Có nên thay khớp gối nhân tạo không

Phẫu thuật thay khớp gối là một trong những lựa chọn điều trị cho tình trạng viêm xương khớp xảy ra ở khớp đầu gối. Viêm xương khớp phát sinh do sự thoái hóa của lớp sụn khớp, dẫn đến tình trạng cọ xát của các đoạn xương bên dưới sụn.

Trong trường hợp những phương pháp điều trị viêm xương khớp như dùng thuốc hay vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật.

Tương tự các liệu pháp can thiệp y tế khác, phẫu thuật thay khớp gối cũng có những nguy cơ rủi ro đặc trưng. Vậy, bạn đã biết biến chứng của phương pháp này là gì chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bạn có thể quan tâm: Nhận biết bệnh viêm xương khớp và cách điều trị.

Sơ lược về phẫu thuật thay khớp gối

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ phần sụn và xương bị hỏng trước khi cấy ghép khớp nhân tạo thay thế, bao gồm kim loại, nhựa và các vật liệu tổng hợp khác.

Theo Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), hơn 90% ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Người được thay khớp gối sẽ cảm thấy cơn đau giảm đi đáng kể. Ngoài ra, khả năng di chuyển cũng như thực hiện các công việc hàng ngày cũng chuyển biến tốt đẹp hơn.

Tuy kết quả rất khả quan, nhưng tương tự bất kỳ thủ thuật nào, phẫu thuật thay khớp gối cũng có những rủi ro riêng, chẳng hạn như nhiễm trùng, đau nhức hay đông máu. Tuy vậy, theo thống kê từ các chuyên gia, khả năng biến chứng xảy ra không đến 2%.

Những rủi ro từ phẫu thuật thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối mang nhiều rủi ro khác nhau. Một số là kết quả trực tiếp từ phẫu thuật, trong khi một số khác có thể xuất phát từ phản ứng của cơ thể với các yếu tố của ca mổ, bao gồm:

Gây mê và gây tê

Những người thực hiện phẫu thuật thay khớp gối sẽ cần được gây mê hoặc gây tê để tránh cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật.

Nếu áp dụng phương pháp gây mê, bạn sẽ bất tỉnh cho đến khi ca mổ kết thúc. Trong khi đó, nếu sử dụng biện pháp gây tê, bạn chỉ tạm thời mất cảm giác ở chân hoặc phần thân dưới. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thêm thuốc an thần để thư giãn.

Một số tác dụng phụ do gây mê đem đến có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ
  • Đau họng, do sử dụng ống thở trong khi phẫu thuật

Người bệnh có nhiều khả năng gặp các biến chứng của gây mê toàn thân nếu tình trạng sức khỏe của họ vốn không ổn định, chẳng hạn như mắc bệnh tim hoặc các vấn đề về phổi. Trong trường hợp hiếm hoi, đau tim hoặc đột quỵ có nguy cơ xảy ra.

Ngược lại, gây tê gây ra ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn gây mê toàn thân. Đồng thời, nó cũng ít khi khiến bạn cảm thấy buồn ngủ sau ca phẫu thuật. Tỷ lệ mất máu, đông máu hay đau tim và đột quỵ cũng thấp hơn hẳn so với liệu pháp gây mê.

Tuy vậy, gây tê vẫn có những tác dụng phụ riêng, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Khó đi ngoài
  • Phản ứng dị ứng

Trong vài trường hợp hiếm gặp, kim tiêm gây tê có thể dẫn đến chấn thương thần kinh.

Nhiễm trùng

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua bất kỳ vết thương hở miệng nào. Bác sĩ phẫu thuật luôn có biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro này xảy ra trong ca mổ. Tuy nhiên, sau đó, họ sẽ không tiếp tục can thiệp vào vấn đề này. Do đó, bạn cần tìm hiểu những phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng để tự bảo vệ bản thân.

Thay khớp đầu gối nhân tạo được xem là biện pháp điều trị cuối cùng nhằm giúp sửa chữa khớp gối bị hư hỏng nặng và không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn nào khác. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này qua bài viết dưới đây.

1. Thay khớp đầu gối nhân tạo là gì?

Thay khớp gối nhân tạo được các bác sĩ chuyên khoa điều trị chỉ định cho bệnh nhân thực hiện khi các phương pháp điều trị nội ngoại khoa khác không giúp giảm cơn đau khớp và không thể phục hồi được chức năng khớp toàn diện. Nó được xem là giải pháp tối ưu nhất đối với những bệnh nhân bị hư hại khớp nặng mà trong quá trình điều trị không có tiến triển nào khách quan.

Khớp gối nhân tạo toàn phần sẽ gồm 3 thành phần chính đó là: phần lồi cầu đùi, mâm chày và mảnh chèn nằm giữa 2 phần trên. Tùy thuộc vào tình trạng hư hại của khớp gối mà bác sĩ điều trị sẽ tiến hành chỉ định loại khớp gối nhân tạo phù hợp nhất để thay cho bệnh nhân. Khớp gối nhân tạo không hạn chế là loại khớp thường được dùng nhất với hầu hết các bệnh lý hư khớp gối hiện nay. Loại khớp này cũng gồm có 2 loại chính là loại khớp xoay được và loại khớp không xoay được. Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng tương đối dài, nếu được chăm sóc, theo dõi thường xuyên thì có thể kéo dài lên tới 15 năm.

Người trưởng thành đều có thể được cân nhắc xem xét để thực hiện thay khớp gối nhân tạo khi gặp phải các bệnh lý về khớp gối mà các phương pháp điều trị khác không có kết quả. Đến nay, người cao tuổi từ 60- 80 tuổi đang hướng tới phương pháp thay khớp gối nhân tạo rất nhiều và cũng có không ít người trẻ sử dụng khớp gối nhân tạo để giúp hạn chế các cơn đau bệnh lý và thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt đi lại.

Có nên thay khớp gối nhân tạo không

Khớp gối nhân tạo toàn phần sẽ gồm 3 thành phần chính

2. Thay khớp gối nhân tạo mang lại ưu điểm gì?

Phương pháp thay khớp gối nhân tạo hiện đang là giải pháp tối ưu dành đối với người bệnh thoái hóa khớp gối nặng và lâu năm. Đây là phương pháp được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, hoặc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, dưỡng sụn không còn mang lại hiệu quả. Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo chính là giải pháp tối ưu để giúp điều chỉnh hoàn hảo những biến dạng khớp, hỗ trợ cho bệnh nhân cải thiện các cơn đau hiệu quả, tránh gặp nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, đưa bệnh nhân trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc thay khớp gối nhân tạo thường gây ra rất ít các tổn thương phần mềm ở xung quanh khớp, bộc lộ chính xác khớp cần thay thế, giúp làm giảm được nguy cơ nhiễm trùng tối đa cho bệnh nhân. Khi phẫu thuật thay khớp gối thì người bệnh cũng sẽ được giảm thiểu được thời gian lưu viện so với các phương pháp điều trị khác, đồng thời giảm đau và sớm bình phục, ổn định được sức khỏe trong khoảng thời gian dài.

Có nên thay khớp gối nhân tạo không

Việc thay khớp gối nhân tạo thường gây ra rất ít các tổn thương phần mềm ở xung quanh khớp

– Bệnh nhân bị đau nghiêm trọng ở vùng khớp gối, gặp tình trạng mòn khớp gối dẫn đến suy giảm vận động, gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại.

– Bệnh nhân gặp tình trạng đau khớp gối kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng sống và giấc ngủ.

– Bệnh nhân không thể làm việc và có cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bình thường.

– Bệnh nhân có phần sụn khớp gối bị tổn thương rất nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không mang tới hiệu quả.

– Bệnh nhân bị viêm khớp gối dạng thấp, thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, chấn thương khiến phần sụn gối tổn thương.

– Người mắc những bệnh lý khác có thể tác động tới vùng khớp gối như: bệnh gout, rối loạn đông máu, hoại tử vô mạch đầu gối, chấn thương đầu gối, rối loạn khiến xương phát triển bất thường, biến dạng khớp gối gây đau và bị mất sụn…

– Khi chụp phim X-quang cho thấy tình trạng khớp gối của bệnh nhân bị hư hại nhiều, nhưng bệnh nhân không đau hoặc chỉ cảm thấy đau ít thì cũng có thể được bác sĩ chỉ định thay khớp gối nhân tạo.

– Bệnh nhân cần được khám xác định bệnh, mức độ thương tổn của phần khớp; đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Đồng thời, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ, các biến chứng không mong muốn khi phẫu thuật.

– Các phương pháp thăm khám cần thiết có thể kể đến như: Chụp X-quang; cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT; xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ hoặc bổ sung thêm các xét nghiệm nếu có bệnh kèm theo.

– Bệnh nhân cần đọc, hiểu tường tận và ký đồng ý các bản Cam kết sử dụng dịch vụ tại bệnh viện mà mình tiến hành điều trị.

– Bác sĩ kiểm tra tình hình dùng thuốc trước đây, dược sĩ lâm sàng sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc trước, trong và sau khi người bệnh tiến hành phẫu thuật.

– Khi có đầy đủ Hồ sơ bệnh án, bác sĩ sẽ tiến hành khám gây mê. Tại đây, bác sĩ gây mê sẽ cùng thống nhất chọn cách thức gây mê hay gây tê cho bệnh nhân và giải thích về việc giảm đau sau mổ.

– Bệnh nhân cần được điều trị các ổ viêm nhiễm đang tồn tại, giảm cân nếu đang béo phì; đồng thời cần thu xếp công việc và kế hoạch chăm sóc tại nhà một cách chu toàn.

– Nếu có trầy xước da hay viêm da tại vùng mổ thì bệnh nhân cũng cần được xử lý ổn định trước khi mổ thay khớp.

Có nên thay khớp gối nhân tạo không

Bệnh nhân cần lưu ý một số điều trước khi tiến hành phẫu thuật

Hiện nay, phương pháp thay khớp gối nhân tạo được đánh giá là phương pháp mang tới hiệu quả điều trị cao nhằm giúp thay thế khớp gối bị hư hại và bào mòn bởi các bệnh về xương khớp gối thường gặp. Hy vọng bài viết rên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này!