Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. 

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc về: Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay - Times interest earned ratio là gì? Cách tính chính xác nhất

1. Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay - Times interest earned ratio là gì?

Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay tiếng Anh là Times interest earned ratio

Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán chi phí lãi vay phát sinh bằng lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi là Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

2. Cách tính Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay - Times interest earned ratio:

Công thức xác định Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay - Times interest earned ratio:

Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay / Lãi vay

Trong đó:

Lãi trước thuế và lãi vay là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp chưa tính trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí lãi vay.

Lãi vay là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh từ việc doanh nghiệp đi vay các đối tác.

3. Ý nghĩa của Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay - Times interest earned ratio:

Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio) cho thấy rằng Doanh nghiệp đang có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được trước thuế và lãi vay từ hoạt động sản xuất kinh doanh để chi trả cho một đồng chi phí lãi vay.

Tỷ số này càng cao thì chứng tỏ lợi nhuận thu được từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có đủ khả năng để thanh toán chi phí lãi vay.

Nếu Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio) > 1, điều này cho thấy Lợi nhuận trước thuế và lãi vay đang cao hơn so với Chi phí lãi vay. Công ty đang làm ăn có lãi, và có tình hình tài chính khả quan.

Nếu Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio) < 1, điều này cho thấy Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Doanh nghiệp đang thấp hơn so với chi phí lãi vay. Dẫn đến, các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không đủ để bù đắp cho chi phí lãi vay phát sinh. Chứng tỏ Công ty đang bị lỗ và tình hình kinh doanh đang kém khả quan. Công ty cần lên kế hoạch xem xét lại việc sử dụng nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để tránh tình trạng lỗ kéo dài, dẫn đến mất khả năng tiếp tục hoạt động do thiếu nguồn lực tài chính.

Nếu Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio) càng gần về 0, càng cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang rất yếu, không có lợi nhuận để chi trả cho chi phí lãi vay phát sinh.

4. Ví dụ cụ thể về cách tính Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio):

Ta có số liệu của Công ty Cổ phần ABC như sau:

Báo cáo Kết quả kinh doanh công ty TNHH ABC năm 2021:

Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio)  = Lãi trước thuế và lãi vay / Lãi vay

Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio)  = (7.360 + 1.840 + 5.000) / 5.000 = 2,84

Times interest earned ratio = 2,84 cho thấy tại thời điểm 31/12/2021, Công ty ABC lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty đang cao gấp 2.84 lần so với chi phí lãi vay của Công ty. Từ đó, cho thấy Công ty đang hoạt động và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, kiểm soát được chi phí lãi vay, từ đó tạo ra được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ số Times interest earned ratio được có hợp lý hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.

Qua bài viết này, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc các Hệ số nợ trên Tổng tài sản - Times interest earned ratio là gì? Cách tính, Ý nghĩa và Ví dụ cụ thể nhất

Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay

Với các doanh nghiệp khả năng thanh toán lãi vay cao có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện năng lực tài chính và tình hình hoạt động tài chính hiện tại. Để có thể tính được chính xác khả năng thanh toán lãi thì các nhà phân tích phải dựa vào công thức tính hệ số thanh toán lãi vay rất chính xác.

Khả năng thanh toán lãi vay là gì?

Interest coverage ratio là gì?  Đây là cách gọi tiếng Anh của tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, chỉ số này cho biết khả năng chi trả khoản vay của doanh nghiệp đang ở mức nào.

Hơn nữa, tỷ số thanh toán lãi vay còn thể hiện khả năng tài chính mà doanh nghiệp đang hoạt động để tạo ra được nguồn thu trang trải cho các chi phí vay vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là gì?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cũng là tỷ lệ nợ và tỷ lệ lợi nhuận sinh lời được sử dụng để xác định chính xác khả năng mà một doanh nghiệp có thể trả lãi cho khoản nợ đang còn tồn đọng của mình hay không. 

Xem thêm:

Ý nghĩa của hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay được các chuyên gia tài chính và các nhà phân tích thực hiện tính toán nhằm mục đích phân tích khả năng thanh toán nợ của một doanh nghiệp. Nếu như khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt, phương hướng kinh doanh đúng đắn và ngược lại.

Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay

Ý nghĩa của hệ số thanh toán lãi vay

Nếu hệ số thanh toán lãi vay càng lớn, ví dụ như lớn hơn 2 thì khả năng thanh toán được khoản nợ tồn đọng và lãi vay của doanh nghiệp đang rất tích cực. Còn trong trường hợp hệ số thanh toán lãi thấp thì khả năng thanh toán được khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp cũng rất thấp và có nguy cơ bị vỡ nợ.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà phân tích tài chính nhận định về khả năng thanh toán của một doanh nghiệp ở một thời kỳ nhất định trong quá khứ và khả năng phát triển kinh tế để trả hết lãi và nợ tồn đọng của doanh nghiệp trong tương lai.

Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Có 6 chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán lãi của một doanh nghiệp để từ đó đánh giá xem năng lực tài chính của đơn vị đó có tốt hay không như sau:

  • Hệ số thanh toán tổng quát: Chỉ số này sẽ phản ánh được năng lực tài chính và khả năng thanh toán lãi cũng như nợ gốc của một doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Công thức tính hệ số thanh toán tổng quát bằng tổng tài nợ chia cho nợ phải trả.
  • Hệ số thanh toán hiện thời: Thể hiện khả năng thanh toán nợ hiện thời của doanh nghiệp. Hệ số này được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.
  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán trong thời gian ngắn của một doanh nghiệp được tính theo công thức: Hệ số thanh toán nợ nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn.
  • Hệ số thanh toán nợ tức thời: Mục đích của hệ số này là để đánh giá một cách chính xác tình hình thanh toán của doanh nghiệp đó và được tính theo công thức = (Tiền + các tài sản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn.
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ số này thể khả năng thanh toán lãi tiền vay cũng như mức độ rủi ro có thể xảy ra của các các chủ nợ khi cho doanh nghiệp vay vốn. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và khi đã tính thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ.
  • Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn: Thể hiện khả năng thanh toán trạng thái động của một doanh nghiệp, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động kinh doanh trong một thời điểm ngắn hạn. Công thức tính hệ số khả này = Lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân.

Có thể bạn quan tâm:

Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán vay lãi chính xác và nhanh nhất đang được các nhà phân tích tài chính và chuyên gia áp dụng là:

Hệ số thanh toán lãi nợ vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay)/ Lãi nợ vay

Trong đó lợi nhuận thuế và lãi vay cũng chính là mức lãi suất vay mà doanh nghiệp phải trả là của năm cuối hoặc là gộp tổng của 4 quý gần nhất. 

Ví dụ cách tính Tỷ số thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp

Ví dụ như một doanh nghiệp A có lợi nhuận trước thuế là 70 tỷ và lãi vay là 30 tỷ VND và chi phí tiền lãi của khoản nợ hàng năm phải trả là 20 tỷ VNĐ. Theo như công thức tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp A là :

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =( 70+30) / 20 = 5 tỷ VND

Như vậy mức thu nhập của doanh nghiệp A hiện tại đang cao hơn 5 lần chi phí trả lãi. Đây cũng được xem như một dấu hiệu rất tích cực về khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp A. 

Đồng thời, hệ số khả năng thanh toán lãi vay tốt cũng thể hiện được doanh nghiệp A đang hoạt động rất tốt, kinh doanh phát triển để tạo ra những dòng tiền tốt. Nhờ vậy mà các chủ nợ và các nhà đầu tư có thể yên tâm vào nguồn vốn đã cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp này.

Trên đây là những chia sẻ về công thức tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng mang lại cho bạn những thông tin cần thiết để giúp ích cho công việc của mình. Ngoài ra, trên website Tài Chính 24H của chúng tôi còn rất nhiều bài viết về chủ đề tài chính hay, rất mong các bạn lưu lại và thường xuyên đón đọc.

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.