Chó nôn và đi ngoài có nên tiêm

KiKi chú chó con giống lai 03 tháng tuổi, đến gặp bác sĩ với tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn và đi ngoài ra máu.

Chủ của KiKi nói rằng; KiKi có những triệu chứng nặng lên từ khoảng 01 ngày trước và trước đây chưa từng được tiêm vaccine.

Chủ KiKi kể rằng; ở nhà có tất cả 3 bạn được nuôi chung trong khuôn viên xung quanh nhà. Bạn đầu tiên đã mất và có triệu chứng giống hệt như KiKi. Còn một bạn nữa thì cũng có những triệu chứng tương tự, tuy nhiên bạn đó vẫn tươi tỉnh, ăn uống được bình thường,  không nôn và không bị đi ngoài phân nát.

Chủ của KiKi lo ngại rằng, KiKi có thể sẽ chết giống như bạn đầu tiên, nên đã nhanh chóng đưa KiKi đến gặp bác sĩ tại Bệnh viện Thú Y IVET.

Sau khi kiểm tra lâm sàng toàn bộ cơ thể của KiKi, bác sĩ thấy KiKi có tình trạng tương đối nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn phản ứng với môi trường xung quanh được tốt. Màu niêm mạc ở mắt và lợi vẫn bình thường, khi nắn bụng không thấy đau, nhịp tim và nhịp thở vẫn ở mức bình thường. Có thể đứng, ngồi, đi lại được bình thường và hơi thiếu nước. Ngoài ra bác sĩ đã lấy một ít phân của KiKi đem đi xét nghiệm bệnh Viêm đường ruột ở chó và kết quả cho thấy; KiKi bị lây nhiễm bởi bệnh Viêm đường ruột ở chó hay còn gọi là “Parvo virus”.

Chó nôn và đi ngoài có nên tiêm

Bác sĩ đã lên phác đồ điều trị, đầu tiên là truyền nước vào đường tĩnh mạch, cùng với thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn và thuốc giảm tiết  axit dạ dày bởi vì thức ănsau khi chuyển hóa sẽ vào mạch máu.

Chủ KiKi quyết định gửi KiKi ở lại bệnh viện để được chăm sóc và điều trị từ bác sĩ. Trong 3-4 ngày đầu KiKi vẫn tiếp tục có triệu chứng nôn và đi ngoài ra máu và Phản ứng không  tốt với phác đồ điều trị của bác sĩ, nên bác sĩ đã quyết định thay đổi loại thuốc kháng sinh và chống nôn.

Sau đó 02 ngày KiKi đã bắt đầu phản ứng tốt được với phác đồ điều trị và có biểu hiện tốt lên như: tươi tỉnh hơn, phản ứng với môi trường xung quanh được tốt hơn  có thể tự ăn, không còn nôn và đi ngoài ra máu.

Bác sĩ đã có thể cho phép chủ của KiKi đến đón về nhà và sẵn sàng để chủ của KiKi bón thuốc kháng sinh cho bạn ý uống trong một tuần.  Ngoài ra bác sĩ cũng lên chương trình tiêm vaccine cho Kiki sau khi bạn ấy hoàn toàn khỏi bệnh.

CÙNG LẮNG NGHE CHIA SẺ TỪ BÁC SĨ:

Bệnh viêm đường ruột ở chó, nguyên nhân do một loại virus, nhiều  chủ nuôi hiểu nhầm rằng  bệnh này do chó ăn xương cứng làm cho đường ruột bị tổn thương gây viêm nhưng thực tế đây là một loại bệnh nguy hiểm đối với chó. Đặc biệt là chó con .

Vậy nên đối với chó con chưa từng được tiêm vaccine rất dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh và dễ lây nhiễm từ việc ăn uống.

Virus sẽ tấn công và phá hủy rất nhanh các mô trong đường ruột làm cho chó bị đi ngoài ra máu. Vậy nên, khi chủ nuôi nuôi chó nên đem các bạn ấy đến gặp bác sĩ để tiêm phòng đầy đủ. Ví dụ như vaccine phòng 5 bệnh ( Parvo virus , caree virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm) Có thể bắt đầu tiêm từ khi chó 02 tháng tuổi sau đó tiêm nhắc lại 02 mũi cách nhau 01 tháng. Tiêm phòng dại bắt đầu từ khi chó con 03 tháng tuổi, tiêm nhắc lại 1 mũi cách nhau 01 tháng  và sau đó nên  tiêm vaccine  nhắc lại hàng năm.

Lời kể và hình ảnh từ:

Nữ Bác sĩ thú y: WanWisa chaum

Người khám và điều trị

Cách chữa chó bị tiêu chảy tại nhà cực hiệu quả giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Bạn đã biết nguyên nhân tại sao khiến chó lại bị tiêu chảy chưa? Hay cách nhận biết khi chó nhà bạn bị tiêu chảy? Bài viết dưới đây có thể giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề tiêu chảy ở chó một cách dễ hiểu nhất.

Chó nôn và đi ngoài có nên tiêm
Chó tiêu chảy phải làm sao?

1. Nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến ở chó và có khá nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến chó bị đi ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến chó tiêu chảy.

Chó tiêu chảy nhẹ:

  • Chó ăn quá nhiều hoặc do thức ăn thay đổi đột ngột khiến chúng chưa thích nghi kịp thời.
  • Chó bị stress, căng thẳng do bị nhốt trong chuồng quá lâu hoặc nhạy cảm khi đến chỗ lạ.
  • Chó ăn phải thức ăn ôi thiu, bị hỏng.

Chó tiêu chảy nặng:

  • Do bệnh lý nghiêm trọng như: Bệnh Care, Parvovirus, viêm gan Hepatitis,…
  • Các bệnh do ký sinh trùng như: Sán, giun (giun đũa, giun móc, giun tóc),…
  • Các bệnh do vi khuẩn như: E.Coli, Leptospira, Salmonella,…

Vì đây là một triệu chứng khá phổ biến ở chó. Vậy nên, bạn không thể lúc nào cũng đưa thú cưng đến trung tâm thú cưng để được chẩn đoán và chữa trị. Việc điều trị tại nhà cũng khá đơn giản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

2.1. Cách trị chó bị tiêu chảy mức độ nhẹ

Nếu chó đi ngoài 1 – 2 lần phân lỏng và không kèm theo các triệu chứng khác. Thì khả năng cao là chó của bạn chỉ đang bị tiêu chảy mức độ nhẹ.

Nguyên nhân thường là do đồ ăn, có thể kể đến như: chó ăn quá nhiều, thay đổi khẩu phần ăn đột ngột hoặc ăn phải đồ ăn ôi thiu,…

Trong trường hợp này, bạn không nên quá lo lắng và nên để chó nhịn ăn trong khoảng 12 – 18 giờ, để chó có thời gian hồi phục. Bên cạnh đó, một chế độ ăn nhẹ nhàng (không dầu mỡ và đồ khó tiêu) trong khoảng 18 – 24 giờ sau đó, cũng giúp chó có thể nhanh chóng khỏe lại.

2.2. Cách chữa chó bị tiêu chảy và nôn

Trong trường hợp, chó tiêu chảy kèm theo nôn mửa, thường là do đồ ăn đang có vấn đề. Hoặc nghiêm trọng hơn là chó đang bị viêm ruột. Cùng tìm hiểu cách điều trị chó tiêu chảy kèm theo nôn, với 5 bước dưới đây:

  • Bước 1: Cho chó uống một lượng nước nhỏ, có thể là nước luộc gà hoặc nước thịt bò. Nếu bạn vẫn thấy chó háo nước thì bổ sung dung dịch điện giải Pedialyte không vị cho chúng.
  • Bước 2: Bỏ tất cả thức ăn còn thừa trong khay của chó để tránh chúng ăn lại.
  • Bước 3: Sau 6 giờ, nếu chó không nôn nữa thì bạn cho chúng ăn ức gà luộc kèm với cơm trắng được xay nhuyễn.
  • Bước 4: Cách khoảng 4 tiếng một lần, bạn chỉ cần cho chó ăn đều đặn với một lượng vừa phải thì bệnh tiêu chảy sẽ có tiến triển tốt hơn.
  • Bước 5: Nếu sau 24 giờ tình trạng bệnh tiêu chảy vẫn nặng hoặc tồi tệ hơn. Lúc này, bạn cần đưa chú chó đến ngay cơ sở thú y gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Chó nôn và đi ngoài có nên tiêm
Chó bị nôn và tiêu chảy ảnh hưởng đến đường ruột 

2.3. Cách chữa chó bị đi ngoài ra máu

Đây là triệu chứng khá nghiêm trọng, vì khi chó đi ngoài xuất hiện máu sẽ không có một loại thuốc hay cách nào để bạn có thể điều trị tại nhà. Cách chữa chó bị tiêu chảy tốt nhất là đưa chúng đến ngay các cơ sở thú y để được khám chữa kịp thời nhất có thể.

Đặc biệt, bạn không nên cho chó ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

2.4. Cách chữa chó sơ sinh bị tiêu chảy

Nguyên nhân chính gây nên việc, chó sơ sinh bị tiêu chảy là do bú sữa của chó mẹ. Khi thấy chó sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần:

  • Tách chó sơ sinh và chó mẹ riêng để tránh chúng lại bú sữa tiếp.
  • Giảm số lần bú ở chó sơ sinh và để chúng không bị quá no.
  • Bạn có thể kết hợp thêm nước trà gừng nóng để giúp chó con bớt bị đầy bụng khó tiêu.
  • Nếu bạn kiểm tra chó mẹ mà thấy vú hoặc tuyến vú bị viêm nhiễm thì cần tách chó con cai sữa sớm hoặc bổ sung uống sữa ngoài.

3. Đánh giá mức độ tiêu chảy của chó qua phân

Về cơ bản, bạn có thể đánh giá nguyên nhân, tình trạng tiêu chảy của chó qua các yếu tố của phân như: màu sắc, độ đặc, mùi,…

Việc đánh giá tình trạng tiêu chảy giúp bạn biết được nguyên nhân và mức độ tiêu chảy ở chó để bạn có cách xử lý kịp thời.

Đánh giá tình trạng chó tiêu chảy qua phân

Tình trạng Cụ thể Nguyên nhân Vùng có thể bị bệnh
Màu sắc Nâu socola Bình thường Bình thường
Màu sắc Vàng hoặc vàng cam Thiếu dịch mật Gan hoặc túi mật
Màu sắc Xanh sẫm Thức ăn chuyển hóa nhanh Túi Mật hoặc ruột non
Màu sắc Xám và có mùi hôi Tiêu hóa kém Ruột non
Màu sắc Đen Xuất huyết đường tiêu hóa Ruột non hoặc dạ dày
Màu sắc Đỏ sẫm hoặc kèm máu Xuất huyết đường ruột Ruột già
Tình trạng phân Phân lỏng Nhiễm độc cấp Ruột non
Tình trạng phân Phân có bột Nhiễm khuẩn Ruột non
Tình trạng phân Phân nát, nhầy nhụa Rối loạn hấp thu thức ăn Ruột già
Mùi phân Chua Chuyển hóa thức ăn nhanh Ruột non
Mùi phân Ôi thiu, thối rữa Nhiễm khuẩn đường ruột Ruột non
Tần suất đi ngoài Vài lần trong 1 giờ, lượng phân nhỏ, Viêm đại tràng Ruột già
Tần suất đi ngoài 3 đến 4 lần, lượng phân lớn Rối loạn hấp thu Ruột non
Thể trạng chó Sụt cân, chán ăn Rối loạn tiêu hóa Tụy hoặc ruột non
Thể trạng chó Nôn mửa Viêm dạ dày, ruột Ruột non hoặc dạ dày

4. Triệu chứng nhận biết chó bị bệnh tiêu chảy

Độ tuổi từ 2 – 4 tháng là khoảng thời gian mà các chú chó thường dễ bị bệnh tiêu chảy nhất. Bởi vì hệ tiêu hóa của chúng bấy giờ còn yếu nên khó có thể ăn được nhiều thức ăn, cũng như dễ mắc các bệnh liên quan tới đường ruột.

Các triệu chứng thường thấy nhất mà bạn có thể dự đoán được để tìm ra cách chữa chó bị tiêu chảy như:

  • Chó bị nôn bỏ ăn: Do chú chó ăn phải thức ăn ôi thiu, hư hỏng, nuốt dị vật hay ăn uống thiếu chất thì chúng sẽ thường nôn ra dịch vàng. Nếu chó nôn bỏ ăn hoặc nôn ra dịch vàng thì đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Chó bị nôn ra máu: Do chú chó tiếp xúc với các chất độc, ô nhiễm, thuốc trừ sâu, ăn dính bả chó, thuốc chuột nên chúng sẽ thường nôn hoặc đi ngoài ra máu.
  • Chó bị nôn mửa nhiều: Do tác nhân của vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Chó của bạn sẽ nôn hoặc đi ngoài ra giun và cơ thể mệt mỏi.
Chó nôn và đi ngoài có nên tiêm
Những cách phòng tránh để giúp chó không bị tiêu chảy

5. Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở chó

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh chó tiêu chảy – để chó của bạn luôn được khỏe mạnh, mà bạn không nên bỏ qua:

  • Bạn cần tiêm phòng và tẩy giun định kỳ đầy đủ cho chó để tránh bị những bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nguy hiểm.
  • Không nên cho chó ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít. Chế độ ăn uống phải điều độ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, không để chó ăn 1 bữa rồi lại bỏ 1 bữa.
  • Hạn chế cho chó con ăn xương vì khả năng cao chúng sẽ bị mắc nghẹn do chưa biết xử lý.
  • Đảm bảo luôn cung cấp lượng nước sạch cho chó.
  • Không gian sinh hoạt và vui chơi của chó luôn cần được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng định kỳ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Khi đưa chó đi dạo, cần chú ý không được để chúng liếm, ngửi hoặc ăn những thứ linh tinh trên đường.

6. Một số câu hỏi về việc chó bị đi ngoài

Vậy là bạn đã biết về nguyên nhân cũng như là cách chữa chó bị tiêu chảy làm sao cho hiệu quả. Trong quá trình điều trị hay chú chó của bạn đang mắc phải bệnh tiêu chảy thì một số câu hỏi dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.

Tham khảo thêm: Cách chữa trị chó tiêu chảy tại nhà hiệu quả

6.1. Chó bị tiêu chảy uống berberin được không?

Câu trả lời là . Vì thuốc Berberin có tính kháng viêm cao, đặc biệt có thành phần được chiết xuất từ các loại thảo dược nên độ an toàn và hiệu quả của thuốc rất tốt. Khi mèo của bạn bị tiêu chảy, có thể sử dụng loại thuốc này để chữa trị.

6.2. Có nên cho chó uống thuốc tiêu chảy của người không?

Câu trả lời là KHÔNG. Bạn không được tự ý cho chó của bạn uống thuốc tiêu chảy của người mà chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ thú ý. Vì thuốc tiêu chảy của người có thể kiến chó của bạn bị ngộ độc.

6.3. Chó bị tiêu chảy có nên cho uống sữa?

Câu trả lời là KHÔNG. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó. Các loại sữa tươi hoặc sữa bò dạng lỏng sẽ gây kích thích tới dạ dày của chó và càng làm bệnh tiêu chảy nặng, lâu khỏi hơn.

6.4. Chó con bị tiêu chảy nên cho ăn gì?

Khi chó bị bệnh tiêu chảy thì bạn tuyệt đối không nên cho chúng ăn những thức ăn, đồ uống dạng lỏng. Nên cho chó ăn những loại thức ăn dạng sệt như:

  • Cơm trắng
  • Ức gà
  • Bí đỏ
  • Khoai tây
  • Cà rốt
  • Bột yến mạch
  • Hoa quả tươi

Trên đây là những thông tin về cách chữa chó bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết. Kimi Pet hy vọng sau bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy ở chó cũng như là phát hiện và chữa trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!