Công chức khác với viên chức như thế nào năm 2024

Công chức, viên chức là cụm từ khá quen thuộc, vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này và phân biệt công chức, viên chức.

Hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Song, Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì quy định về viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Như vậy, hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý, không phải công chức theo phân tích trên.

Công chức khác với viên chức như thế nào năm 2024

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

Căn cứ

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

Nghị định 138/2020/NĐ-CP

Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019

Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Định nghĩa

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

(căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

- Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:

+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

+ Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

+ Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

(căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019).

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008).

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

(căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010)

Nơi công tác

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn gốc

Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế.

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.

Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng.

Biên chế

Trong biên chế

Trong biên chế

Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Khi nào được gọi là viên chức?

Định nghĩa “viên chức” được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.nullViên Chức Là Gì? - Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hớibvcubadonghoi.vn › vien-chuc-la-ginull

Như thế nào được gọi là công chức?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên ...nullCông chức là gì? Những ai được xem là công chức? Có mấy loại công ...thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › cong-chuc-la-gi-nhung-ai-duo...null

Cán bộ là gì cho ví dụ?

- Cán bộ là nhóm gồm những người sở hữu quyền lực lãnh đạo và quản lý cao trong hệ thống hành chính công. Ví dụ về cán bộ có thể là Bí thư Đảng ủy của một đơn vị, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng trong các bộ ngành, và nhiều chức vụ quan trọng khác.nullPhân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức Dễ Hiểu Nhất (Cập nhật 2024)luatminhkhue.vn › phan-biet-can-bo-cong-chuc-vien-chucnull

Nghề nghiệp công an gọi là gì?

- Tóm lại, Công an nhân dân không phải là cán bộ, nhưng trong một số trường hợp nhất định, như khi được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ, hoặc khi tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh, công an có thể được coi là cán bộ hoặc công chức.nullChiến sĩ Công an nhân dân có phải cán bộ, công chức? - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › chien-si-cong-an-nhan-dan-co-phai-can-bo-cong-chucnull