậu môn được chỉ định để phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung, tuyến tiền liệt hay trực tràng.
  • Với phụ nữ đang mang thai, việc siêu âm đầu dò là rất cần thiết, có tác dụng quan trọng, giúp nhận biết có thai trong giai đoạn đầu, khi mà phôi thai còn rất nhỏ và sẽ không hiển thị hình ảnh nếu chỉ siêu âm ở thành bụng; khi thai nhi được 6-8 tuần, siêu âm đầu dò còn giúp theo dõi nhịp tim của thai nhi, quan sát cổ tử cung để phát hiện những bất thường.

Siêu âm đầu dò là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao

Kỹ thuật siêu âm đầu dò có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng mang thai và tìm ra các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, tử cung. Tuy nhiên, cũng giống các phương pháp khác, phương pháp này vẫn tồn tại một vài ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Phương pháp siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ quan sát một cách rõ ràng các cơ quan sinh dục ở bên trong, đồng thời phát hiện các bệnh lý tại vùng tiểu khung mà trên siêu âm đường bụng khó thể hiện hết được.
  • Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò giúp bác sĩ phát hiện xem có mang thai hay không ở những tuần đầu mà siêu âm thành bụng cho kết quả chính xác.

Siêu âm đầu dò giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác

Nhược điểm:

  • Với những ưu điểm trên, phương pháp siêu âm đầu dò vẫn tồn tại hạn chế đó là không quan sát được các tầng cao hơn ở trong ổ bụng. Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý phụ khoa, phương pháp này cần kết hợp với siêu âm thành bụng.
  • Bên cạnh đó, phương pháp này không được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay nói cách khác là chưa bị rách màng trinh.
  • Đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp vùng âm đạo cũng không được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp này.

Bước 1: Khi tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo, người bệnh nằm ngửa trên bàn khám, gập đầu gối. Sau đó, bác sĩ cho người bệnh kê một gối nhỏ phần mông để thuận tiện cho việc siêu âm. Đối với siêu âm hậu môn, người bệnh nằm ở tư thế nghiêng trái, chân co vào người.

Bước 2: Bọc bao cao su có bôi gel bôi trơn vào đầu dò siêu âm. sau đó đầu dò được đưa vào âm đạo, hoặc hậu môn, tùy vào trường hợp bệnh lý. Với những người bệnh bị dị ứng với nhựa latex thì phải thông báo cho bác sĩ siêu âm trước khi tiến hành siêu âm.

Bước 3: Tiến hành đưa đầu dò nhẹ nhàng xung quanh âm đạo hoặc hậu môn. Đầu dò sẽ phát sóng âm và thu lại tín hiệu.

Siêu âm đầu dò âm đạo giúp các bác sĩ quan sát một cách rõ ràng các cơ quan sinh dục ở bên trong

Hầu như không có các rủi ro khi tiến hành phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo mặc dù bệnh nhân có thể gặp một số khó chịu. Toàn bộ quá trình tiến hành phương pháp này mất khoảng 15 đến 20 phút và kết quả thường sẽ có ngay sau đó. Thông thường, bác sĩ sẽ đọc kết quả siêu âm đầu dò cho bạn. Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, dưới đây là cách đọc kết quả siêu âm đầu dò:

  • Tử cung: Ngả về trước, có kích thước bình thường, niêm mạc dày 7mm và cơ tử cung đều. Trong trường hợp kết quả siêu âm đầu dò này thì cho thấy bạn các cơ quan chức năng bên trong tử cung của bạn bình thường và bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
  • Xung quanh tử cung: Túi cùng sau không có dịch, kết quả này cho thấy bình thường.
  • Phần phụ trái: Nếu kết quả cho thấy không có nang, bình thường thì cho thấy phần phụ trái của bạn không bị làm sao cả.
  • Phần phụ phải: Tương tự, nếu kết quả cho thấy không có nang, bình thường thì cho thấy phần phụ trái của bạn không bị làm sao cả.
  • Nội mạc: Âm vang đồng đều có nghĩa là nội mạc của bạn bình thường. Trường hợp mật độ không đồng nhất, vùng đáy và mặt sau có vùng phản âm kém thì có thể bạn bị lạc nội mạc tử cung.

Kết quả siêu âm đầu dò âm đạo được bác sĩ chuyên khoa đọc

Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Văn Đông có gần 10 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh đặc biệt có thế mạnh trong thực hiện các kỹ thuật: X-quang, siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Hiện nay, bác sĩ Đông đang công tác và làm việc tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM

Những mốc siêu âm thai quan trọng

XEM THÊM:

Theo chị M., ngày 16-5- 2015, chị bị đau bụng và đến khám tại BV Đa khoa Gia đình và được yêu cầu nhập viện, chỉ định phải phẫu thuật vì có u buồng trứng hai bên.

Trước phẫu thuật, chị M. có trao đổi với bác sĩ là mới có một con gái nên có kế hoạch sinh con nữa, việc phẫu thuật có ảnh hưởng gì đến việc sinh con không? “BS trả lời phẫu thuật bóc u không liên quan tới buồng trứng nên không ảnh hưởng gì đến việc sinh con sau này”- chị M. nói. Chiều 17-5, chị được phẫu thuật bóc u, sau 5 ngày điều trị chị M. xuất viện.

Nhiều ngày sau, chị M. không có kinh nguyệt nên quay lại BV Đa khoa Gia Đình và được giải thích chị mới mổ, phải có thời gian cho buồng trứng phục hồi. Ngày 15-7-2015, chị đến một phòng khám tư nhân và bác sĩ kết luận không thấy hai phần phụ. Ngày 23-10-2015, chị M. tiếp tục đến BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng để siêu âm. Kết quả “buồng trứng phải, buồng trứng trái: Khó quan sát”.

Chị M. quay lại BV Gia đình siêu âm. Kết quả quả siêu âm ngày 24-10-2015 vẫn thấy buồng trứng trái và phải có cấu trúc bình thường. “Tôi luôn hi vọng mình vẫn còn khả năng sinh con nhưng mãi không thấy kinh nguyệt, ngày 25-2- 2016, tôi đã đến khám tại BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, BS kết luận tôi không còn khả năng sinh sản”- chị M. kể lại.

Ngày 4-6, chị đến BV Gia đình siêu âm và khai bằng tên khác vì muốn kiểm tra sự chính xác kết quả siêu âm lần trước thì kết quả khác lại cho thấy: “Hai phần phụ không quan sát thấy”!

Trả lời về khiếu nại của chị M., ông Trần Văn Long - phó giám đốc BV Đa khoa Gia đình Đà Nẵng - cho biết, bác sĩ chẩn đoán chị M. có u buồng trứng 2 bên, theo dõi u lạc nội mạc dọa vỡ. Các bác sĩ quyết định mổ nội soi bóc u buồng trứng 2 bên, gỡ dính… nhằm bóc 2 khối u và bảo tồn buồng trứng. Tuy nhiên, cũng theo ông Long, hai khốii u lớn chèn ép buồng trứng, khiến chức năng buồng trứng đã có vấn đề.

Ông Long cho rằng buồng trứng trái, phải khó quan sát không phải do ca mổ trước đó mà nhiều khả năng buồng trứng bị teo lại do u chèn ép lâu ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân không có kinh hoặc vô sinh!

Theo ông Long, vấn đề ở đây là ê kíp bác sĩ sau mổ phải giải thích cho bệnh nhân về những khả năng có thể xảy ra. “Chẩn đoán trước mổ là một chuyện, chẩn đoán sau mổ lại là chuyện khác”, ông Long nói. 

ĐOÀN CƯỜNG-TẤN VŨ

Ye Jia, 22 tuổi là cô gái có vẻ ngoài xinh đẹp, đôi mắt to tròn đáng yêu. Ngày 27/6, cô cùng một người bạn đi khám phụ khoa, ngoài việc kiểm tra niệu đạo, cô gái trẻ còn siêu âm cả tử cung.

Vào thời điểm đó, bác sĩ vô cùng bất ngờ khi siêu âm không nhìn thấy buồng trứng phải của cô gái. Hơn nữa, toàn bộ dạ dày đều phủ kín một màu đen từ ngực xuống đến xương chậu phải. Bác sĩ phụ khoa khuyên cô nên tới bệnh viện lớn để kiểm tra.

Ye Jia có ngoại hình xinh đẹp nhưng lại mắc phải căn bệnh ở buồng trứng.

Lúc này cô gái vô cùng lo lắng, cô còn trẻ, chưa có con nếu thiếu buồng trứng, khả năng làm mẹ sau này cũng rất thấp. Nghe lời khuyên của bác sĩ, cô gái đã tới bệnh viện lớn kiểm tra.

Kết quả phát hiện một khối u nang nước có kích thước khoảng 30cm xuất phát từ ống dẫn trứng. Khối u này quá lớn nên đã che kín buồng trứng nên siêu âm không thấy rõ được.

Chia sẻ với ETToday, Ye Jia cho biết: “Khối u này đã tồn tại trong cơ thể tôi 5 năm mà tôi không biết bởi tôi không bị đau đớn hay khó chịu gì. Điều duy nhất đó là bụng tôi dần to hơn nhưng vì nó không to lên đột ngột hơn nữa khối u nước mềm như mỡ nên tôi chỉ nghĩ do bản thân tăng cân".

Ngày 1/7, Ye Jia đã trải qua phẫu thuật nội soi, khối u được lấy ra nặng gần 8kg. “Bác sĩ nói tôi chẳng khác gì mang thai đôi”, Ye Jia chia sẻ. Sau phẫu thuật, sức khỏe của cô gái trẻ dần hồi phục nhanh chóng, bụng cũng thon gọn hơn.

Vòng eo của Ye Jia trước và sau khi phẫu thuật khối u đã có sự thay đổi. 

Sau sự việc Ye Jia cũng khuyên mọi người nên đi khám sức khỏe thường xuyên hơn. “Mọi người nên chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn. Lẽ ra tôi nên đi kiểm tra thường xuyên thì có thể đã sớm phát hiện ra bệnh.”

Dấu hiệu u nang buồng trứng

U nang buồng trứng lá những túi chứa đầy chất lỏng [bao gồm tế bào] phát triển trên buồng trứng. Rất nhiều phụ nữ phát triển ít nhất một u nang trong suốt cuộc đời họ. Trong hầu hết các trường hợp, u nang buồng trứng không gây ra đau đớn cũng như không làm xuất hiện bất kì triệu chứng nào khác.

Xét về mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe nói chung và khả năng mang thai nói riêng thì u nang buồng trứng được liệt vào hàng ngũ các bệnh lành tính. Tất nhiên, nếu không chữa trị kịp thời và để xảy ra các biến chứng như xoắn buồng trứng hay vỡ nang thì bệnh nào cũng nguy hiểm vô cùng.

Thông thường, u nang buồng trứng không gây ra bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi u nang bắt đầu phát triển to lên thì các triệu chứng cũng bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất của u nang ở buồng trứng là:

- Bụng đầy hơi hoặc căng tức;

- Đau đớn khi đi đại tiện;

- Đau vùng chậu trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt;

- Đau đớn khi quan hệ tình dục;

- Đau ở lưng dưới hoặc đùi;

- Đau ngực;

- Buồn nôn hoặc nôn.

Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng sau đây khi mắc u nang buồng trứng, bạn cần phải được cấp cứu ngay lập tức:

- Đau vùng chậu mạnh mẽ;

- Chóng mặt hoặc ngất xỉu;

- Thở gấp.

Những triệu chứng này thường cho thấy hiện tượng u nang bị vỡ hoặc xoắn buồng trứng. Cả hai biến chứng này đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề