Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

Đọc nguyên âm tiếng Việt chuẩn là một trong những kỹ năng cơ bản khi học tiếng Việt mà trẻ cần nắm được. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên tắc, cách phát âm chuẩn của các nguyên âm. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn cho bé phương pháp học phù hợp để nâng cao khả năng phát âm của con ngay tại nhà.

Nội dung chính

1. Lý do cha mẹ nên cho con học nguyên âm tiếng Việt từ sớm

Có một số cha mẹ còn khá nghi ngại về quyết định cho trẻ luyện đọc tiếng Việt từ sớm. Vì cho rằng, bé còn nói chưa rõ, chưa biết nhiều về tiếng Việt thì liệu việc luyện đọc nguyên âm sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngôn ngữ đã chỉ ra rằng, 4 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Đây là thời điểm bé sẽ dễ dàng tiếp cận cũng như phát triển năng lực nói và nghe tiếng Việt. Đồng thời hình thành tư duy và phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.

Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

Trẻ học càng sớm càng dễ dàng tiếp thu kiến thức

Phát âm là một trong các yếu tố quan trọng trong bộ kỹ năng Nghe – Nói – Phát âm – Ngữ âm. Đây cũng là nền móng giúp con giao tiếp lưu loát trong giai đoạn sau này. Chính vì thế, hướng dẫn con đọc chuẩn nguyên âm tiếng Việt là điều cần thiết nhằm giúp con tránh các lỗi sai phát âm không cần thiết. Không chỉ vậy, tâm lý và khả năng tiếp cận kiến thức của trẻ trong giai đoạn này linh hoạt, nhanh nhạy hơn sẽ giúp phụ huynh dễ dàng uốn nắn và sửa lỗi cho con.

2. Nguyên âm tiếng Việt theo chương trình đổi mới năm 2023

Nắm vững kiến thức liên quan tới nguyên âm giúp trẻ tiếp thu bảng chữ cái tiếng Việt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

2.1. Khái niệm nguyên âm tiếng Việt

Trước tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm nguyên âm là gì? Nguyên âm tiếng Việt là âm thanh được tạo ra nhờ sự rung động của thanh quản, âm thanh phát ra to rõ ràng và không bị cản trở ở lưỡi hay môi.

Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

Nguyên âm tiếng Việt là gì?

2.2. Đặc điểm nổi bật của nguyên âm tiếng Việt

Trong một “tiếng”, âm nào đóng vai trò chính thì là nguyên âm, đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu nhận biết nguyên âm trong tiếng Việt.

Các dấu thanh như: huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ~ ), nặng ( . ) luôn luôn đặt ở vị trí các nguyên âm. Nguyên âm có khả năng đứng một mình riêng lẻ hoặc đứng trước hay sau một số phụ âm để tạo thành từ có nghĩa.

2.3. Phân loại nguyên âm tiếng Việt

Căn cứ vào cấu tạo của âm mà ta có thể chia nguyên âm thành ba loại nguyên âm như sau:

2.3.1. Nguyên âm đơn

Theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2023, tiếng Việt chấp nhận 12 nguyên âm đơn đó là: A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y. Mỗi nguyên âm có thể được phát âm bằng nhiều cách khác nhau.

Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

2.3.2. Nguyên âm đôi

Bên cạnh các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có hơn 20 nguyên âm đôi. Nguyên âm đôi chủ yếu được tạo bởi hai nguyên âm liền nhau trong cùng một âm tiết, khi bé phát âm thì lưỡi thường di chuyển theo để nói được âm đó chuẩn xác nhất.

Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

2.3.3. Nguyên âm ba

Tiếp tục quy tắc kết hợp các nguyên âm đôi với một nguyên âm đơn tạo thành 12 nguyên âm ba trong tiếng Việt. Cách phát âm của những nguyên âm này thường khá khó vì một phần dài, một phần có sự luyến láy đòi hỏi trẻ tập trung mới có thể phát âm đúng và chính xác.

Phụ huynh hãy tham khảo cách đọc của một số nguyên âm dưới đây:

Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

Trong tổng số nguyên âm được liệt kê ở phần trên, hai nguyên âm “â” và “ă” được gọi là nhóm nguyên âm ngắn bởi những âm này khi đọc sẽ ngắn hơn so với các âm còn lại. Ngoài ra nguyên âm “u” và “i” là những bán nguyên âm, bởi về mặt âm tiết chúng chỉ là một âm mở không phải là một âm hoàn chỉnh.

Cùng bé làm quen và học đánh vần tiếng Việt:

\>> Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2023

\>> Dạy trẻ đánh vần như thế nào cho hiệu quả và nhớ từ lâu?

3. Mẹo hay giúp bé học nguyên âm tiếng Việt dễ dàng và hiệu quả

Việc học nguyên âm giúp con rèn luyện và phát triển tốt kỹ năng nghe và nói. Để giúp hoạt động luyện phát âm này đạt hiệu quả và hứng thú; phụ huynh không nên bỏ qua những chia sẻ dưới đây:

3.1. Cho bé làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt

Trước khi học về nguyên âm, cha mẹ cần cho bé làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt. Sau đó khuyến khích con tìm tòi học hỏi, đảm bảo có khả năng ghi nhớ và nhận biết được các chữ cái. Điều này tuy đơn giản nhưng có vai trò quyết định.

Khi bé đã nắm chắc phần đó, bố mẹ mới bắt đầu hướng dẫn con cách nhận biết nguyên âm tiếng Việt để con dễ dàng tiếp cận và làm quen mà không bị bối rối.

3.2. Chú ý đến khẩu hình miệng của con

Để bé phát âm chuẩn, cha mẹ cần phải mô tả, làm mẫu hoặc nhờ tới những ứng dụng hỗ trợ phát âm trực tuyến giúp con nắm được về vị trí môi, miệng, cách đặt lưỡi như thế nào để phát ra âm thanh chính xác. Sau đó yêu cầu trẻ bắt chước và thực hành theo. Trong suốt quá trình đó, cha mẹ cần chú ý quan sát và sửa lỗi nếu con thực hiện không đúng.

Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

Khi bé đọc nguyên âm cha mẹ chú ý về vị trí môi, miệng, cách đặt lưỡi

3.3. Cho con nghe thường xuyên

Hãy cho bé được tiếp cận với những chương trình dạy phát âm nhằm tạo môi trường học lý tưởng. Tuy nhiên nếu đang trong giai đoạn đầu, cha mẹ cũng không nên quá vội vàng, bắt ép con học trong thời gian quá dài gây áp lực. Thời gian học lý tưởng chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút mỗi lần sẽ giúp con dễ dàng thích nghi và làm quen. Từ đó phát triển kỹ năng nghe và phát âm tiếng Việt của trẻ.

3.4. Luyện cho con phát âm chuẩn từng từ có chứa nguyên âm

Sau khi trẻ nắm vững cách đọc nguyên âm, giai đoạn này bố mẹ có thể nâng cao độ khó bằng cách cho trẻ đọc những từ chứa nguyên âm đó. Việc này vừa giúp trẻ vừa ôn tập kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng phản xạ ngôn ngữ; giúp con phát triển nền tảng ngôn ngữ vững chắc.

3.5. Làm quen với các dạng bài tập thực hành

Bố mẹ có thể tìm kiếm những bài tập nhỏ như: điền nguyên âm thích hợp vào chỗ trống, phân biệt nguyên âm đơn, nguyên âm đôi,… Điều này sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách nhanh nhạy, chính xác.

Có bao nhiêu nguyên âm đôi tiếng việt năm 2024

Các dạng bài tập bổ trợ sẽ giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nguyên âm tiếng Việt mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ nguồn tư liệu hữu ích dành cho cha mẹ trong việc cùng con xây dựng kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

Nguyên âm tiếng Việt có bao nhiêu từ?

Hiện ở bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 12 nguyên âm đơn như: a, ă, â, e, ê, y, i, o, ơ, ô, u, ư. Bên cạnh đó, còn 3 nguyên nhân đôi với nhiều cách viết như: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

Nguyên âm đôi trong tiếng Việt là gì?

Một nguyên âm đôi là sự kết hợp của hai nguyên âm kế nhau trong cùng một âm tiết. Về cơ bản, nguyên âm đôi là một nguyên âm với hai mục tiêu khác nhau, như thế để lưỡi (và/hoặc các cơ quan nói khác) có thể di chuyển trong khi phát âm nguyên âm.

Ươ là nguyên âm gì?

Nguyên âm đôi /əʊ/ Kéo môi sang hai bên, đồng thời mở rộng miệng lưỡi đặt ở vị trí giữa trong khoang miệng, phát âm âm /ə/ bằng cách thu hẹp khóe miệng, kéo lưỡi về sau. Đẩy lưỡi sẽ lùi về phía sau, môi mở từ từ ra cho tới khi hơi tròn.

IE đọc như thế nào?

Trong sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, có ba nguyên âm đôi là iê (đọc là /ia/) và có 4 cách viết là ia, ya, iê, yê. Trong khi sách giáo khoa đại trà chữ ia/ya, iê/yê phát âm lần lượt là /i-a/ và /i-ê/. Nguyên âm đôi iê phát âm là /ia/ có 4 cách viết.