Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực powerpoint

I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

1. Bản chất

- Nấu chảy kim loại rót vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh

- Khi nguội  → sản phẩm có hình dạng kích thước của lòng khuôn đúc.

2. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

a, Ưu điểm

- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

- Đúc được các vật có khối lượng rất nhỏ và rất lớn. Có thể đúc các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn.

- Tạo ra các vật có hình dạng, kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

- Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.

b, Nhược điểm

- Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

* Quá trình đúc tuân theo các bước:

Bước 1- Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.

- Mẫu : làm bằng gỗ hoặc nhôm

- Vật liệu làm khuôn : Cát [70-80%],Chất dính kết [10-20%],nước

Bước 2- Tiến hành làm khuôn.

Bước 3- Chuẩn bị vật liệu nấu.

Bước 4- Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

* Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc . 

* Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc .

4. Mô phỏng quá trình đúc gang trong khuôn cát

II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

1, Bản chất

- Dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị [búa tay, búa máy] làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

- Đặc diểm của phương pháp gia công áp lực là thành phần và khối lượng vật liệu không đổi.

- Một số dụng cụ sử dụng khi rèn:

a. Rèn tự do

- Ngoại lực: dùng lực búa tay, búa máy.

- Trạng thái kim loại: nóng dẻo.

- Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

b. Dập thể tích

- Khuôn dập thể tích: bằng thép, lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống chi tiết.

- Ngoại lực: dùng lực búa máy, máy ép.

- Trạng thái kim loại: dẻo.

- Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

2, Ưu, nhược điểm

a, Ưu điểm

- Có cơ tính cao.

- Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá.

- Tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước.

- Tiết kiện được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt.

b, Nhược điểm

- Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn.

- Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém.

- Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp , điều kiện làm việc nặng nhọc

III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn

1, Bản chất

- Nối được các chi tiết lại với nhau.

- Bản chất: nung chảy kim loại chỗ mối hàn.

- Kết quả: kim loại kết tinh, nguội tạo thành mối hàn.

2, Ưu, nhược điểm

a, Ưu điểm

- Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

- Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

- Có độ bền cao, kín.

b, Nhược điểm

- Chi tiết dễ bị cong, vênh.

3, Một số phương pháp hàn thông dụng

a, Hàn hồ quang tay

- Bản chất: dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ mối hàn và que hèn → tạo thành mối hàn.

- Dụng cụ, vật liệu: kim hàn, que hàn, vật hàn…

- Ứng dụng: dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng…

b, Hàn hơi

- Bản chất: dùng nhiệt phản ứng cháy của khí Axêtilen [C2H2] với Oxi [O2] làm nómg chẩy kim loại chỗ mối hàn và que hàn ⇒ tạo thành mối hàn.

- Dụng cụ, vật liệu: mỏ hàn, que hàn, vật hàn, ống dãn khí Axêtilen [C2H2] với Oxi [O2]…

- Ứng dụng: Hàn các chi tiết có bề dày mỏng, nho. → Dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng…

4, Mô phỏng quá trình gia công áp lực

Tổng kết

Như tên tiêu đề của bài Công nghệ chế tạo phôi​​ , sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.

- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.

_Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim.

_Đúc được các sản phẩm có khối lượng từ nhỏ đến lớn.

_Các vật có kết cấu và hình dạng phức tạp [ lỗ, hốc]

_Có độ chính xác và năng suất cao, hạ thấp chi phí sản xuất.

Bạn đang xem nội dung Bài Giảng Công Nghệ Lớp 11 - Bài 16: Công Nghệ Chế Tạo Phôi, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ

BÀI 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔIPHƯƠNG PHÁP ĐÚC 1.Nêu bản chất của phương pháp đúc kim loại? - Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh & nguội ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM2.Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp đúc?_Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim._Đúc được các sản phẩm có khối lượng từ nhỏ đến lớn._Các vật có kết cấu và hình dạng phức tạp [ lỗ, hốc]_Có độ chính xác và năng suất cao, hạ thấp chi phí sản xuất.Có thể tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy hất lòng khuôn, vật đúc bị nứt.Máy làm khuôn bếTrống đồngmột số sản phẩm đúc mà em biếtHãy kể tên 3. Kể tên các phương pháp đúc kim loại: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuônTiến hành làm khuônKhuôn đúcSản phẩm đúcChuẩn bị vật liệu nấuNấu chảy gangRót gang lỏng vào khuônKhuôn đúc cồng chiêngĐúc trong khuôn cát, khuôn kim loại 4. Hãy hoàn tất sơ đồ và tóm tắt các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát?CÁC BƯỚC: Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn Mẫu làm bằng gì? Gỗ hoặc nhôm Vật liệu khuôn bao gồm những gì? Là hỗn hợp của: Cát [khoảng 70 ÷ 80 %], chất kết dính [đất sét] khoảng 10 ÷ 20 %] và nước trộn đều. Bước 2: Tiến hành làm khuôn như thế nào? Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát, được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc. Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu như thế nào? Vật liệu nấu gồm gang, than đá & chất trợ dung [đá vôi] được xác định theo một tỉ lệ xác định Bước 4: Nấu chảy và rót gang lỏng vào khuôn Sau khi nấu chảy kim loại tiến hành đổ vào khuôn. Khi kim loại nguội sẽ kết tinh lại trở thành cái gì? Vật đúc Sau đó tiến hành tháo khuôn để lấy vật đúc: + Nếu đem sử dụng ngay, vật đúc gọi là gì? Cho ví dụ? Gọi là chi tiết đúc, vd: quả tạ trong ném tạ + Nếu tiếp tục mang đi gia công cắt gọt, vật đúc gọi là gì? Cho ví dụ? Gọi là phôi đúc, vd: phôi đúc để gia công bánh răngII. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰCNgoại lựcHình dạng , kích thước như ýKim loại dẻo1. Phương pháp gia công áp lực là gì?Dùng ngoại lực tác dụng thông qua dụng cụ hoặc thiết bị [búa tay hoặc búa máy] làm kim loại biến dạng dẻo theo hướng định trước, tạo vật thể có hình dạng và kích thước theo yêu cầu2. Khi gia công, khối lượng kim loại có bị thay đổi không? Cho VD các sản phẩm tạo ra từ các phương pháp này?Không bị thay đồi. Vd: dao, lưỡi cuốc, chế tạo phôi cho gia công cơ khíRèn tự do Biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước yêu cầuDập thể tích [rèn khuôn] Khuôn dập thể tích bằng thép có độ bền cao, khi dập thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép3.Có các phương pháp gia công áp lực nào? Sự khác nhau của chúng + Rèn tự do + Dập thể tích [ rèn khuôn]4.Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp gia công áp lực?ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM_Tạo phôi có cơ tính cao_Dễ cơ khí hoá và tự động hoá_Đạt độ chính xác cao_Là phương pháp tiết kiệm kim loại, giảm chi phi gia công cắt gọt_Không chế tạo được các sản phẩm phức tạp hoặc quá lớn_Không thực hiện được phôi có tính dẻo kémIII. PHƯƠNG PHÁP HÀN1.Phương pháp hàn là gì?Là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn2.Có các phương pháp hàn thông dụng nào? Sự khác nhau của các phương pháp?Hàn hồ quang tayHàn hơi [hàn khí]Hàn hồ quang tay:_Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn_Dùng trong ngành chế tạo ô tô, xây dựng, cầuHàn hơi [hàn khí]:_Dùng nhiệt phản ứng cháy của khí axetilen [C2H2] với oxi làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và que hàn thành mối hàn_Hàn các chi tiết có chiều dày nhỏ[các tấm mỏng]3.Cho biết ưu và nhược điểmƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM_Tiết kiệm kim loại_Có thể nối các kim loại có tính chất khác nhau_Tạo ra các chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp_Mối hàn có độ bền cao và kín_Tạo ra các chi tiết hàn dễ bị cong, vênh và nứt do biến dạng nhiệt không đềuTàu con thoi Challenger đã gặp tai nạn chỉ 73 giây sau khi phĩng, gây ra cái chết của 7 nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ. Nguyên nhân tai nạn được xác định là do vết hàn ở khoang nhiên liệu rắn bên phải của tên lửa đẩy bị thủng. BT củng cố:Pp nấu chảy kim loại rót vào khuôn là gì?...........2. Gia công kim loại bằng áp lực là dùng............... Tác động lên kim loại ở trạng thái.3.Vật liệu làm khuôn cát bao gồm cát , nước và ..4.KL nào không dùng được ở pp gia công bằng áp lực?........................................5.Hàn là pp nối các kim loại với nhau bằng cách.. chỗ nối đến trạng tháiPp đúcNgoại lựcnóngChất dính kết [đất sét]Kl có tính dẻo kém [gang]Nung nóngChảy6.Tên gọi của pp gia công áp lực dùng búa tay hay búa máy?..................7.Sau khi thu được vật đúc, nếu đem sử dụng ngay gọi là....8.Pp chế tạo phôi nào tiết kiệm được kim loại?................................9.Người ta thường dùng gì để tạo mẫu khi đúc?.........................10. Tên gọi pp chế tạo phôi dùng nhiệt phản ứng của khí axetilen và oxy tác động vào kim loại là.Rèn tự doChi tiết đúcPp gia công áp lựcGỗ hoặc nhôm Hàn hơi [khí]

File đính kèm:

  • bai_16Cong_nghe_che_tao_phoi.ppt

Video liên quan

Chủ Đề