Cửa quan ý nghĩa là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "cửa quan", trong bộ từ điển Từ điển Việt - Pháp. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ cửa quan, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ cửa quan trong bộ từ điển Từ điển Việt - Pháp

1. Đến cửa quan, vừa đúng nửa đêm.

Vous vous présenterez à la porte un peu après minuit.


Ở Đà Nẵng, việc công khai hình ảnh của công chức để người dân đánh giá qua mạng đã khiến cho thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, người dân hài lòng hơn. Theo ông nếu áp dụng rộng ra các địa phương thì có dễ không?
Tôi nghĩ là cái đó làm được. Nhưng quan trọng là người đứng đầu thôi. Nếu ông chủ tịch và ông bí thư mà không nghiêm thì không thể có một bộ máy trong sạch được. Lãnh đạo cũng là một mắt xích trong đường dây tham nhũng thì khó lắm. Rồi sẽ lại vẫn cái điệp khúc: "Các cậu chú ý rút kinh nghiệm nhé", chỉ mỗi câu đó thôi.

Bạn đang xem: Cửa quan là gì

Nói chung là có người tốt người không. Nhưng nhìn chung ở các cấp lãnh đạo thì vẫn còn tiêu cực và sai phạm nhiều lắmNgười dân đến cửa quan lúc nào cũng với tâm thế của một người đi xin xỏ. Đến là để kính thưa kính gửi, đứng ở dưới nhìn lên. Giống như cửa quan ngày trước ấy. Mà quan ngày trước "ăn" không khiếp như bây giờ đâu. Xưa nhờ cậy gì thì biếu con gà là xong, chứ giờ thì cái gì cũng phải tiền và rất nhiều tiền. Không người dân nào nghĩ là công chức có nhiệm vụ phục vụ mình. Cũng bởi vậy, người ta ngại đến cửa quan lắm!

Chỉ riêng việc làm nhà, đi xin cấp phép cũng mất lắm công. Nào là phải trình bản vẽ thiết kế, vì sao lại thế này, vì sao lại thế kia. Đi đi lại lại khổ sở vất vả lắm. Nhưng nếu biết cách đưa tiền cho họ, chẳng cần phải có giấy phép, cứ về mà ung dung xây, chẳng ai kiểm tra đâu mà lo. Nếu không biết "chạy", kể cả có giấy phép xây dựng rồi, thì một hai tuần lại có đoàn kiểm tra. Làm có đúng bản vẽ không, sao hất đất thế này, để cát thế kia mất vệ sinh... Lập biên bản xử phạt. Thế là lại phải đưa phong bì ra. Nói chung, giờ cứ đến cửa quan là mất tiền nên người ta ngại.

Ông Trần Quang Chương,Bí thư Chi bộ phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thực tế, người dân đi làm các thủ tục bình thường như chứng nhận, photo, công chứng bằng cấp đơn giản thì không vấn đề gì. Nhưng hễ có việc gì khó khăn một cái là sẽ có chuyện. Hễ cần đến sự giúp đỡ của cán bộ là phải có tiền. Có tiền thì mới xong, mới nhanh, mới xuôi được.Đó là việc về cái số nhà của tôi. Trước đây tổ trưởng dân phố và bí thư chi bộ thống nhất với bà con tự gắn số nhà chứ không theo quy hoạch. Đến lúc phường có chủ trương thực hiện đúng theo quy hoạch thì số nhà phải thay đổi theo. Vậy là nhà tôi từ số 10 thì thành số 15. Trong khi sổ đất đai của tôi làm thì số nhà là 10. Giờ muốn thay đổi thành số đúng hiện nay thì phải mất tiền. Đúng quy định thì vẫn làm được, nhưng khó lắm. Họ bắt đi đi lại lại nhiều lần, bắt phải thế này, bắt phải thế kia, phải giải trình vì sao trước kia số này giờ này số kia. Thôi thì mình cứ đưa tiền họ làm cho nhanh.

Thì mình cần thì mình mới làm thế chứ người ta có bắt mình phải thế đâu. Chẳng qua là qua sông thì phải lụy đò thôi. Không nói ra, nhưng ai đi làm thủ tục đó cũng biết thế. Muốn nhanh thì phải tiền. Đó là luật bất thành văn rồi.

Xem thêm: Top 20 Bài Văn Tả Con Heo, Con Lợn Lớp 4 Hay Nhất, Top 20 Bài Văn Tả Con Lợn Mà Em Biết Hay Nhất

Thì cũng vì miếng cơm manh áo của họ cả thôi. Không nói ra, không công khai nhưng thực chất nó là thế. Đi làm cái giấy chứng nhận, có rồi nhưng họ cứ bảo chưa có nên chưa đưa cho mình đấy. Hẹn đến dăm bảy lần, mình biết ý thì cũng phải đưa tiền cho nhanh thôi. Còn nếu mình cứ lì, quyết không đút lót, cứ đi đi lại lại thế thì chắc chúng nó cũng đoán cái ông này chai sạn rồi, phải "nhả" thôi.Có lần mình hỏi một người công chức hành chính là lương bao nhiêu, cháu bảo là lương 2,5 triệu đồng/tháng. Mà lại còn nuôi 2 đứa con ăn học, thì làm sao mà đủ được. Đôi khi mình cũng phải thông cảm thôi. Chưa nói rằng xin được vào vị trí đó cũng đã phải tốn bao nhiêu tiền rồi.Tôi nghĩ người dân như tôi và những người xung quanh đây thì chưa biết dùng internet cũng như chưa biết sử dụng nó như công cụ để làm việc đâu. Có phải ai cũng biết dùng máy tính đâu. Hai nữa là người ta cũng không muốn làm những việc đó vì phiền phức, tội vạ. Đánh giá người nào đó không tốt, lỡ mà lộ ra, bị trấn áp thế này thế kia thì cũng sợ. Thực tế, có người chống tham nhũng, đi tố cáo xong là bị ném phân vào nhà, bị dọa dẫm đến hoảng loạn rồi. Người ta cũng ngại và không muốn động chạm.Thì người ta bảo thời thế thì phải chịu thế, chứ biết làm thế nào được. Liệu chúng ta có ngay lập tức dám cắt lương, đuổi việc 50% người không làm được việc? Hay là biên chế công chức thì vẫn cứ tăng lên? Ngay ở cái UBND phường tôi. Trước đây thì cái phòng ấy kê 1 bàn, sau đó thêm 1, rồi lại thêm một. Người làm cứ tăng dần dần lên mà công việc thì cả năm chẳng có gì để làm.

Trong TPHCM, đã có 2 cán bộ bị đuổi việc vì đóng góp ý kiến của người dân, chắc hẳn là nếu áp dụng thì những người làm láo sẽ thấy sợ?


Tôi tin là hiện nay ta chưa làm được vì tham nhũng hiện không phải là một cấp mà nó đã là một hệ thống rồi. Cái quan trọng là phải có một người lãnh đạo trong sạch, dám nói dám làm.Thì đúng là như thế mà. Nếu lãnh đạo nghiêm thì cấp dưới cũng như thế. Lơ mơ là bị đuổi việc thì họ sẽ sợ. Nhưng, tìm được người nghiêm giống như ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì hiếm lắm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Phép ẩn dụ được lồng ghép chằng chịt vào tấm thảm ngôn ngữ, mà nếu không có chúng, ngôn ngữ sẽ là một miếng vải sờn rách, thô cứng.

Nhưng ngoài việc đưa màu sắc và hình ảnh vào ngôn ngữ, phép ẩn dụ còn đảm nhận một chức năng cụ thể: chúng giải thích các khái niệm phức tạp mà ta chưa quen, giúp ta kết nối với nhau và thậm chí có thể định hình quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Cháu gái Trump và những tiết lộ gây sốc về gia đình

Giải mã tâm lý đòi giật sập tượng các nhân vật lịch sử

Sức mạnh thần thánh của sự nhàm chán

Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới của mình.

Vậy 'ẩn dụ' chính xác là gì?

Chúng ta có thể lôi sách vở cũ ra để tìm lại một định nghĩa mơ hồ từ những ngày còn đi học, mà theo dòng định nghĩa trong từ điển Cambridge thì đó là "một cách diễn đạt thường thấy trong văn học, theo đó miêu tả một người hoặc vật bằng cách nói đến một thứ khác được coi là có đặc điểm tương tự như người hoặc vật đó".

Đối với Aristotle, ẩn dụ là đặt cho thứ gì đó một cái tên thuộc về thứ khác.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trong tiếng Pháp có cách diễn đạt 'Tôi có trái đào' để thể hiện ý nghĩa 'Tôi rất hào hứng', một trong những phép ẩn dụ được dùng nhiều ở nước này

Thật ra, từ 'metaphor' [tức ẩn dụ] bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, và bản thân nó cũng là một phép ẩn dụ. Từ này có nghĩa là 'mang qua chỗ khác hoặc mang ra ngoài' [kết hợp 'meta' [vượt ra ngoài] và 'phero' [mang theo]]. Ẩn dụ mang ý nghĩa từ cái này sang cái khác.

Cô đơn, sinh tồn và tình yêu thương trong đại dịch

Thế kỷ 21: Khi thế giới diễn ra như cảnh phim bom tấn

Những phim Ghibli khán giả Việt mê mẩn phải xem

Phép ẩn dụ hoán chuyển tất cả các ngụ ý, liên tưởng và kết nối - nó không chỉ là trao đổi lời nói mà còn trao đổi các khái niệm và ý tưởng.

Nhiều nhà khoa học, trong đó có Albert Einstein, đã sử dụng phép ẩn dụ để giải thích các lý thuyết.

"Cách duy nhất để chúng ta có thể học được điều mới là so sánh nó với thứ nào đó mà chúng ta đã biết," tác giả James Geary nói trên chương trình Word of Mouth của Đài BBC Radio 4.

Nhưng đó không chỉ là 'cho biết về sự giống nhau' hoặc tiết lộ về một thứ gì đó đã có từ trước, giáo sư Stacy Pies ở Đại học New York nói. Nó cũng là 'một bước nhảy vọt về trí tưởng tượng, giúp mở rộng cách chúng ta suy nghĩ' và mở rộng hệ quy chiếu.

Chúng ta thường dựa vào phép ẩn dụ để nói về cảm xúc hoặc ý tưởng, chẳng hạn như phép ẩn dụ nguyên mẫu, 'trái tim tôi tan vỡ'.

Geary nói rằng ẩn dụ được tìm thấy, giống như hóa thạch, trong "bất kỳ từ ngữ nào chúng ta sử dụng để truyền đạt ý nghĩa, độ phức tạp và nội dung. cho dù là ở bề mặt hay khi bạn đào sâu vào từ nguyên... Chúng ta thường nghĩ về phép ẩn dụ như một cách dùng từ, nhưng thực ra đó là cách tư duy."

Phép ẩn dụ là cách để thu hút ta vào việc tìm hiểu một cái gì đó - và một khi ta hiểu được thì sẽ có "khoảnh khắc thân mật giữa những tâm hồn được thực sự thỏa mãn, cảm thấy dễ chịu và mọi thứ tràn đầy ý nghĩa", Pies nói.

Chẳng hạn, những hình ảnh khác thường nhưng rất phù hợp được sử dụng trong bài thơ 'Ẩn dụ' của Sylvia Plath sẽ rất hợp ý với nhiều bà mẹ khi họ nhớ lại thời kỳ mang thai: 'Một con voi, một ngôi nhà ục ịch, / Một quả dưa bước đi trên hai dây leo. / Ôi trái đỏ, ngà voi, gỗ tốt! / Ổ bánh to đang nổi men. / Trong cái ví bự có đồng tiền mới. / Tôi là phương tiện, là giai đoạn, là một con bò có chửa...'

"Đó là sự giao lưu song phương - bạn tiếp cận người khác, bạn chìa tay ra với người bạn trò chuyện cùng và nói 'xin hãy hiểu cho tôi'," Pies giải thích.

Đối với người sử dụng phép ẩn dụ thì khi có ai đó hiểu được đúng ý mình, họ sẽ có cảm giác được công nhận, "được thấu hiểu, cảm thấy như lời mời của mình đã được đối phương chấp nhận, và mình được họ chìa tay ra nắm lấy," bà nói.

Pies so sánh phép ẩn dụ với 'cờ vua 3D'.

Bạn đang nghĩ ba điều cùng một lúc: nói gì, nói vậy có nghĩa là gì và không có nghĩa gì.

Vậy điều gì làm nên một ẩn dụ tốt, hay nói cách khác là một phép ẩn dụ đạt hiệu quả?

Đối với Pies, đó là khi có sự hồ hởi. Chắc chắn đó là phép ẩn dụ sống động, ấn tượng và độc đáo.

Nhưng cũng còn tùy thuộc vào việc người dùng phép ẩn dụ với mong muốn sẽ đạt được điều gì ở đối phương. Khi họ gợi lên được kết quả mà họ mong muốn, Geary nói, thì sẽ có "một kết nối tuyệt vời, giống như một tia lửa".

"Khi bạn nhìn thấy một cái gì đó tượng trưng cho thứ mà bạn đã biết, bạn sẽ thấy vui là mình nhận ra nó," Pies nói.

Trái lại, khi bạn chứng kiến điều gì đó trong nghệ thuật mà mình chưa từng biết đến trong cuộc sống, thì đó sẽ là một cách để trải nghiệm. "Hành động tưởng tượng và cảm nhận sẽ mở rộng năng lực cảm xúc của bạn," bà giải thích.

Ví von là phép tu từ gần gũi và có chung nhiều đặc tính với phép ẩn dụ.

Thế nhưng khác với ẩn dụ, ví von sử dụng từ 'như là'.

Cho nên khi ta nói "cuộc sống giống như là một hộp chocolate" thì đó là một cách ta đang ví von.

Trong bài thơ '90 North', Randall Jarrell đã khắc họa bức tranh sống động qua cách ví von bất ngờ: "như một con gấu leo lên tảng băng, /Tôi trèo lên giường".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Cả hai phép ví von và ẩn dụ thường làm cho cái không quen thuộc trở nên quen thuộc, nhưng khi một so sánh bất ngờ ckhiến bạn phải xem lại một trải nghiệm quen thuộc [chẳng hạn như việc đi ngủ được so sánh như gấu Bắc cực trèo lên tảng băng] thì nó tạo hiệu ứng ngược chiều: làm cho cái quen thuộc trở nên xa lạ.

Cuộc chiến thành Troy: Huyền thoại hay lịch sử?

Mạo từ 'the' ma thuật trong tiếng Anh

Nhân vật cổ bí hiểm làm thay đổi biên niên sử Trung Hoa

"Thơ ca ẩn dụ đang tìm ra mối liên hệ đó, tìm thấy sự tương đồng ẩn giấu đó," Geary nói.

Thông qua việc làm cho cái quen thuộc trở nên xa lạ, phép ẩn dụ giúp chúng ta không còn chai sạn với cuộc sống hàng ngày, và nó đánh thức các giác quan của chúng ta.

Nó khiến ta chú ý tới, đồng thời nó hé lộ sự độc đáo và kỳ diệu của những điều bình thường mà chúng ta đã nhẵn mặt.

Hãy xem một ví dụ tương đồng về bức tranh vẽ quả táo của Cézanne. Chúng ta nhìn vào quả táo trong bức tranh với mức độ tập trung chăm chú hơn nhiều so với khi nhìn vào một quả táo bình thường, nhưng sau khi nghiền ngẫm bức tranh, chúng ta lại thấy một quả táo bình thường dưới cái nhìn mới lạ. Phép ẩn dụ hiệu quả cũng có công dụng mở mắt như vậy.

Nhưng phép ẩn dụ thành công cũng phụ thuộc vào việc người dùng muốn đạt được cái gì.

Tiến sĩ Kathryn Allan từ Đại học University College London giải thích rằng trong các diễn văn chính trị, phép ẩn dụ được chọn "có chủ đích và một cách có ý thức để cố làm cho mọi người nhận thức tình huống theo một cách nào đó".

Ví dụ, một phép ẩn dụ về chiến tranh ngay lập tức giả định là có một phe 'thiện' và một phe 'ác'.

Trong bài phát biểu quan trọng về virus corona hồi tháng 5/2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói về việc "soi rọi ánh sáng khoa học vào sát thủ vô hình này", và đề cập rằng việc "đi xuống núi" thường nguy hiểm hơn. Những ẩn dụ này chắc chắn không phải là lựa chọn ngẫu nhiên.

Và điều gì làm cho việc ẩn dụ hoặc ví von trở nên dở? Có lẽ nó nghe chán ngắt hoặc không gây hứng khởi.

Chúng ta có thể nói một câu sáo mòn - kiểu như 'hai hạt đậu trong một quả đậu' - đó là một cách nói nghèo trí tưởng tượng. Nó có vẻ đã nhàm chán và không còn độc đáo nữa do đã được sử dụng quá nhiều.

"Lời nói sáo mòn thực sự là phép ẩn dụ tuyệt vời, nhưng nó lại là nạn nhân của chính sự thành công của nó," Geary nhận xét.

Trong cuốn 'Những phép ẩn dụ trong đời sống chúng ta', George Lakoff và Mark Turner cho rằng những cách cơ bản mà chúng ta nói về bản thân đều là mang tính ẩn dụ, ngay cả khi chúng ta cho rằng mình đang nói theo nghĩa đen.

Chẳng hạn, chúng ta thường nói như thể quá khứ ở phía sau còn tương lai thì ở phía trước chúng ta. Nhưng có những nơi trên thế giới lại xem quá khứ như ở phía trước, bởi vì nó là cái đã được biết. Điều này liệu có ảnh hưởng đến những gì chúng ta cho là có thể hoặc thậm chí ảnh hưởng toàn bộ khung tư duy của chúng ta không?

Loại ẩn dụ này - mà theo đó thời gian là một hành trình, chẳng hạn như 'chúng ta sẽ băng qua cây cầu đó khi chúng ta tới chỗ đó' - còn được gọi là 'ẩn dụ nguyên thủy' vì nó là phần không thể thiếu trong ngôn ngữ, cách tư duy của chúng ta và cách chúng ta nhìn nhận và trải nghiệm thế giới.

Những cái này thường là không thể cảm nhận được.

"Ngôn ngữ thường dùng có rất nhiều ẩn dụ mà chúng ta không nhận ra," Geary nói. Nhiều câu thành ngữ phổ biến trong cốt lõi chính là dùng phép ẩn dụ, ví dụ như 'tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa'.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một số ẩn dụ được gọi là 'ẩn dụ chết' bởi vì chúng ta thậm chí không coi chúng là ẩn dụ - ví dụ, cách dùng phổ biến từ 'nhìn thấy' để nói ý là 'hiểu', như trong câu 'Tôi nhìn thấu được ý bạn'.

Allan nói rằng ngay khi chúng ta có bằng chứng, dường như các động từ như nhau đã được dùng để nói về cảm nhận bằng ánh mắt và cảm nhận bằng trí não.

Nhưng vì chúng ta biết rằng ẩn dụ thường dựa trên cái cụ thể để diễn đạt cái trừu tượng, chúng ta mặc định rằng nó bắt nguồn từ nghĩa của việc nhìn bằng ánh mắt.

Allan lưu ý rằng nghiên cứu gần đây về ngữ nghĩa học nhận thức cho thấy những ẩn dụ 'chết' như thế này thực ra có lẽ là những kiểu ẩn dụ 'có sức sống' nhất, bởi vì chúng gắn chặt trong cách nghĩ.

Cái được gọi là 'ẩn dụ căn bản' là những cách ẩn dụ gắn chặt với ngôn ngữ bởi cách thức hoạt động thể chất của chúng ta trong đời sống. Chẳng hạn như ta dùng từ 'lên' để nói về những thứ mang ý nghĩa tích cực, và từ 'xuống' để hàm ý những điều tiêu cực. Nguyên do có vẻ như bởi chúng ta luôn khát khao được ở thế vươn lên, Allan giải thích. Chúng ta hầu như không có bất kỳ lựa chọn nào khác, không thể nghĩ được gì khác ngoài những cách thể hiện như vậy.

Thật khó để chứng minh rằng có những hình thức ẩn dụ phổ quát tồn tại trong mọi loại ngôn ngữ.

Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 'những ẩn dụ gần như phổ quát' xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ, gồm cả những thứ tiếng thuộc các ngữ hệ khác nhau.

Cách ẩn dụ dùng việc 'nhìn thấy' để diễn đạt ý tứ 'đã hiểu' tồn tại trong các ngôn ngữ rất khác biệt nhau, đến nỗi không có khả năng ngôn ngữ này đã vay mượn hình thức biểu đạt này từ ngôn ngữ khác.

Ngoài ra, còn có ẩn dụ diễn đạt sự gần gũi theo nghĩa nồng nhiệt, ví dụ, 'tình bạn ấm áp'. Ôm ấp hoặc gần gũi tạo ra sự ấm áp; vốn là trải nghiệm chung của con người, bạn sẽ thấy nó xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nhà triết học Thế kỷ 17 Thomas Hobbes, xuất thân là theo truyền thống Tin lành Thanh giáo, thì phản đối việc dùng phép ẩn dụ.

Một số người nhận thấy có sự xung đột giữa lý trí và trí tưởng tượng.

Đối với Hobbes, phép ẩn dụ cũng giống như nói dối và lừa gạt, giống như 'lang thang giữa vô số điều phi lý' như cách nói của ông.

Văn học cổ điển đầy những phép ẩn dụ, ví dụ như cách nói 'biển sẫm màu rượu' của thi hào Homer trong sử thi 'Iliad và Odyssey', thường để mô tả biển động hay sóng gió.

Và một số ẩn dụ cũng có ý niệm giống nhau cho dù là ở trong ngôn ngữ nào.

Ví dụ, trong tiếng Hà Lan, bạn có thể nói ai đó có 'da voi', trong khi tiếng Anh nói là 'da dày'. Và trong tiếng Pháp có câu 'khi gà mái mọc răng', tương đương với thành ngữ tiếng Anh 'khi heo biết bay'.

"Các phép ẩn dụ thường bắt nguồn từ những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày," Pies nói, và nền văn hóa của một quốc gia là cơ sở cho phép ẩn dụ của quốc gia đó.

Ví dụ, có rất nhiều phép ẩn dụ về đồ ăn trong tiếng Pháp - từ 'nói chuyện salad' [nói khoa trương] cho đến 'Tôi có quả đào!' [Tôi rất hào hứng].

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Mặc dù tất nhiên chúng ta nên lưu ý đến việc rập khuôn, Allan cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất có khả năng những người nói ẩn dụ sẽ dựa trên điều gì đó quan trọng về văn hóa.

Theo Pies thì không thể nào có thứ ngôn ngữ mà không dùng đến phép ẩn dụ. "Xuyên suốt, xuyên suốt ngôn ngữ là ẩn dụ," bà cho biết. Nếu không có nó, ngôn ngữ sẽ trở nên buồn tẻ, nhàm chán và đơn điệu. "Chúng ta sẽ bị buồn ngủ!"

Ngôn ngữ cũng sẽ trở nên 'khá cô đơn', vì khoảnh khắc hiểu và được hiểu mà ẩn dụ làm thành khoảnh khắc hòa hợp, không phải theo nghĩa đen, nhưng như một cảm giác, một cách hiển hiện, cả về trí tưởng tượng và cảm xúc, là trải nghiệm đang sống.

"Đó là một lối mở vào một tâm hồn khác, một cánh cửa sổ mà ai đó mở ra và mời chúng ta bước vào không gian chia sẻ của sự thấu hiểu và cái đẹp trong khoảnh khắc."

Có ý nghĩa to lớn hơn chứ không chỉ là một hình thức trang trí ngôn ngữ, phép ẩn dụ có sức mạnh định hình cách chúng ta nhìn và trải nghiệm thế giới.

Không tệ cho những gì chúng ta học ở trường.

Bài tiếng Anh đã được đăng trên BBC Culture.

Video liên quan

Chủ Đề