Có nên để gạo trong tủ lạnh không

Bạn đã biết cách bảo quản gạo được lâu chưa? Cách bảo quản gạo trắng và gạo lứt có giống nhau? Hãy cùng Trung An tìm hiểu và bỏ túi những mẹo bảo quản gạo không bị mọt siêu hữu ích nhé

1. Cách bảo quản gạo được lâu

Bởi vì gạo là nguồn lương thực chính của hầu hết gia đình người Việt cho nên gạo thường được mua với số lượng lớn. Vì lẽ đó, chúng ta cũng có rất nhiều cách bảo quản gạo không bị sâu, bị mối mọt khác nhau.

Có nên để gạo trong tủ lạnh không

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người băn khoăn không biết liệu cách làm của mình có đúng hay không. Do đó, bạn có thể đối chiếu cách làm của mình với những mẹo bảo quản gạo bên dưới. Nếu như bạn chưa thực hiện một trong những cách nào dưới đây thì bạn nên thử và thực hiện ngay.

1.1. Bảo quản gạo nơi khô, thoáng mát

Gạo có tính chất hút ẩm cao. Và độ ẩm có thể làm cho gạo bị mốc, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của gạo. Do đó, gạo cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. 

Ngoài ra, để bảo quản gạo đúng cách, bạn nên tránh để gạo gần những nơi phát nhiệt cao như lò vi sóng hay lò nướng. Đồng thời không nên để gạo trực tiếp hoặc ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo, khiến cho gạo khi nấu chín bị khô, không còn ngon miệng nữa.

Có nên để gạo trong tủ lạnh không

Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khác tạo điều kiện cho gạo bị mốc và mọt mà nhiều người hay mắc phải. Đó chính là thùng gạo sau khi được vệ sinh sạch sẽ nhưng chưa khô hoàn toàn, đã đem vào đựng gạo ngay. Chính vì còn đọng nước cho nên gạo rất dễ bị hư và tạo điều kiện cho mối mọt phát triển. 

Đây cũng là lý mà chúng ta nên bảo quản gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh những nơi có nhiệt độ cao.

1.2. Bảo quản gạo trong hộp kín không bị mọt

Hộp, thùng hoặc túi kín là những vật dụng mà bạn có thể sử dụng để bảo quản gạo không bị mọt. Ngoài tránh mối mọt và ẩm mốc, đây cũng là cách bảo quản gạo được lâu và an toàn đối với sức khỏe.

Có nên để gạo trong tủ lạnh không

Tuy nhiên, khi bảo quản gạo bằng cách này, bạn nên lưu ý một số điều sau đây.

  • Nếu bảo quản gạo bằng túi thì bạn phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng túi đựng không bị rách.
  • Nếu bảo quản gạo bằng thùng kín thì bạn không nên tái sử dụng thùng sơn để đựng gạo. Đây là một trong những cách mà nhiều gia đình vẫn hay làm. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Do đó, thay vì sử dụng thùng sơn, bạn có thể sử dụng thùng đựng gạo chuyên dụng.

Cuối cùng, để tránh gạo bị mốc và tránh mọt gạo, bạn nên đặt gạo cách đất khoảng 20cm. Bảo quản gạo bằng cách này sẽ giúp cho chỗ để gạo thoáng khí, tránh ẩm mốc hiệu quả. 

1.3. Bảo quản gạo bằng tỏi

Bảo quản gạo bằng tỏi có lẽ là một cách bảo quản khá mới mẻ đối với nhiều người. Lý do vì sao chúng ta có thể sử dụng tỏi để bảo quản gạo?

Có nên để gạo trong tủ lạnh không

Đó là vì tỏi khá nồng. Mùi hương sẽ làm cho mối mọt tránh xa thùng đựng gạo của chúng ta. Từ đó ngăn ngừa mọt gạo sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng giữ cho chất lượng gạo một cách tối ưu nhất.

Dưới đây là mẹo bảo quản gạo bằng tỏi vô cùng đơn giản mà bạn có thể thực hiện theo:

  1. Cho gạo vào thùng đựng gạo chuyên dụng hoặc túi hoặc thùng kín.
  2. Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ vào trong thùng hoặc túi đựng gạo. Tùy theo lượng gạo có trong đó, bạn có thể tăng hoặc gia giảm lượng tỏi cho phù hợp.
  3. Sau khi đã bỏ tỏi vào thùng, đậy kín nắp thùng lại.

1.4. Có nên để gạo trong tủ lạnh không?

Chúng ta hoàn toàn có thể bảo quản gạo trong tủ lạnh. Không chỉ có thể áp dụng để bảo quản gạo, cách làm này còn có thể áp dụng đối với các loại ngũ cốc khác nữa đó. Theo đó, nhiệt độ trong tủ lạnh được xem là điều kiện lý tưởng cho việc bảo quản gạo. Cũng theo các chuyên gia từ Nhật, cách bảo quản gạo này có thể tiêu diệt và ngăn ngừa mọt gạo hiệu quả.

Có nên để gạo trong tủ lạnh không

Tuy nhiên, tủ lạnh của nhiều gia đình có kích thước không quá lớn do đó mà lượng gạo có thể bảo quản được khá ít. Hơn nữa, sẽ rất khó để bảo quản bằng thùng đựng gạo trong tình huống này. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ số lượng vào bảo quản chúng bằng túi zip rồi để vào tủ lạnh.

Chính vì vậy, nếu bạn tích trữ một số lượng gạo không quá lớn thì bạn có thể áp dụng phương pháp bảo quản gạo như trên. Nhưng nếu bạn muốn bảo quản gạo với số lượng lớn, bạn nên cân nhắc các cách bảo quản còn lại.

1.5. Bảo quản gạo bằng muối

Một trong những cách giúp bảo quản gạo không bị sâu, bị mọt hiệu quả lại còn tiết kiệm chính là sử dụng muối. 

Có nên để gạo trong tủ lạnh không

Vị mặn của muối sẽ làm cho các con mọt tránh xa thùng gạo nhà bạn. Điều này được lý giải như sau. Khi mọt đến ăn phải gạo có dính muối, chúng sẽ rất sợ và bỏ đi. Do đó, bạn nên áp dụng cách bảo quản gạo này ngay.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một lượng muối vừa phải thôi nhé. Quá nhiều muối sẽ làm cho gạo bị mặn, mất ngon. Đồng thời khả năng gạo sẽ bị ẩm cao hơn, từ đó tình trạng ẩm mốc cũng sẽ dễ xảy ra đấy.

2. Cách bảo quản cơm gạo lứt có giống với gạo tẻ hay không?

Cách bảo quản gạo lứt cũng tương tự như bảo quản gạo tẻ. Theo đó, nếu không được bảo quản đúng cách, gạo lứt cũng có thể bị mọt hay nấm mốc. Vậy các mẹo bảo quản gạo nêu trên có thể áp dụng đối với gạo lứt hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể bạn nhé. Bởi vì về bản chất thì đây cũng là gạo nói chung mà thôi.

Có nên để gạo trong tủ lạnh không

*Cách bảo quản cơm gạo lứt để cơm không bị thiu

Dùng rá để đậy cơm, tránh đậy nắp kín và bảo quản cơm gạo lứt trong tủ. Nếu bạn không ăn hết có thể bảo quản cơm ở trong tủ lạnh. Tuy nhiên chỉ sử dụng khi thời hạn bảo quản dưới 1 tuần lễ. Sau khoảng thời gian này thì không nên ăn.

Ngoài ra, một cách bảo quản cơm gạo lứt lâu hơn khác chính là chia nhỏ cơm thành từng phần vừa đủ dùng và bảo quản lạnh. Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 phần đã chia sẵn, bỏ vào lò vi sóng và ăn thôi. Vô cùng tiện lợi lại còn giúp bảo quản cơm gạo lứt tránh bị thiu hiệu quả.

Cuối cùng, bạn nên lưu ý về cách bảo quản gạo lứt như sau. Gạo lứt sau khi mua về có thể sử dụng trong khoảng từ 4 đến 5 tháng. Nếu để lâu, chất dầu trong lớp sẽ bị hư dẫn đến gạo không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Do đó, khi mua gạo lứt, ngoài việc kiểm tra kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng, bạn chỉ nên mua một lượng gạo lứt vừa đủ thôi nhé.

3. Cách lựa chọn gạo lứt ngon để bảo quản gạo tốt hơn

Một trong những cách bảo quản gạo cực kỳ tốt chính là chọn mua gạo ngon và mua ở nơi có uy tín. Dù chọn mua bất cứ loại gạo nào thì đây đều là 2 yếu tố rất quan trọng.

3.1. Làm thế nào để nhận biết gạo lứt ngon?

Đối với gạo lứt, làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết gạo lứt ngon? Đầu tiên là nhìn vào “ngoại hình” của hạt gạo. Gạo lứt ngon có hạt thon dài và màu sắc đặc trưng. Tiếp đến, gạo lứt ngon là khi nấu lên, cơm gạo lứt mềm, có vị ngọt thanh và mùi hương dễ chịu.

3.2. Nên tìm mua gạo lứt ngon ở đâu để bảo quản gạo tốt hơn?

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp loại gạo lứt chất lượng này.

Trong đó, gạo lứt tím than Trung An từ khâu gieo trồng, thu hoạch cho đến khi sản xuất đều tuân thủ theo quy trình rất nghiêm ngặt. Ngoài ra, các loại gạo tại đây đều đạt chuẩn HACCP, G.A.P và ISO 22000. Do đó, về chất lượng hạt gạo thì có gì phải bàn cãi.

Hơn nữa, gạo lứt tím than Trung An cũng là mặt hàng gạo rất được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc. Do vậy, nếu bạn đang tìm mua gạo lứt chất lượng thì bạn có thể tham khảo địa chỉ các cửa hàng Trung An uy tín rộng khắp các tỉnh miền Nam.

Kết

Trên đây là các cách bảo quản gạo được lâu, không bị sâu và không bị mốc hiệu quả mà bạn nên áp dụng ngay. Không chỉ có thể sử dụng được với gạo trắng, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng các cách bảo quản trên cho gạo lứt. Hơn nữa, để bảo quản gạo tốt hơn, bạn nên tìm mua gạo ngon ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

Xem thêm bài viết liên quan

  • Top 10 loại gạo ngon nhất Việt Nam
  • Giá lúa gạo thị trường Việt Nam năm 2022