Chuyện gì sẽ không xảy ra với Trái đất nếu như không còn từ trường Trái đất

Giả sử mật độ của Trái đất vẫn giữ nguyên, chỉ tăng gấp đôi bán kính địa cầu, đồng nghĩa với việc tăng khối lượng của hành tinh lên gấp 8 lần.Khi lực hấp dẫn của Trái đất cũng tăng thêm 2 lần, hầu hết các loài thực vật sẽ chết rất nhanh. Tất cả động vật lớn hơn hoặc bằng kích thước của loài chó sẽ không thể chạy nhảy, nếu không bị gãy xương chân.Những thú săn mồi to lớn cũng sẽ không còn khả năng chạy đủ nhanh để bắt con mồi của mình nữa.

Khi Trái đất to gấp đôi thì bản thân hành tinh sẽ quay chậm hơn 32 lần. Một ngày thay vì 24 giờ như hiện tại, sẽ kéo dài hơn 1 tháng! Theo đó, sự mất cân bằng nhiệt độ giữa ánh sáng và bóng tối của hành tinh là cực lớn, tạo nên những cơn bão gió san phẳng mọi tòa nhà.

Nếu bầu không khí tăng gấp đôi kích thước, thì áp suất không khí cũng tăng lên 2 lần. Não bộ của con người và những loài động vật khác sẽ cần được bơm máu nhiều hơn.Tuy nhiên, điều này lại có lợi cho các loài chim, bởi chúng sẽ bay dễ dàng hơn hiện giờ rất nhiều.

Kiến tạo mảng địa chất - Đây sẽ là điều khủng khiếp nhất nếu Trái đất "lớn lên". Bởi khối lượng các nguyên tố phóng xạ trong lớp phủ tăng sẽ khiến magma nóng hơn.

Hàng trăm núi lửa mới hình thành và phun trào, bơm thêm lượng khí CO2 khổng lồ vào khí quyển, tạo nên hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ chưa từng thấy. Một sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trên Trái đất sẽ xảy ra mà không có điều gì có thể ngăn cản được.

Nếu trái đất phẳng thì sao?

Trái Đất hình cầu là sự thật hiển nhiên được nhân loại phát hiện hàng nghìn năm qua. Vậy nhưng điều gì xảy ra nếu hành tinh phẳng  nên không có trọng lực và bầu khí quyển

Cấu trúc hình đĩa không thể tồn tại

Vào những năm 1850, nhà thiên văn học James Clerk Maxwell dùng mô hình toán học để chỉ ra rằng hình dạng giống như đĩa không phải là một cấu trúc ổn định trong vũ trụ.

Sau khi nghiên cứu vành đai của sao Thổ, ông Maxwell tin nó tạo thành từ rất nhiều hạt nhỏ, không liên kết với nhau. Mô hình của ông cũng giải thích lý do không có các hành tinh hình đĩa tồn tại trong thiên hà.

Để làm phẳng Trái Đất mà không quay nó rất nhanh, bạn cần có… phép thuật. Nhưng cho dù vậy, hình dạng đó cũng không tồn tại lâu. Trong vòng vài giờ, lực hấp dẫn sẽ ép hành tinh trở lại hình cầu.

Trọng lực tác động bằng nhau từ mọi phía, điều này giải thích tại sao các hành tinh trong thiên hà có hình dạng phổ biến là những quả cầu (hoặc gần như vậy - tùy thuộc vào tốc độ quay). Trái Đất phẳng không thể tồn tại trong điều kiện trọng lực thực tế như mô hình toán học của Maxwell đã chỉ ra.

Nếu không có lực hấp dẫn, mọi thứ về hành tinh của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Bầu khí quyển, thủy triều, Mặt Trăng sẽ biến mất.

Trọng lực cũng tạo ra cấu trúc phân lớp của Trái Đất. Vật chất nặng nhất chìm xuống lõi, nhẹ hơn nằm ở các lớp kết tiếp và vật liệu nhẹ nhất tạo ra vỏ. Không có cấu trúc lớp này, hành tinh sẽ khác đi rất nhiều.

Nếu Trái đất phẳng, phủ nhận một sự thật

Vỏ ngoài của Trái Đất hoạt động như một nam châm khổng lồ, tạo ra từ trường, bảo vệ bầu khí quyển của hành tinh khỏi tác động từ gió Mặt Trời. Khí quyển của Sao Hỏa đã biến mất cách đây 4 tỷ năm chỉ vì từ trường của nó không đủ mạnh.

“Nếu Trái đất phẳng, các mảng kiến tạo cũng sẽ không hoạt động”, James Davis, nhà địa vật lý tại Đại học Columbia, New York cho biết.

"Chỉ cần nghĩ đơn giản, nếu mảng này di chuyển nhiều thì những mảng khác cũng phải di chuyển tương đương, điều đó chỉ diễn ra trên một quả cầu", ông nói với Live Science. "Bạn sẽ không nhận được câu trả lời đúng so với những quan sát thực tế nếu Trái Đất phẳng".

Những người cho rằng Trái đất phẳng luôn tìm cách giải thích tất cả mọi việc theo hướng chúng tồn tại được trên mặt phẳng. Vấn đề là những luận điểm này không có bất kỳ cơ sở nào trong toán học hoặc thực tế vật lý.

Khi Maxwell dự đoán các vành của sao Thổ được tạo thành từ rất nhiều hạt nhỏ, ông đã áp dụng kiến thức chung về lực hấp dẫn, chuyển động quay và tính toán trên phương trình toán học.

Đặt tất cả lý do sang một bên, nếu Trái đất phẳng, có nghĩa là hàng triệu nhà khoa học cùng nhau phủ nhận sự thật. Như vậy suốt chiều dài lịch sử nhân loại, họ thống nhất trong một âm mưu rộng lớn vì nguyên nhân không thể hiểu được. Riêng điều này đã là sự vô lý rõ ràng.

Trái đất của chúng ta đang quay với vận tốc khoảng 1.670km/h. Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển động quay đó đột ngột dừng lại? Một nhà khoa học ở London, Anh vừa tung ra đoạn video mô phỏng câu trả lời một cách sống động nhất.

Theo nhà khoa học Michael Stevens, người còn được biết đến với biệt danh Vsauce trên trang YouTube, nếu Trái đất ngừng quay đột ngột, bầu khí quyển sẽ vẫn dịch chuyển với tốc độ quay ban đầu của Trái đất ở xích đạo (1.670km/h). Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ phải hứng chịu một cái chết khủng khiếp.

"Ngay lập tức, mọi thứ không tồn tại trên Trái đất và không trú ngụ an toàn ở các cực sẽ tiếp tục dịch chuyển như trước kia. Trái đất sẽ văng sang hướng đông với vận tốc hơn 1.600km/h... Cơ thể của bạn sẽ ngay lập tức trở thành một viên đạn có đường kính 22,8cm", ông Vsauce mô tả.

Những người vì lí do nào đó vẫn có thể sống sót sẽ biến thành "các cây cỏ lăn siêu âm", đồng hành cùng những cơn gió dữ, có khả năng hủy hoại mọi thứ trên đường đi của chúng. Theo lời chuyên gia Stevens, "các trận gió quét nhanh như ở gần một vụ nổ bom nguyên tử sẽ thổi bay bề mặt và cuốn mọi thứ lên trời, hình thành những cơn bão với cường độ chưa từng thấy trên khắp thế giới. Chỉ mình lực ma sát do Trái đất đã ngừng quay, va chạm với những cơn gió này gây ra cũng đủ tạo nên những vụ hỏa hoạn khổng lồ và sự xói mòn lớn chưa từng có".

Trong khi đó, từ trường Trái đất sẽ ngừng tồn tại và chúng ta sẽ phải hứng chịu lượng bức xạ ion hóa chết người. Trái đất sẽ trở thành một khối cầu gần như hoàn hảo, do vận tốc quay hiện thời khiến hành tinh của chúng ta bị phình ra quanh xích đạo.

Do Trái đất phình ở giữa nên các đại dương hiện được kìm giữ cao hơn khoảng 8km ở đường xích đạo. Tuy nhiên, trên một Trái đất hình cầu hoàn hảo, các đại dương sẽ tái phân bố lại, làm ngập lụt nhiều khu vực trên hành tinh bằng khối lượng nước khổng lồ.

Nếu chuyển động quay của Trái đất chậm 1 ngày trong mỗi chu kỳ 365 ngày - hiện tượng "đồng bộ mặt trời", mọi điểm trên Trái đất sẽ có thời gian ban ngày hoặc ban đêm kéo dài cả năm. Điều này tương đương với những gì diễn ra trên mặt trăng, nơi mặt trời chiếu rọi phần phía trước trong 2 tuần, rồi tới phần phía sau trong 2 tuần.

Nếu Trái đất ngưng quay hoàn toàn, thế giới sẽ có một nửa năm toàn ánh sáng ban ngày và nửa năm toàn đêm tối.

"Sự thay đổi hàng năm về vị trí của mặt trời trên bầu trời khi đó sẽ chỉ là dịch chuyển theo mùa, lên cao và xuống thấp trên bầu trời về phía nam do quỹ đạo của Trái đất và độ nghiêng trục Trái đất. Khi đi dọc các đường vĩ độ liên tục của Trái đất, bạn sẽ thấy độ cao của mặt trời tăng lên hoặc giảm xuống, do chúng ta hiện đang quan sát được độ cao của mặt trời thay đổi từ một điểm đơn lẻ trên Trái đất do chuyển động quay hàng ngày của hành tinh", Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhấn mạnh.

Mặc dù toàn bộ viễn cảnh trên rất đáng sợ, nhưng theo NASA, khả năng Trái đất ngừng quay thực tế sẽ không không xảy ra trong vài tỉ năm tới.

Theo Vietnamnet, Daily Mail

Từ trường của Trái đất là điều tuyệt vời của tạo hóa, là mảnh ghép cuối cùng giúp sự sống sinh sôi nảy nở trên Trái đất. Nếu không có từ trường, chắc chắn mọi sinh vật đã không thể tồn tại đến ngày nay. Nhưng thực tế cho thấy từ trường đang suy yếu. Vậy nếu một ngày nào đó tấm lá chắn này biến mất, thì điều kinh khủng gì sẽ xảy ra?

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc từ trường Trái đất từ đâu mà có và hình dáng của nó như thế nào, tại sao lại có thể bảo vệ cho các sinh vật sống trên Trái đất. Tất cả là nhờ cấu tạo lõi Trái đất, cũng giống như lõi của nhiều hành tinh khác.

Chuyện gì sẽ không xảy ra với Trái đất nếu như không còn từ trường Trái đất

Từ trường được tạo ra nhờ cấu tạo bên trong lõi của Trái đất.

Nó có một lõi trong cùng là kim loại ở thể rắn và lớp tiếp theo là kim loại ở thể lỏng, ngoài cùng của phần lõi là lớp đá nóng chảy giống như nhựa đường.

Chính sự chệnh lệch về nhiệt độ giữa lớp lõi bên trong và lớp bao phủ bên ngoài đã biến Trái đất trở thành một cục nam châm khổng lồ. Từ sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn (khoảng 2.700 độ trở lên) sẽ gây ra hiện tượng “chuyển động nhiệt”, tạo ra dòng điện và từ đó tạo ra từ trường.

Chuyện gì sẽ không xảy ra với Trái đất nếu như không còn từ trường Trái đất

Từ trường tạo nên một tấm lá chắn vô hình bảo vệ chúng ta khỏi những điều khủng khiếp ngoài vũ trụ.

Tuy nhiên do có phần lõi ở thể lỏng, nó luôn dịch chuyển và cũng khiến cho từ trường của Trái đất không cố định về sức mạnh cũng như hướng. Trên thực tế từ trường của Trái đất luôn đảo chiều theo chu kỳ vài trăm nghìn đến vài triệu năm một lần. Và mỗi lần như vậy nó khiến cho từ trường suy yếu và gần như biến mất, để lại những hậu quả khủng khiếp.

Mất phương hướng

Không chỉ có con người mới xác định phương hướng dựa vào từ trường Trái đất, bằng cách sử dụng la bàn. Nhiều loài động vật như chim, rùa biển, ong mật, cá hồi … cũng có khả năng xác định phương hướng bằng từ trường. Chúng có một cơ chế gọi là "magnetoreceptors".

Chuyện gì sẽ không xảy ra với Trái đất nếu như không còn từ trường Trái đất

Nhiều loài chim sẽ chết do không tìm được đường đến nơi di cư.

Chúng sử dụng khả năng này để di cư khi mùa đông đến, hay tìm về nơi đẻ trứng. Do đó nếu từ trường Trái đất biến mất, các loài động vật này sẽ gặp phải một vấn đề nghiêm trọng. Đó là không xác định được phương hướng, chúng sẽ lạc đường và không thể tìm đến nơi di cư hay duy trì nòi giống nữa. Nhiều loài động vật sẽ tuyệt chủng và kéo theo rất nhiều sự ảnh hưởng khác đến tự nhiên.

Không một thiết bị điện - điện tử nào có thể hoạt động

Toàn bộ các vệ tinh, mạng lưới điện và các thiết bị điện tử trên toàn thế giới sẽ bị phá hủy bởi một cơn bão Mặt Trời nhỏ nhất, nếu không có tấm lá chắn từ trường. Các hạt năng lượng cao từ một cơn bão Mặt Trời sẽ bắn phá trực tiếp vào các vệ tinh đầu tiên, khiến cho hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.

Chuyện gì sẽ không xảy ra với Trái đất nếu như không còn từ trường Trái đất

Hệ thống vệ tinh liên lạc sẽ "gục ngã" đầu tiên trước một cơn bão Mặt Trời, tiếp đến là mạng lưới điện và các thiết bị điện tử.

Tiếp đến sẽ là mạng lưới điện, các hạt năng lượng cao này sẽ khiến toàn bộ đường dây và mạng lưới điện trở nên quá tải. Không có điện và các thiết bị liên lạc vệ tinh, cả thế giới sẽ bị chia cắt và chìm trong bóng tối. Điều đáng sợ nhất là chúng ta không biết điều gì sắp xảy đến tiếp theo.

Tia vũ trụ và bức xạ Mặt Trời

Từ trường của Trái đất tạo nên một tấm lá chắn vô hình, giúp bảo vệ chúng ta khỏi các tia vũ trụ và bức xạ chết người. Sự ánh hưởng của các tia sáng này đến cơ thể chúng ta là rất khủng khiếp. Nếu nhìn trực tiếp bằng mắt thường vào các tia sáng năng lượng cao này có thể khiến tổn thương mắt, dẫn đến mù lòa.

Chuyện gì sẽ không xảy ra với Trái đất nếu như không còn từ trường Trái đất

Tia vũ trụ và bức xạ Mặt Trời sẽ giết chết toàn bộ sinh vật trên Trái đất.

Tuy nhiên đó chỉ là mức nhẹ nhất. Khi tiếp xúc với các hạt năng lượng cao này, tế bào của chúng ta có thể bị phá hủy, dẫn tới ung thư và nhiều căn bệnh khác trên khắp thế giới. Không chỉ có con người mà mọi sinh vật sống đều bị tác động dưới bức xạ Mặt Trời và tia vũ trụ. Đó sẽ là một dịch bệnh lây lan trên toàn thế giới mà không có cách nào ngăn cản. Cuối cùng sẽ là dấu chấm hết của các sinh vật sống trên Trái đất.

Trái đất sẽ trở thành một sao Hỏa thứ hai

Ảnh hưởng khủng khiếp nhất chính là bầu khí quyển của Trái đất sẽ biến mất, bức xạ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển sẽ khiến nhiệt độ mặt đất tăng cao, đại dương bốc hơi. Kết quả là Trái đất sẽ biến thành một sao Hỏa thứ hai.

Chuyện gì sẽ không xảy ra với Trái đất nếu như không còn từ trường Trái đất

Gió Mặt Trời sẽ thổi bay khí quyển và biến hành tinh xanh trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.

Trước đây, có thể sao Hỏa cũng là một hành tinh có bầu khí quyển và các đại dương đầy nước. Thế nhưng từ trường của nó đã biến mất cách đây hàng tỷ năm. Khiến cho bầu khí quyển không còn được bảo vệ, gió vũ trụ từ các cơn bão Mặt Trời thổi đến và khiến cho khí quyển của hành tinh này bị thổi bay vào không gian.

Nhiệt độ tăng cao do ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt, đại dương bốc hơi. Nhưng hơi nước này cũng nhanh chóng bị cuốn vào không gian, khiến cho không thể có mưa. Khí hậu trở nên khô cằn và sự sống bắt đầu biến mất.

Nếu một ngày nào đó từ trường của Trái đất bị suy yếu hay biến mất, rất có thể hành tinh xanh của chúng ta sẽ biến thành một sao Hỏa thứ hai.

Tham khảo: fromquarkstoquasars, todayifoundout, wiki