Có những dạng địa hình nào trên Trái đất

1. Các dạng địa hình chính

Có những dạng địa hình nào trên Trái đất

2. Khoáng sản

- Khoảng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Gồm 3 nhóm:

+ Năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ,...

+ Kim loại: đen (sắt, man-gan,...), màu (đồng, vàng,...).

+ Phi kim loại: muối mỏ, đá vôi,..

Có những dạng địa hình nào trên Trái đất

- Khoáng sản có hạn, trong khi thời gian hình thành dài hàng triệu năm => cần có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.

  • Lý thuyết các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

    Lý thuyết các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    Xem chi tiết

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 136 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi. 2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 - 97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới. 3. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng. 4. Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới (96 - 97), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 137 Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi. 2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sán. 3. Sắp xếp các loại khoảng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xít.

    Xem lời giải

  • Bài 1 trang 138 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

    Xem lời giải

  • Bài 2 trang 138 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoảng sản?

    Xem lời giải

  • Bài 3 trang 138 Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

    Xem lời giải

  • Bài 4 trang 138 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.

    Xem lời giải

Hay nhất

Câu trả lời hay nhất:Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.