Đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Một số tình trạng khiến bạn cảm thấy mình giống như đi cầu ra máu nhưng thật sự không phải, như phân đen do uống thuốc như bismuth (thường có trong một số toa điều trị Helicobacter Pylori) hay thực phẩm có nhiều sắt (thịt đỏ, huyết), phân lẫn màu đỏ do ăn thức ăn có màu đỏ trước đó. Những trường hợp này sẽ tự khỏi khi ngừng những tác nhân trên.

Nếu bạn thật sự đi cầu ra máu, bạn sẽ thấy máu ở:

  • Giấy vệ sinh dính máu sau khi đi đại tiện
  • Trong bồn cầu có máu
  • Máu bên ngoài phân hay lẫn trong phân

Trong một số trường hợp, phân có thể đen như hắc ín (người ta hay ví như nhựa đường) chứ ko có màu đỏ của máu. Trong trường hợp đó thường do chảy máu vị trí trên cao của đường tiêu hóa.

2. NGUYÊN NHÂN ĐI CẦU RA MÁU?

Có 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây đi cầu ra máu, nhưng thường không nghiêm trọng:

  • Do bệnh trĩ – Bệnh trĩ do những búi mạch trĩ tại hậu môn giãn to, vỡ rách gây chảy máu. Lúc này những búi trĩ có thể kèm đau và ngứa.
  • Nứt, rách hậu môn - Do tình trạng rách da ở hậu môn

Tuy vậy, một số trường hợp đi cầu ra máu rất nghiêm trọng hoặc là biểu hiện của một bệnh lý nặng khác như ung thư hay viêm, loét ruột hay đại tràng…

3. KHI BỊ ĐI CẦU RA MÁU, CHÚNG TA NÊN CHÚ Ý THÊM GÌ KHÁC?

Nếu chú ý thêm những triệu chứng này, có thể giúp bạn gợi ý phần nào nguyên nhân và mức độ của tình trạng đi cầu ra máu:

  • Ngứa hay đau hậu môn
  • Cảm giác đau nóng hay đau xé bụng khi đi cầu
  • Sốt, sụt cân, hay đổ mồ hôi đêm – thường là biểu hiện bệnh lý ác tính
  • Tiêu chảy
  • Muốn đi cầu nhưng không đi được
  • Đau bụng
  • Phân đen hay đỏ bầm
  • Thay đổi số lần đi cầu trong ngày hay tính chất phân thay đổi (lỏng hơn hay đặc hơn)
  • Đi cầu ra máu kéo dài hay tái đi tái lại

NẾU ĐI CẦU RA MÁU BẠN NÊN ĐI KHÁM, NHƯNG NẾU KÈM THEO CÁC TRIỆU CHỨNG TRÊN BẠN NÊN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý ĐI KHÁM NGAY.

4. KHI ĐI KHÁM CÁC BÁC SĨ CÓ THỂ LÀM XÉT NGHIỆM GÌ CHO BẠN?

Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng xét nghiệm gì dựa trên tuổi, các triệu chứng khác và tình trạng mỗi người. Đây là các cách khám và phương tiện BS thường dùng trên một bệnh nhân đi cầu ra máu:

  • Khám hậu môn trực tràng – BS sẽ quan sát bên ngoài hậu môn bệnh nhân, BS cũng có thể dùng ngón tay đi vào trực tràng để đánh giá bên trong
  • Soi trực tràng – BS dùng một ống đưa vào hậu môn để soi trực tràng (phần thấp nhất của đại tràng) , ống soi sẽ có đèn để BS thấy rõ sang thương nếu có.
  • Soi đại tràng – BS sẽ đưa một ống nhỏ vào hậu môn và đi sâu vào đại tràng, ống có camera để có thể quan sát bên trong , bằng cách này BS có thể lấy mẫu mô đại tràng để sinh thiết.

5. ĐIỀU TRỊ ĐI CẦU RA MÁU THẾ NÀO?

Điều trị đi cầu ra máu tùy thuộc vào nguyên nhân là gì. Một ít trường hợp không cần điều trị gì. Nếu cần, có thể là:

- Cung cấp thêm chất xơ và thuốc để làm mềm phân, tránh để tình trạng bón

- NGồi vào thau nước ấm 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 15p

- Bôi kem bên ngoài hay đặt thuốc vào hậu môn. Thuốc này giúp giảm ngứa, đau hay sưng hậu môn

- Những nguyên nhân gây đi cầu ra máu nặng khác sẽ được điều trị đặc hiệu tùy tình huống

6. CÓ THỂ PHÒNG NGỪA ĐI CẦU RA MÁU KHÔNG?

Nếu là đi cầu ra máu do trĩ , bạn có thể phòng ngừa bằng cách uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Chất xơ gồm trái cây, rau, hay ngũ cốc…Một số trường hợp khó khăn hơn, bạn có thể cần thuốc nhuận tràng.

Lời khuyên của Thạc sĩ Bác sĩ ĐINH THỊ NGỌC MINH - Chuyên khoa Nội tổng quát, Nội Tiêu hóa Phòng khám Quốc tế CarePlus

Đi ngoài ra máu là tình trạng thường gặp do táo bón dẫn đến tổn thương niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đi ngoài ra máu có thể là do nhiều bệnh lý nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, ung thư, viêm dạ dày,… Để khắc phục tình trạng này cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Đi ngoài ra máu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc thâm đen tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

Đi ngoài ra máu do táo bón và tự khỏi, tuy nhiên đi ngoài ra máu cũng có thể do một vài nguyên nhân bệnh lý khác nguy hiểm hơn.

11 nguyên nhân gây đi ngoài ra máu cần lưu ý

Có nhiều nguyên nhân gây đi ngoài ra máu, cụ thể như:

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gây chảy máu khi đi ngoài. Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do: rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mãn tính, stress, tiêu chảy mãn tính, béo phì, ăn ít chất xơ, phụ nữ có thai…

Để điều trị bệnh trĩ người bệnh cần ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ trĩ.

Rò ống tiêu hóa

Giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò, gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này khiến rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.

Rò ống tiêu hóa phải điều trị bằng phẫu thuật và sử dụng liệu pháp kháng sinh.

Các vết nứt

Đi ngoài ra máu xảy ra khi có các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần ăn nhiều chất xơ. Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều trị.

Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa thường gặp ở những người ăn ít rau củ quả. Khi túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Nếu bệnh nhân bị viêm túi thừa nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Viêm đại tràng trực tràng

Viêm đại tràng, viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây viêm trực tràng và viêm đại tràng gồm:

– Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng

– Mắc hội chứng ruột kích thích

– Mắc bệnh Crohn

– Ảnh hưởng của điều trị xạ trị, hóa trị

– Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

– Táo bón

– Uống nhiều rượu bia

Đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường tiêu hóa

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột có thể khiến phân có lẫn máu và các chất nhầy. Viêm dạ dày ruột thường do nhiễm khuẩn.

Bệnh có thể điều trị bằng cách bù chất lỏng, dùng kháng sinh, thuốc kháng virus…

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục qua hậu môn làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến chảy máu khi đi ngoài.

Tùy nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.

Sa trực tràng

Sa trực tràng có thể gây đi ngoài ra máu, đau bụng dưới. Bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật.

Polyp

Polyp hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết hình thành, đây là những khối u lồi trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu khi đi ngoài.

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Bên cạnh đi ngoài ra máu, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có có các biểu hiện như:

– Táo bón

– Đau bụng

– Đầy bụng

– Buồn nôn, nôn ói

– Thay đổi thói quen đại tiện

– Phân dẹt và lỏng

– Tiểu không tự chủ

– Tiểu buốt

– Giảm cân đột ngột

– Người mệt mỏi

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu.

Đi ngoài ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện thông thường và không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây đau đớn thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh đi ngoài ra máu cần đi khám khi có các dấu hiệu:

– Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần

– Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân nhiều máu

– Người mệt mỏi

– Sức khỏe suy giảm

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Đau bụng, sưng bụng

– Sốt cao

– Buồn nôn hoặc nôn

– Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng

– Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường

– Đi ngoài hoặc đi tiểu không kiểm soát.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu

– Bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn theo phác đồ của bác sĩ sau khi thăm khám.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt:

+ Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây, uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón;

Đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây để giảm nguy cơ táo bón đi ngoài ra máu

+ Tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một thời điểm nhất định, tránh rặn quá mạnh, không đi cầu quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện;

+ Hạn chế thực phẩm gây nóng trong như: thức ăn nhiều chất béo, chua, cay, đồ ngọt;

+ Ăn thực phẩm giàu chất sắt, ngăn ngừa thiếu máu như các loại hạt, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngũ cốc…;

+ Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc;

+ Tránh bưng bê vật nặng, không đứng lâu, ngồi lâu một chỗ;

+ Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt.

Đi ngoài ra máu nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, khi có biểu hiện này, bệnh nhân nên đi khám ngay chuyên khoa tiêu hóa để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để bệnh trở nặng.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã xây dựng Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa:

– Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

– Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa

– Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn

– Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định

– Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*

– Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội