Công cuộc giữ nước là gì

  • Hiểu thời đại dựng nước để ý thức về việc giữ nước

Trong giá trị văn hóa giữ nước đó, nổi lên những giá trị đặc trưng là: Tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường; ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc; tư tưởng gắn kết dựng nước với giữ nước; nghệ thuật đánh giặc đặc sắc và tính nhân văn cao cả.

Cách đây hàng nghìn năm, tổ tiên ta đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để chinh phục vùng núi rừng, trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nay, phát triển cuộc sống, từng bước dựng nên nước Văn Lang - hình thức nhà nước sơ khai của người Lạc Việt.

Các lực lượng vũ trang bám địa bàn, bảo vệ ANTT tại cơ sở.

Quá trình lịch sử của dân tộc ta là quá trình lao động sáng tạo, biết tận dụng những thuận lợi, chế ngự, thích nghi, chung sống với những thách thức của thiên nhiên để sống còn và phát triển; mặt khác, lại biết phòng, chống các thế lực xâm lược, khẳng định sự tồn tại độc lập, sánh vai cùng các dân tộc khác.

Sinh ra và phát triển trong hoàn cảnh thường xuyên phải lao động và chiến đấu chống thiên tai, địch họa như vậy nên mọi hoạt động vật chất và tinh thần của dân tộc ta luôn phải tuân theo quy luật “Dựng nước đi đôi với giữ nước”.

Dựng nước vừa là mục đích lâu dài, vừa là nguồn sức mạnh căn bản để giữ nước. Giữ nước trước hết là để tồn tại, đồng thời tạo điều kiện để dựng nước thành công. Dựng nước và giữ nước là hai mặt hoạt động đồng thời, gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc ta.

Mục đích cao nhất của dân tộc ta từ xưa đến nay là đất nước được “quốc thái dân an”. Thời xưa, tổ tiên ta quan niệm “quốc thái dân an” là dân no đủ, sống yên bình, không lo đói rét; phép nước nghiêm, không lo quan lại sách nhiễu, trộm cướp quấy phá; quân binh mạnh, không lo cương vực bị đụng chạm; cuộc sống thanh bình, đàn hát hoan hỷ, lễ cưới chu tất; trên dưới thuận hòa, trong nhà ấm cúng, tích cốc phòng cơ,… như thế thì cơ nghiệp nước nhà truyền lâu mãi mãi [Bài khải của quan Ngự sử Nguyễn Duy Thì trình chúa Trịnh Tùng cuỗi thế kỷ XVI].

Lúc đất nước yên bình, hiển nhiên là phải tập trung vào nhiệm vụ dựng nước, chăm lo làm giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, bảo tồn được văn hóa dân tộc.

Dù khi đất nước không có chiến tranh nhưng các thế lực ngoại xâm luôn nhòm ngó, chống phá, nếu có thời cơ là lập tức gây chiến tranh xâm lược. Vì thế dân tộc ta phải thường xuyên “giữ nước từ lúc nước chưa nguy”, chăm lo quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, bờ cõi, răn đe, ngăn chặn các hành vi xâm hại chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Nếu chúng cố tình gây chiến tranh xâm lược thì ta không lâm vào cảnh “bất ngờ”, “trở tay không kịp”, mà chủ động đánh thắng. Tổ tiên ta đã tổng kết: “Việc binh là việc của trăm năm để dùng trong một ngày” chính là với ý nghĩa như vậy.

Từ thời Lý trở đi, khi nước ta bước vào thời kỳ xây dựng căn bản và bảo vệ quốc gia độc lập, tự chủ, các triều đình phong kiến đã sớm có ý thức chăm lo phòng thủ quốc gia từ lúc đất nước còn yên bình. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, nước Đại Việt dù còn nhỏ bé nhưng đã là một quốc gia độc lập, vững mạnh trong khu vực.

Mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước luôn được tổ tiên ta nhận thức sâu sắc và xử lý linh hoạt, sáng suốt trong hoạt động thực tiễn.

Vua Lý Nhân Tông trước khi qua đời, còn dặn lại: “Nên sửa sang giáo mác, để phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh, trẫm dù nhắm mắt cũng không di hận” [Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb, Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 455].

Vua Trần Thái Tông - vị vua mở đầu triều Trần, một triều đại thịnh trị, giữ vững biên cương phía Bắc, mở mang bờ cõi phương Nam, lập chiến công hiển hách chống Nguyên Mông - đã nói về đạo trị nước: “Lấy nhân đức để trị dân, lấy hiền tài để dựng nước, lấy khoan nhượng để thu phục lòng người, lấy trí dũng để bảo vệ đất nước”.

Thực tiễn lịch sử giữ nước của dân tộc ta cho thấy khi nào đất nước ta vững   mạnh thì dù kẻ thù ngoại xâm lớn mạnh đến đâu, chúng ta vẫn giành thắng lợi; trái lại, khi nào đất nước lâm vào cảnh kinh tế suy sụp, trên dưới chia lìa, dân tình oán thán thì khi bị xâm lăng, dù cuộc kháng chiến của ta có chính nghĩa, vẫn có thể bại vong.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - một vị tướng chỉ huy quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất và Tổng tư lệnh cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba đã tổng kết: “Vừa rồi, vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức nên thắng được giặc và điều then chốt nhất là “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” [Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2,  Nxb, Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 118]. Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra giá trị cốt lõi của văn hóa giữ nước của dân tộc ta là “cố kết nhân tâm”.

Đến thế kỷ XV, ngay sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Minh, Lê Thái  Tổ lệnh chỉ cho quần thần: “Đại thần văn võ trăm quan, các ngươi hãy chăm việc nông tang, chỉnh đốn quân ngũ, sửa sang chiến khí, thuyền bè” [Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, tr. 469].

Chính sách “Ngụ binh ư nông” [gửi binh lính ở nhà nông] là một chính sách đặc sắc của các triều Lý, Trần, Lê sơ, quân chủ lực triều đình không nhiều, chủ yếu là quân địa phương tập trung theo từng phiên, nuôi quân đỡ tốn kém, bảo đảm sức lao động cho nông nghiệp, mà khi có chiến tranh, huy động được tối đa trai tráng cầm súng đánh giặc, đúng là “động binh tĩnh dân”, “bách tính giai binh”, “tận dân vi binh”.

Đây là cách tổ chức quân đội thời bình rất phù hợp với một nước nhỏ, dân số ít, phải chống với kẻ thù ngoại xâm lớn mạnh. Cách tổ chức quân đội này đã phát huy tác dụng lớn để đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược.

Trong thời đại mới, truyền thống dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát huy và phát triển lên tầm cao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người am tường lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử nhiều dân tộc trên thế giới và rất coi trọng vai trò của truyền thống lịch sử. Trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, mục tiêu, nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn gắn bó với nhau, độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta giành được chính quyền, đường lối cách mạng của Đảng bao giờ cũng gắn chặt hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối “kháng chiến kiến quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công kháng chiến mới mau thắng lợi” [Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 114].

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đấu tranh giải phóng miền Nam. Chính nhờ sự lãnh đạo tài trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng sự chiến đấu hy sinh của toàn dân tộc, chúng ta đã thực hiện thành công hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước, quét sạch quân xâm lược, non sông thu về một mối, cả nước bước sang thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ngày nay, Việt Nam đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn toàn có khả năng để xây dựng đất nước hùng cường và bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH [Bổ sung, phát triển năm 2011] của Đảng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn.

Trong Diễn văn tại Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam [3/2/1930 - 3/2/2020], Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết bài học lịch sử về dựng nước đi đôi với giữ nước: “Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh rằng, yêu nước và giữ nước, kiên quyết chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta” và khẳng định “đó là những truyền thống vẻ vang mà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy”.

Chỉ có như thế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân và toàn quân ta mới vượt qua những khó khăn, thử thách, vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

  • Đổi mới tư duy nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Đại tá, PGS, TS Vũ Như Khôi

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

10/09/2008
Dựng nước đi đôi với giữ nước kế sách nhất quán quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam


Việt Nam là một quốc gia hình thành từ rất sớm và có lịch sử phát triển lâu đời, có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng, đứng giữa vòng cung nhìn ra Thái Bình Dương, cầu nối Đông Bắc á và Đông Nam á, là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều nền văn hoá, nên thường bị ngoại bang “dòm ngó”, xâm lược.

Từ thế kỷ XVIII trở về trước, kẻ xâm lược có quân đông, nhiều âm mưu thâm hiểm, song nhân dân Việt Nam đã khơi dậy được truyền thống từ cội nguồn dân tộc, huy động được sức mạnh toàn dân và trí tuệ các bậc hiền tài, nên đã đánh bại các thế lực thù địch, hiếu chiến xâm lược, xây dựng nên nền nghệ thuật đánh giặc độc đáo: “ít địch được nhiều”, “nhỏ thắng được lớn” và dựng nước đi đôi với giữ nước là kế sách, là qui luật tồn tại và phát triển của dân tộc.

Có thể nói, từ rất sớm, cha, ông la đã nhận thức được mối quan hệ biện chứng, gắn bó giữa dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Đó chính là tư tưởng “quốc phú, binh cường”, “cử quốc nghênh địch”, “thái bình nên gắng sức, non sông vững ngàn thu”... Ngay từ thời kì Văn Lang, khi bắt đầu đặt nền móng xây dựng một quốc gia độc lập Tổ tiên ta đã có ý thức phải giữ gìn lấy quốc gia ấy. Thục Phán An Dương Vương vừa động viên trăm họ phát triển cây lúa nước, đồng thời lại vừa huy động toàn dân đắp thành Cổ Loa, sửa sang giáo mác, rèn đúc tên đồng để sẵn sàng bảo vệ đất nước. Trong những năm dài Bắc thuộc, ý chí đánh giặc cứu nước và giữ nước chẳng những không bị tàn lụi mà trái lại, nó đã ngày càng phát triển cao hơn.

Bước vào thời kì Đại Việt, khi nền độc lập nước nhà được khôi phục và củng cố, tư tưởng “dựng nước đi đôi với giữ nước” đã phát triển lên một bước mới tạo thành nền tảng bền vững làm phong phú thêm chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Vào thời nhà Lý, “thế nước”, “thế lực” của nước Đại Việt đã khá vững mạnh. Công cuộc “kiến quốc” và “thủ quốc” không ngừng được tăng cường.

Nhờ đó nhà Lý tạo nên thế vững, lực mạnh và đã thực hiện được chiến lược “Tiên phát chế nhân”, phá tan âm mưu câu kết quân sự Tống - Chăm, đánh bại chiến tranh xâm lược của quân Tống trong thời gian tương đối ngắn.

Nhà Trần sau hơn 30 năm xây dựng [1226-1257], nhờ có chính sách đúng đắn trên cơ sở một nền văn hoá quân sự độc đáo của dân tộc và nỗ lực của toàn dân, nên lực nước được tăng cường thêm sức mạnh, thế nước được phát triển thêm vững chắc. Đó là điều kiện cơ bản để dân tộc ta ba lần đại thắng quân Nguyên-Mông xâm lược. Trần Quốc Tuấn, Vị tướng quốc lừng danh, nhà quân sự kiệt xuất đã khẳng định kế sách giữ nước là: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.

Thời nhà Lê, sau những chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang lừng lẫy, nước Đại Việt bước vào thời kì xây dựng mới. Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trái đã giúp triều Lê dựng nên Nhà nước phong kiến Đại Việt hưng thịnh nhất trong lịch sử dân tộc ta thời trung đại. Song ngay khi đất nước hưng thịnh, vua Lê Thái Tổ đã nhắc nhở cháu con: “Lo giữ nước ngay từ lúc nước chưa nguy”. Khi đi kiểm tra đất Hoà Bình [vùng chợ Bờ], Lê Thái Tổ đã cho khắc vào bia đá: “Biên phòng cần có phương lược tốt/ Giữ nước nên có kế dài lâu”.

Lời của vua Lê Thái Tổ như một phương hướng chiến lược giữ nước lâu bền, nhắc nhủ muôn đời cho các thế hệ con cháu mai sau. Kế thừa những kinh nghiệm truyền thống lịch sử và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định: “Dựng nước đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kịp thời đề ra chủ trương “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Thực hiện chủ trương ấy, chúng ta đã ra sức xây dựng căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, xây dựng các khu du kích ở vùng tạm chiếm, xây dựng vùng tự do ở khu IV, khu V, đồng bằng Nam Bộ… làm căn cứ cung cấp sức người sức của cho kháng chiến lâu dài và phát triển chiến tranh nhân dân, đưa cuộc kháng chiến tiến đến thắng lợi. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi đồng thời hai chiến lược cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và ra sức đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Bước vào thời kì cách mạng mới, kế thừa truyền thống lịch sử của dân tộc và phát triển sáng tạo qui luật “dựng nước đi đôi mới giữ nước”, Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán lãnh đạo quân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tố quốc xã hội chủ nghĩa.

Để phát huy sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã nhất quán thực hiện kế sách: Đoàn kết bên trong, hoà hiếu bên ngoài. Kế sách này đã được tiến hành một cách sáng tạo trong từng thời kì lịch sử.

Nội dung đoàn kết bên trong được thực hiện rất phong phú và độc đáo. Trong thời chiến, ý chí đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân, tinh thần “tướng sĩ đồng lòng” càng phải gắn bó. Nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bình Than để truyền quyết tâm đánh quân Nguyên Mông cho toàn dân. Từ hai hội nghị ấy, “sát thát” trở thành ý chí của toàn dân. Thời nhà Lê, những người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh đã “hoà rượu với nước”, uống cùng nhân dân… Kế thừa truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hoá của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết bên trong, luôn thực hiện quân dân một ý chí, toàn quân một ý chí. Trong chiến tranh giải phóng cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, quân và dân ta đã biến lời dạy của Bác Hồ “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” thành hành động cụ thể tạo nên sức mạnh diệu kỳ, lập nên những chiến thắng vang dội. Cùng với chiến lược hoà hiếu bên ngoài, cha ông ta đã luôn khéo léo kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, nhằm giữ được mối hoà hiếu bang giao, vừa giữ nguyên bờ cõi, nhiều thời kỳ đã ngăn chặn, đẩy lùi được nguy cơ chiến tranh và đặc biệt là để kết thúc chiến tranh ở thế có lợi nhất cho dân tộc.

Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, đan xen giữa ổn định và mất ổn định. Mâu thuẫn về lợi ích quốc gia, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại và có những biểu hiện mới về nội dung và hình thức. Đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp diễn ra trong một hình thái mới, vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Các dân tộc trên thế giới ngày càng ý thức được chủ quyền và vận mệnh của mình, song làn sóng toàn cầu hoá đang phơi bày cái được, cái mất của từng nước, tùy theo sự tinh khôn, tài trí của người lãnh đạo. Những năm đổi mới, Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm đến chính sách đối ngoại đúng đắn, mở rộng quan hệ đối ngoại, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Chính sách đối ngoại nhằm khai thác tốt nhất các nhân tố quốc tế và từng nước để bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần phát triển đất nước; đồng thời thông qua hoại động quốc tế để nâng cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới.

Từ những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước cho chúng ta thấy, tuy nước ta đã hoàn toàn độc lập nhưng việc củng cố và bảo vệ nền độc lập của nước ta vẫn là một nhiều vụ chiến lược. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới bảo vệ được vững chắc độc lập dân tộc và có giữ vững độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển. Ngày nay chúng ta đặt nhiệm vụ xây dựng đất nước lên hàng đầu, nhưng không bao giờ mất cảnh giác, chệch phương hướng, tách rời bảo vệ độc lập dân tộc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tách rời dựng nước với giữ nước trên tất cả các mặt chính trị ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại tài chính, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tất yếu, khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta trong suốt tiến trình lịch sử. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới, sự vận đông, phát triển của quy luật này, có những nội dung mới, đa dạng và phức tạp hơn. Do vậy, mỗi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa vấn đề này nhằm giúp cho Đảng và Nhà nước ta định ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách đối với đất nước ta, nhân dân ta, nhằm chuẩn bị tốt hành trang giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vững bước tiến lên trong thời kỳ mới.

TS Trần Nam Chuân
Viện Chiến lược quân sự [BQP]

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,134,893

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề