Chức năng của nhung mao là gì

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về cấu tạo và đặc điểm của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên với cấu tạo và đặc điểm như vậy thì hệ tiêu hóa có chức năng gì, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về chức năng của hệ tiêu hóa và quá trình tiêu hóa diễn ra trong cơ thể.

Chức năng của hệ tiêu hóa

  • Tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng

Hệ tiêu hóa được bắt đầu từ miệng →Thực quản → Dạ dày → Tá tràng →Ruột non → Đại tràng [ruột già] → Trực tràng → Hậu môn.

Thức ăn được đưa vào cơ thể qua đường miệng, sau đó đi qua các cơ quan khác của hệ tiêu hóa, ở đây thức ăn dần được làm nhỏ và các chất dinh dưỡng được phân giải thành các phân tử mà cơ thể có thể hấp thụ. Nhờ vậy mà cơ thể có năng lượng để thực hiện các hoạt động sống khác.

95% vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường TIÊU HÓA, 5% qua đường HÔ HẤP và đường HẬU MÔN. Tuy nhiên có đến 70 - 80% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm ở ruột.

Đường ruột có cấu tạo đặc biệt, gồm các nhung mao và vi nhung mao, tạo nên diện tích tiếp xúc lên đến 40 – 50 m2. Hệ nhung mao kết hợp với hệ vi sinh đường ruột tạo nên một hàng rào bảo vệ tự nhiên ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu. Ngoài ra, tại đường ruột có rất nhiều các tế bào miễn dịch. Nhờ vậy mà đường ruột có thể vừa hấp thụ dinh dưỡng vừa hạn chế được sự xâm nhiễm của các vi khuẩn gây bệnh qua đường tiêu hóa.

  • Chức năng thanh lọc và đào thải độc tố

Niêm mạc ruột có khoảng 30 triệu các nhung mao, dưới nhung mao là các vi nhung mao, nó tạo ra bề mặt 40 – 50m2. Nhung mao kết hợp với hệ vi sinh đường ruột tạo thành lớp màng lọc đặc biệt kín kẽ. Màng lọc này chỉ cho các chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi đi qua và ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh, các chất độc từ thực phẩm xâm nhập cơ thể.

Gan là một cơ quan chịu trách nhiệm cho hàng trăm hoạt động hóa học diễn ra liên tục mà cơ thể bạn cần để sống. Ngoài vai trò là trung tâm trong tất cả các quá trình trao đổi chất của cơ thể, chịu trách nhiệm tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, carbohydrate và protein. Khi máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan, mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất độc hại, gan phát huy chức năng giải độc cho cơ thể bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành một chất ít độc hại hơn là ure, rồi đẩy ngược vào máu. Ure sau đó được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Với sự trợ giúp của vitamin K, gan còn tạo ra nhiều protein quan trọng trong quá trình đông máu. Nó cũng là một trong những cơ quan phá vỡ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng để tạo ra các tế bào máu mới. Đó là lý do vì sao người ta thường nói tái tạo máu, lọc máu cũng là một trong những chức năng của lá gan.

Quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể

  • Tiêu hóa thức ăn ở miệng và thực quản

Thức ăn vào miệng được cắt nhỏ và làm nhuyễn bởi hệ thống răng miệng và được trộn đều với nước bọt do các tuyến nước bọt [ở dưới hàm, dưới lưỡi và mang tai] tiết ra.

Thức ăn được vào đường tiêu hóa và trải qua quá trình phân hủy những phân tử thức ăn lớn thành những phân tử nhỏ hơn. Sau đó các phân tử dinh dưỡng nhỏ này rời khỏi hệ tiêu hóa và đi vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này được hoàn thành bằng quá trình thứ hai được gọi là sự hấp thu, khi các phân tử thức ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở miệng, thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn lẫn nước bọt thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng vào thực quản, xuống dạ dày. Về mặt hóa học, một phần tinh bột được cắt nhỏ thành các đường đôi và tiếp tục quá trình tiêu hóa.

  • Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Sau khi thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Dạ dày có chức năng nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch vị và kiểm soát việc đưa vị trấp xuống tá tràng.

Thức ăn được chứa đựng trong dạ dày và bắt đầu quá trình trộn lẫn với dịch vị dạ dày, bao gồm acid, enzyme pepsin, chất nhầy, tạo thành một chất bán lỏng, đồng nhất giống cháo bột gọi là vị trấp. Vị trấp được đưa từng đợt xuống tá tràng với tốc độ phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở dạ dày là tạo ra vị trấp trong đó một phần protein được chuyển hóa thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín thành maltose, maltotriose và oligosaccharide. Dầu mỡ, lipid hầu như chưa được phân giải.

  • Tiêu hóa thức ăn ở ruột non

Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch mật và dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Sự tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng đến dạ dày sẽ được hoàn tất tại lòng ruột do biểu mô ruột non hấp thu. Sau đó các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu cùng với vitamin, các chất điện giải và nước.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở ruột non là hấp thu hoàn toàn lượng glucose qua các tế bào biểu mô ở đoạn cuối hỗng tràng. Các protein, chất béo được cắt nhỏ ra thành các sản phẩm tiêu hóa dễ dàng hơn. Được khuếch tán qua màng tế bào biểu mô niêm mạc ruột.

  • Tiêu hóa thức ăn ở ruột già [đại tràng]

Ruột già là vị trí cuối cùng thức ăn được hấp thu trước khi bị đào thải ra ngoài môi trường với chức năng chủ yếu là hấp thu nước và các chất điện giải. 

Tại ruột già có rất nhiều vi khuẩn có nhiệm vụ tiết ra enzyme phân giải cấu trúc carbonhydrate phức tạp mà dạ dày và ruột non chưa tiêu hóa được. Các tuyến tiêu hóa tham gia vào quá trình tiết enzyme tiêu hóa để phân giải thức ăn. Ngoài ra gan là nhà máy xử lý các chất. Tất cả các chất sau khi được hấp thu tại ruột sẽ theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên đổ vào tĩnh mạch của gan, lúc này gan có trách nhiệm dự trữ chất dinh dưỡng và chuyển hóa độc tố cho cơ thể.

Sau đó, khối phân được tạo thành [gồm bã chưa tiêu hóa được và thượng bì niêm mạc ống tiêu hóa bong tróc] dồn lại, khi đạt được 1 lượng đủ để kích thích co bóp và được tống đẩy ra ngoài qua hậu môn trực tràng. Quá trình tiêu hóa kết thúc tại đây.

Hầu hết chúng ta đều chỉ biết đến chức năng tiêu hóa của hệ tiêu hóa, nhưng trên thực tế, hệ tiêu hóa còn giữ nhiều vai trò quan trọng khác. Đồng thời, bất kì yếu tố nào tác động đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn đều có thể gây ra bệnh lý của đường tiêu hóa. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thể nhận thấy tầm quan trọng của hệ tiêu hóa và ý thức được việc phải bảo vệ đường tiêu hóa của mình bởi một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn tận hưởng được cuộc sống một cách trọn vẹn hơn mỗi ngày. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến hệ tiêu hóa, hãy nhấc máy gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa [phần 1]

Cấu tạo của ruột non giống như cấu tạo chung của thành ống tiêu hóa gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

  • Màng bọc: màng bọc của tá tràng cố định là phúc mạc ở mặt trước và mô liên kết ở mặt sau . Phúc mạc của hỗng tràng- hồi tràng được kết nối với phúc mạc thành bụng qua một nếp phúc mạc gọi là mạc treo ruột non. Phúc mạc gồm hai lớp là lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.

  • Lớp cơ gồm hai lớp cơ trơn. Các sợi cơ của lớp ngoài xếp theo chiều dọc [lớp cơ dọc], các sợi cơ của lớp trong còng quanh thành ống tiêu hóa [lớp cơ vòng]. Giữa hai lớp có các mạch máu, mạch bạch huyết và một đám rối thần kinh tự chủ chi phối cho cơ trơn. Lớp cơ tạo các nhu động ruột đẩy các thành phần trong hệ tiêu hóa về phía trước, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. Tại một số điểm trên đường đi, lớp cơ vòng dày lên tạo nên các cơ thắt. Cơ thắt có vai trò làm chậm sự dịch chuyển về phía trước của các thành phần bên trong ống tiêu hóa, giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu có thời gian diễn ra.

  • Lớp dưới niêm mạc: là lớp mô liên kết lỏng lẻo chứa các đám rối mạch máu và thần kinh, các mạch bạch huyết và các mô dạng bạch huyết với số lượng khác nhau tùy từng loại. Các mạch máu bao gồm các tiểu động mạch, các mao mạch, các tiểu tĩnh mạch. Đám rối thần kinh trong lớp này là đám rối dưới niêm mạc, có vai trò chi phối cho niêm mạc.

  • Lớp niêm mạc có chức năng bảo vệ, tiết dịch và hấp thu. Ở ruột non, niêm mạc là lớp tế bào thượng mô trụ xen kẽ với tế bào tiết nhầy. Ở dưới bề mặt của thượng mô trụ có những tuyến đổ dịch tiêu hóa vào lòng ống tiêu hóa.

Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp hình van, bề mặt niêm mạc được bao phủ bằng những nhung mao. Mỗi mm2 niêm mạc có khoảng 20-40 nhung mao. Mỗi nhung mao là một chỗ lồi lên hình ngón tay, được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình cột. Bờ tự do của các tế bào biểu mô của nhung mao lại chia thành những vi lông mao nên làm tăng diện tích hấp thu của ruột non lên đến 250-300 m2 . Trong mỗi nhung mao có một mạng lưới mao mạch và mạch bạch huyết. Các tế bào ruột sẽ bị rơi vào lòng ruột và được thay thế bằng các tế mới, tốc độ luân chuyển của tế bào ruột là 1-3 ngày.

Mạch máu và thần kinh ở ruột non:

  • Động mạch: hỗng tràng và hồi tràng được cung cấp máu bởi 15-18 nhánh của động mạch mạc treo tràng trên.

  • Tĩnh mạch: các tĩnh mạch đi kèm động mạch rồi đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.

  • Bạch huyết đổ vào các hạch tạng treo tràng [nodi lymphatici viscerales mesenteric]

  • Thần kinh gồm các nhánh tách ra từ đám rồi mạc treo tràng trên [plexus mesentericus superior].

Video liên quan

Chủ Đề