Có mấy cách phân loại tài khoản kế toán năm 2024

Bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Bảng hệ thống tài khoản kế toán được hiểu là một tập hợp các tài khoản kế toán được dùng trong công việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán. Hiện nay, tại Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp.

Cấu trúc tài khoản kế toán như sau:

- Số đầu tiên trong ký hiệu tài khoản: Mang ý nghĩa là loại tài khoản.

- Hai số đầu tiên: là nhóm tài khoản. Ví dụ: tài khoản TK 15x chỉ tài khoản thuộc nhóm TK “Hàng tồn kho”.

- Số thứ ba: là tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phản ánh. Ví dụ: TK 152 mang ý nghĩa là “Nguyên liệu, vật liệu”.

- Số thứ tư (nếu có): là tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản được phản ánh ở 3 số đầu. Ví dụ: TK 1521 “Vật liệu chính”.

2. Các loại tài khoản kế toán hiện nay?

Có mấy cách phân loại tài khoản kế toán năm 2024

Danh mục 10 loại tài khoản kế toán, bao gồm:

Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn

Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn

Tài khoản loại 3: Nợ phải trả

Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu

Tài khoản loại 5: Doanh thu

Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh

Tài khoản loại 7: Thu nhập khác

Tài khoản loại 8: Chi phí khác

Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng

3. Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Có mấy cách phân loại tài khoản kế toán năm 2024

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/danh-muc-ke-toan.docx

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/he-thong-tai-khoan-doanh-nghiep-vua-va-nho.docx

Đăng ký sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán thì cần sự chấp thuận của ai?

Theo Điều 9 Thông tư 200 quy định về đăng ký Đăng ký sửa đổi đối với hệ thống tài khoản kế toán như sau:

- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200 để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư 200 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Như vậy, khi đăng ký sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Chế độ kế toán theo Thông tư 200 thường được áp dụng cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng cần thông báo với cơ quan thuế trực thuộc và thực hành nhất quán trong năm tài chính hoặc sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Trân trọng!

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Mục đích của phương pháp này nhằm phân loại đối tượng kế toán để theo dõi, phản ánh có hệ thống về một đối tượng kế toán.

Ví dụ: Với đối tượng kế toán Tiền gửi ngân hàng – mã hóa bởi số hiệu: TK 112, Tài sản cố định – mã hóa bởi số hiệu: TK 211

Có mấy cách phân loại tài khoản kế toán năm 2024

Kết cấu của tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán có kết cấu cơ bản như sau:

– Ở giữa: Ghi số hiệu và tên tài khoản Nợ TÊN TÀI KHOẢN Có

– Bên trái theo quy ước gọi là bên Nợ

– Bên phải theo quy ước gọi là bên Có

Có mấy cách phân loại tài khoản kế toán năm 2024

Thuật ngữ “Nợ”, “Có” của kế toán quy ước để chỉ hai bên của tài khoản kế toán. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến các đối tượng kế toán làm cho chúng vận động, thay đổi và chuyển hoá thì khi ghi Nợ tài khoản phản ánh đối tượng kế toán này phải ghi đối ứng Có tài khoản phản ánh đối tượng kế toán có liên quan để phản ánh sự vận động và chuyển hoá đó.

\>> Có thể bạn quan tâm:

Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Tìm Hiểu Các Loại Đối Tượng Kế Toán

Mã Số Thuế Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Và Tra Mã Số Thuế Doanh Nghiệp

Các loại tài khoản

Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành được phân thành các loại sau:

Loại 1 – Tài sản lưu động

– Nhóm 1: Tiền

– Nhóm 2: Tài sản tài chính và đầu tư ngắn hạn

– Nhóm 3: Tài sản trong thanh toán

– Nhóm 4: Các khoản tạm ứng, chi phí trả trước

– Nhóm 5: Hàng tồn kho

– Nhóm 6: Chi sự nghiệp

Loại 2 – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

– Nhóm 1 – Tài sản cố định

– Nhóm 2 – Các khoản đầu tư dài hạn

Loại 3 – Nợ phải trả

Loại 4 – Nguồn vốn chủ sở hữu

Loại 5 – Doanh thu

Loại 6 – Chi phí sản xuất, kinh doanh

Loại 7 – Thu nhập hoạt động khác

Loại 8 – Chi phí hoạt động khác

Loại 9 – Xác định kết quả kinh doanh

Loại 0 – Các tài khoản ngoài bảng

Lựa chọn tài khoản kế toán dựa vào yếu tố nào?

Việc lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán loại nào cần căn cứ đúng theo luật quy định tại quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Báo gồm các yếu tố căn cứ như sau:

  • Dựa vào tài sản và nguồn vốn cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
  • Dựa vào nhu cầu quản lý thông tin của mỗi doanh nghiệp
  • Căn cư vào quyết định ban hành của Bộ tài chính đối với mỗi loại hệ thống tài khoản cho từng đối tượng cụ thể. Ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có một hệ thống tài khoản riêng. Tuy nhiên, bảng tài khoản trong thông tư 200 có thể sử dụng cho mọi doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Nội dung của phương pháp tài khoản kế toán

  • Tài khoản kế toán: là những tờ/trang sổ nhằm phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách có hệ thống tác động đến những đối tượng kế toán.
  • Theo dõi, phản ánh tình hình biến động của từng đối tượng hạch toán kế toán
  • Cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình biến động tăng, giảm và hiện có của từng đối tượng hạch toán kế toán trong mối quan hệ với các đối tượng khác
  • Thông qua phương pháp tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được sắp xếp, phân loại theo từng đối tượng hạch toán kế toán, từng loại hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho việc hệ thống hóa và tổng hợp thông tin được thuận lợi hơn.
  • Thông báo cho nhà quản lý về tình hình từng loại tài sản, nguồn vốn và từng loại hoạt động của đơn vị trong mối quan hệ tương hỗ với nhau
  • Phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng và nội dung nghiệp vụ kinh tế.
  • Yêu cầu theo dõi, kiểm soát từng đối tượng cụ thể, do đối tượng kế toán biến động không ngừng không thể dựa vào phương pháp chứng từ và phương pháp tính giá.

Ý nghĩa phương pháp tài khoản kế toán

  • Giảm thời gian, công sức để tổng hợp số liệu khi cần biết tại một thời điểm nào đó
  • Cho biết số liệu của đối tượng tại một thời điểm có giá trị bao nhiêu và sau một khoảng thời gian đối tượng đã tăng/giảm bao nhiêu
  • Các tài khoản kế toán là công cụ để hệ thống hóa số liệu, đồng thời là nguồn số liệu cung cấp thông tin cho kế toán để lên được các chỉ tiêu trong báo cáo
  • Phương pháp tài khoản kế toán tiếp cận từ tổng thể hệ thống phương pháp kế toán là cầu nối trung gian giữa nhu cầu phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ trên chứng từ với nhu cầu tổng hợp thông tin để lên các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán.

Trình tự định khoản kế toán

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán cần định khoản

Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1 (dựa vào danh mục hệ thống tài khoản theo thông tư hiện hành)

Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (tăng hay giảm).

Bước 4: Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có.

Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản

Có mấy cách phân loại tài khoản kế toán năm 2024

Trên đây là những thông tin tổng quát về tài khoản kế toán. Giúp quý bạn đọc hiểu được tài khoản kế toán là gì cũng như tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán.