Chùa cầu ở đâu

Chuyến du lịch Hội An sẽ kém phần hoàn hảo nếu bạn chưa chiêm ngưỡng Chùa Cầu. Tồn tại đã hàng trăm năm, Chùa Cầu Hội An chẳng những là địa điểm tham quan nổi tiếng mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.  

Phố cổ Hội An như một bức tranh sơn dầu mộc mạc nép mình bên dòng sông Hoài yên ả. Đi dọc Hội An, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đặc biệt là Chùa Cầu, nơi kết tinh cả linh hồn của đất Hội An.

Chùa Cầu được xem như biểu tượng đẹp đẽ của một thời vàng son của vùng đất Hội An, khi có sự trao đổi văn hóa, giao thương mạnh mẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản ở thời Nguyễn. Trải qua 4 thế kỷ bất chấp thời gian và những biến động của lịch sử, Chùa Cầu vẫn tồn tại trầm mặc, thu hút du khách đến chiêm ngưỡng kiến trúc và cảnh đẹp lãng mạn của nơi này. 

Hôm nay, Klook sẽ đưa bạn đi khám phá những điều đặc biệt về Chùa Cầu, để khi có dịp du lịch Hội An, bạn sẽ cảm nhận được giá trị của một công trình kiến trúc cổ và ý nghĩa của nó đối với nhiều thế hệ người dân Hội An.

Ưu Đãi Du Lịch Hội An 50%++

Nhập Mã BETTERONAPP Giảm Đến 230K

Chùa Cầu là một cây cầu được người Nhật xây dựng cách đây 400 năm. Dù chỉ là một cây cầu gỗ dài 18m uốn cong qua con rạch chảy vào sông Hoài, nhưng với kiến trúc độc đáo mang dáng dấp của một ngôi chùa, Chùa Cầu đã trở thành một công trình đặc sắc, di sản văn hóa Phù Tang duy nhất trên đất Việt Nam.

Chùa Cầu còn có tên là Lai Kiều VIễn, hay Cầu Nhật Bản, nhưng thường được gọi là Chùa Cầu, tức là cây cầu theo kiểu ngôi chùa. Trong quá khứ, bên cạnh chức năng điều tiết giao thông, Chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng bao đời của người dân phố cổ, là điểm hẹn phân xử tranh chấp buôn bán ở thương cảng Hội An. Ngày nay, Chùa Cầu trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản Văn hóa thế giới.

Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào năm 1990; và hình ảnh Chùa Cầu đang xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. 

Vào ban đêm, công trình Chùa Cầu càng trở nên lung linh và huyền ảo hơn, sáng rực cả một đoạn sông. Ghé thăm Hội An, #teamKlook đừng quên nắm bắt những khoảnh khắc đẹp ở Chùa Cầu nha.

  • Chùa Cầu nằm ngay cửa ngõ dẫn vào trung tâm phố cổ, nối giữa phố Nguyễn Thị Minh Khai và phố Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Chùa Cầu thuộc khu phố cổ Hội An, nên để tham quan điểm du lịch này, bạn chỉ có thể di chuyển đến khu vực trung tâm phố cổ, gửi xe ở ngoài và đi bộ vào trong.

Đặt Xe Đưa Đón Sân Bay Tiết Kiệm Hơn Ở Klook

Thuê Xe Riêng Ở Hội An Giá Tốt

Mua Vé Xe Khách Huế - Hội An - Đà Nẵng

Mua Vé Xe Khách Hội An - Bà Nà Hills

Chùa Cầu nằm trong khu vực phố đi bộ nên sẽ mở cửa tham quan vào hai khung giờ:

  • Buổi chiều: 15h00 – 22h00

Ngoài ra, giá vé tham quan sẽ là 80.000đ/người. Với tấm vé này, bạn được tùy chọn tham quan 4 trong 21 địa điểm có tính phí. 

Gọi là chùa nhưng thực tế ở đây không thờ Phật mà thờ thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ – một vị thần lớn của Đạo giáo, được người dân tôn thờ vì đã bảo vệ họ khỏi tai ương, lũ lụt, bảo hộ xứ sở. Họ đặt niềm tin của mình vào vị thần hộ mệnh, cầu nguyện để có một cuộc sống may mắn, an toàn và thịnh vượng hơn.

Ngoài ra, hai đầu cầu có thờ cúng trang trọng cặp linh hầu và thiên cẩu, đôi linh vật canh giữ, trấn yểm Chùa Cầu. Ngày nay, vào các ngày rằm, hay lễ, Tết, người dân Hội An thường đến trước tượng thần Bắc Đế Trấn Vũ để dâng lễ, cầu xin được che chở, phù hộ.

Trong truyền thuyết của Nhật Bản, có một thủy quái tên là Mamazu (con Cù), với phần đầu nằm ở Nhật Bản, phần đuôi nằm ở Ấn Độ, còn phần lưng nằm vắt qua Hội An. Con quái vật này thường gây ra những trận động đất, sóng thần, bão lũ ở những vùng biển mà nó đang ngự trị. Vì thế, để khống chế Mamazu, người Nhật đã xây dựng cây cầu có dáng hình tựa như một thanh kiếm đâm vào lưng của con quái thú, trấn yểm để nó không thể vùng vẫy, gây họa.

Về mặt địa chất, phố cổ Hội An được bồi đắp từ sông Thu Bồn, một con sông lớn ở miền Trung, thường xuyên xảy ra lũ lụt, khiến việc làm ăn sinh sống của người dân Hội An và các thương gia Nhật Bản năm xưa gặp nhiều khó khăn. Sự xuất hiện của Chùa Cầu như một điểm tựa tinh thần rất lớn, giúp họ vượt qua những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt để xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới.

Vào thế kỷ thứ 16-17, khi nhà Nguyễn bắt đầu cải cách, khai thông giao thương, phát triển công thương nghiệp... thì Hội An được chọn làm cảng thị – nơi gặp gỡ, trao đổi hàng hóa với các thương nhân nước ngoài. Bấy giờ, Hội An trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn hẳn, và nhanh chóng trở thành một trong những cảng thị lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Khi các thương nhân Nhật Bản sang Hội An sinh sống, họ đã quyên góp tiền để xây dựng cây cầu vắt qua con rạch để thuận lợi cho việc đi lại. Bởi thế, cây cầu được gọi là Cầu Nhật Bản.

Năm 1653, họ dựng thêm phần chùa ở sườn cầu phía Bắc, nhô ra giữa cầu, làm cho mặt bằng công trình có hình chữ T. Từ đó, cây cầu được đổi tên thành Chùa Cầu.

Đến năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đi thăm Hội An, và gọi cây cầu là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là “cầu đón khách phương xa”, như một cách ghi nhớ ông từng ghé qua đây. Ngày nay, cái tên này vẫn được khắc nổi trên tấm bảng lớn trước cửa chùa.

Theo niên đại ghi ở xà nóc và văn bia ở đầu cầu, cây cầu đã được dựng lại vào khoảng năm 1817, dưới thời Nguyễn, và từ đó đến nay, Chùa Cầu cũng đã trải qua rất nhiều lần trùng tu lớn vào các năm: 1865, 1915, 1986. Điều đáng tiếc là, sau nhiều lần trùng tu, nhiều nét kiến trúc Nhật Bản ban đầu đã dần mai một, thay vào đó là phong cách Việt, Trung như mọi người thấy hiện nay. Tháng 2/1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

Dẫu ban đầu là một công trình kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản, nhưng sau nhiều lần trùng tu, Chùa Cầu hiện nay có nhiều nét của một ngôi chùa Việt Nam và Trung Quốc.

Chùa Cầu có tổng chiều dài khoảng 18m, rộng 3m, bắc qua nhánh sông. Cây cầu được xây hoàn toàn từ gỗ, với những chi tiết trạm trổ tinh xảo. Cấu trúc cầu là mặt bằng gồm 3 phần chính: 2 phần đầu cầu và 1 phần thân cầu. Mỗi đầu cầu có 3 nhịp, phần thân cầu có 5 nhịp đặt trên các trụ gạch cắm thẳng xuống nước. 

Ngôi chùa ngăn cách với cầu bởi một lớp vách gỗ cùng bộ cửa bức bàn thượng song hạ bản đặc trưng trong kiến trúc nhà cổ của Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có 3 hệ mái tương ứng với 3 phần cầu. 

Mái chùa là kiểu mái ngói âm dương với phần mái che vòng cung độc đáo, hai bên là hành lang hẹp để nghỉ mát. Phần mái có rất nhiều chi tiết trang trí trên bờ nóc, bờ chảy, đặc biệt những chiếc đĩa gốm men lam được khảm trên mái. Chùa Cầu còn lưu giữ nhiều tấm bia đá ghi lại lịch sử của công trình và phố cổ Hội An.

Để chọn một nơi lưu trú gần trung tâm phố cổ Hội An, có thể bạn sẽ phải “đau đầu” một chút vì xung quanh khu vực này có rất nhiều khách sạn Hội An, homestay Hội An đẹp. Tuy nhiên, với hệ thống đặt phòng nhanh chóng, hiệu quả của Klook cùng các mã giảm giá dành riêng cho bạn, thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm chọn một nơi đẹp nhất mà không cần lăn tăn về giá nè.

  • Địa chỉ: 132, đường Ngô Quyền, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Giá tham khảo: từ 622.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 12, đường Nguyễn Du, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Giá tham khảo: từ 731.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 4, đường Nguyễn Du, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Giá tham khảo: từ 655.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 28/6, đường Trần Hưng Đạo, phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Giá tham khảo: từ 510.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 14, đường Hùng Vương, phường Cẩm Phổ, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Giá tham khảo: từ 751.000đ/đêm

Tiết Kiệm 50%++ Khi Đặt Phòng Trên Klook

Nhập Mã BETTERONAPP Giảm Đến 230K

Hội An không chỉ quyến rũ “gây thương nhớ” bởi những ngôi nhà cổ yên bình mà còn cả một thế giới ẩm thực Hội An độc đáo. Sau một vòng loanh quanh phố cổ thì cũng đến lúc thưởng thức đặc sản Hội An – Quảng Nam phải không nào! Bỏ túi ngay một số địa chỉ ăn uống nổi tiếng ở đây nhé.

  • Địa chỉ: 27 đường Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Địa chỉ: 43-45 đường Trần Hưng Đạo, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Địa chỉ: 43-45 đường Trần Hưng Đạo, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Địa chỉ: 1 đường Châu Thượng Văn, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Địa chỉ: 66 đường Nguyễn Thái Học, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An của #teamKlook, để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể tham khảo một vài địa điểm xung quanh đó, kết hợp một vài hoạt động thú vị khác để nối tiếp hành trình tham quan Chùa Cầu.

Từ vị trí Chùa Cầu, bạn có thể tiếp tục đi tham quan toàn bộ khu đô thị cổ, một thương cảng nổi tiếng vào thế kỷ 16 -17, để cảm nhận được không khí rất riêng ở đây. Những ngôi nhà cổ, những đình chùa lớn nhỏ, miếu thờ, mộ cổ, v.v. đã làm nên bức tranh Hội An nhuốm màu thời gian. Đặc biệt, đừng quên ghé qua nhà cổ Tân ký, nhà cổ Phùng Hưng năm nha.

Ưu Đãi Du Lịch Hội An 50%++

Và còn rất nhiều điều thú vị ở Hội An đang chờ bạn khám phá đó nha. Chỉ cần xem qua một vài kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc là bạn sẽ nắm rõ những địa điểm ăn uống, vui chơi và tự tạo cho mình một lịch trình riêng đầy hấp dẫn.

Trải hàng trăm năm, thương cảng Hội An một thời hưng thịnh, rồi suy thoái, và nay lại được hồi sinh trong một diện mạo mới: Di sản Văn hóa của nhân loại. Và trong cái tổng thể phủ bụi thời gian đó, Chùa Cầu vẫn tồn tại uy nghiêm như trái tim sưởi ấm cả phố cổ Hội An. 

Đừng chần chừ nữa, nhanh nhanh vi vu Chùa Cầu Hội An thôi!