Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc

Quầy thuốc được bán các loại thuốc theo danh mục nào, phạm vi hoạt động ra sao là những thông tin Dược sĩ cần nắm được để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc

Danh mục các loại thuốc được bán tại quầy thuốc

Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, danh mục các loại thuốc được bán tại quầy thuốc có quy định tại Luật Dược năm 2020.

Danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc

Cụ thể, căn cứ theo Luật Dược 2016 ban hành ngày 06/04/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, các quầy thuốc được phép:

“Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”

Cụ thể danh mục thuốc thiết yếu dược sĩ có thể tham khảo tại đây:

Ngoài ra quầy thuốc không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.

Đối với trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. Cụ thể, Điều 34 của Luật Dược 2016 quy định xin được trích dẫn ra như sau:

“Điều 34. Điều kiện kinh doanh đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc danh Mục hạn chế bán lẻ.

1.Cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về dược chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ trên cơ sở các Điều kiện sau đây:

a) Có đủ Điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này phù hợp với Điều kiện của từng cơ sở kinh doanh;

b) Có các biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt;

c) Trường hợp kinh doanh thuốc phóng xạ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2.Cơ sở bán lẻ thuốc có bán thuốc thuộc danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành phải có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 của Luật này và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ vào cơ cấu bệnh tật và khả năng cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cho phép kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ; biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.”

Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc

Đào tạo Cao đẳng Dược theo mô hình thực tế

Học Cao đẳng Dược ở đâu để mở quầy thuốc?

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc về danh mục các loại thuốc được bán tại quầy thuốc. Các bạn trẻ yêu thích ngành Dược, muốn mở quầy thuốc thì có thể đăng ký học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Mọi thắc mắc thí sinh liên hệ theo thông tin dưới đây để được cán bộ tuyển sinh tư vấn:

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
- Địa chỉ cơ sở Hà Nội: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
- Địa chỉ cơ sở TH tại Hà Nội: 49 Thái Thịnh - Phường Thịnh Quang - Quận Đống Đa – TP.Hà Nội (Phòng 506 Nhà 2 Trong khuôn viên Bệnh viện Châm cứu Trung Ương)
- Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0996.212.212 - 0886.212.212
- Địa chỉ cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh:b> Địa chỉ số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Địa chỉ cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh:b> Địa chỉ số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
- Địa chỉ cơ sở đào tạo TP Yên Bái:b> Địa chỉ số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái . Điện thoại: 02166.296.296 – 0799.821.821


Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc

Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc

Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Có hữu ích Không hữu ích

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng luôn là điều khó khăn với các Nhà thuốc mới mở. Hiểu được điều đấy, QTPhâm qua tham khảo một số nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc,  gợi ý cho quý Nhà thuốc một số danh mục thuốc tại quầy thuốc nhất định phải có.

Danh mục thuốc tại quầy thuốc

Muốn kinh doanh Nhà thuốc có lời thì nguồn hàng là yếu tố quyết định. QTPharma có tham khảo kinh nghiệm nguồn hàng một số Nhà thuốc, xin giới thiệu đến quý Nhà thuốc danh mục thuốc khi mở nhà thuốc nhất định phải có.

1. Danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

– Paracetamol ( Panadol, Hapacol, Partamol, Efferagal, Servigesic, hoặc những loại hàng Chai lọ của US, của Kali, của Việt Nam)

– Alphachymotrylsil ( Hàng Khánh Hòa ( Katrypsil ), hàng Xí nghiệp , mua Alphachoay trữ đó khi nào có ca tụ máu bầm nặng thì cho dùng ).

– Meloxicam ( hàng Meko, hàng Ấn, không nên mua Mobic vì giá rất đắt)

– Celecoxib ( Xài hàng VDP, hàng của Ấn, không nên dùng Celebrex vì cái này là hàng toa bệnh viện xịn, ít khi đem ra cắt liều giá ở ngoài 10k )

– Ibuprofen

– Piroxicam ( Hàng Việt Nam khá tốt.  Nhưng nếu có thể nhập hàng APO thì cũng tốt, giá dưới 2k/viên )

– Prednisolon ( Hàng DMC, hàng Agimexpharm, có thể nhập Solupred về để đó, nhiều khi toa bs cũng hay cho viên Solupred, nhất là toa nhi đồng. Cắt chạy thì nhập chai APO, giá 1k viên, giá cũng không cao )

– Methylprednisolon ( nhập hàng phú yên (Menison ), hàng DHG, GOMES, mà Medrol cũng ít tiền, nhập vẫn bán được.

Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc
Danh mục thuốc tại quầy thuốc

2. Danh mục thuốc kháng sinh

– Amoxicillin ( hàng VDP, hàng MKP, hàng DMC, Ospamox, Clamoxyl, ) Cũng còn nhạy trong viêm họng, viêm phế quản..

– Ampicillin ( Standacillin, DMC, MKP ) mấy cái này chắc giờ bán cho gà dùng thôi.

– Cefixime ( hàng Cửu long, hàng Ấn ( Mactaxime, Sagafixime ), hàng US, DHG, Mecefix))

– Cefpodoxime ( Hàng Ấn ( Sepyo), hàng US )

– Cefuroxime ( Cadiroxime, Zinmax, Cezinate ) không cần nhập Zinat, hàng toa này khó bán ở quê.

– Cephalexin ( Hàng PY được rồi )

– Cefnidir 300mg ( Specxetil giá tầm 5k )

– Klamentin, Augbactam, Ofmantine ( loại này giá cũng rẽ, muốn mắc hơn thì thêm Augmentin, Curam, Rezotum )

– Azithromycin ( Azicin, hàng của DHG )

– Docxycyclin ( Để dành, nhiều khi mấy toa da liễu đơn giản hay dùng, có mà bán kèm ).

– Ciprofloxacin ( Scanax, hàng Ấn, hay mắc hơn là Serviflox )

– Levofloxacin ( Hàng của Stada đi cho rẻ, hàng Ấn cũng được, còn cái Tavanic nhà thuốc lớn mới cần hàng này giá trên 40k ).

– Metronidazol ( Flagyl hoặc hàng của MKP là được rồi )

Kháng nấm : Itraconazol của stada hoặc hàng Ấn. Keto hàng VN thì hết, hàng của Korea thì giá khát đắt.

Kháng virus: Xài Acylovir cho thủy đậu hoặc zona thôi. Acy của Stada cũng rẻ mà hiệu quả.

3. Danh mục thuốc kháng histamin

– Chlorpheniramin ( hàng Việt Nam, loại này chắc chắn phải có ).

– Alimemazin ( Giảm ho tốt cho trẻ, dùng Tharelene luôn, giá rẻ )

– Loratadin ( hàng Vaco, Stada, Imex ).

– Fexofenadin ( hàng Hậu Giang, Hàng Stada, Hàng Ampharco ).

– Cetirizine ( Cezil đứt hàng rồi, giờ xài hàng Ấn được rồi, hoặc hàng Quận 4 ).

4. Danh mục thuốc ho- long đờm

– Giảm ho: Terpin codein , Terpin Zoat, Neocodion. ( Loại sp thì có Atussin ). Giảm ho từ dược liệu ( Eugica )

– Long đàm:

+ Acetylcystein ( Hàng viên của Stada cắt cũng tốt, hàng gói thì có của Hasan, của Sanofi giá cũng không mắc ( Acemuc ). Exomuc.

+ Bromhexin ( hàng của DHG, 3/2, hoặc xài luôn hàng ngoài Bisolvon ).

+ Ambroxol : Hàng của Meyer rẻ, hoặc DMC, hoặc Muscosolvan )

5. Nhóm dạ dày

– Omeprazol ( Hàng Ấn, mỗi loại này thôi được rồi )

– Esomeprazol ( Xài của stada, hoặc của US )

– Pantoprazol ( Xài của Stada, hoặc hàng Ấn )

– Lansoprazol ( Cũng của Stada hoặc hàng Ấn )

– Rabeprazol ( Hàng Ấn giá tầm 2k )

– Domperidol ( xài hàng liên doanh hoặc Motilium )

Tiếp theo là 1 loạt các thuốc khác: Nospa, Spasmaverin, Trimebutin, Phosphalugel ( Pháp hoặc Bình Đình hoặc Hasan ), Pepsane.

Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid ( Hàng nội hoặc hàng Ấn ) hoặc Smecta ( của VN cũng khá tốt).

Thuốc nhuận tràng: Duphalac, bisacodyl.

– Nhóm tiêu hóa: 

Men vi sinh: Probios – Viên nang, Lactomin

Các thuốc điều trị dãn tĩnh mạch : Daflon, Hasaflon, Hesmin, Venrutin, Rutin C, Gingko fort.

Các thuốc điều trị bệnh thiếu máu não, rối loạn tiền đình : Sibelium, Stugon, Gingko biloba, Tanakan.

Thuốc sát khuẩn đường niệu: Domitazol

– Nhóm kháng H2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine

– Nhóm Antacid: Photphalugel, Antacil, Yumagel, Gaviscon, Maalox

– Nhóm giảm co thắt: Alverin, No-spa, Spamavarin, Buscopan

– Nhóm trị rong kinh: Orgamantril, Primolut-N

– Nhóm điều trị mỡ máu: Rosuvastatin, Atorvastatin

– Nhóm tiểu đường:

Metfotmin : Ghuco phage

Sulfonylurea : Diamiron

– Nhóm hormon: Tránh thai: Marvelon, Mercilon, Rigevidon, Regulon, Newchoi, Dian 35, Newlevo (ngừa cho con bú)

– Nhóm kháng nấm: Griseofulvin, Nystatin, Itraconazol, Fluconazol

– Nhóm vitamin – khoáng chất :

B1, B6, 3B : noubiron

C : 100mg, 500mg Rotun-C, PP 500mg

Zn : Farzincol

Fe : Obimin, Ferrovit

Canxi: Sandoz, Calcium Corbiere

E : Ecap Nhật bản 400 , Enat 400,

– Nhóm trị cảm đau nhức thông thường: Decolgen, Tiffy, Alaxan

– Nhóm trị táo bón: Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol

– Nhóm thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka

– Nhóm trị sỏi thận: Rowatinex, Kim tiền thảo

– Nhóm trị suy giãn tĩnh mạch: Daflon

– Nhóm trị giun: Fugacar, Benda, Zentel

– Nhóm thuốc bổ tổng hợp: Pharmaton, Homtamin

– Nhóm thuốc nhỏ mắt: Nacl 0,9%, Osla, V Rohto, Refresh , nước mắt nhân tạo, Tobradex – tobrex, Neodex, Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, Tetracyclin tra mắt,

– Nhóm thuốc bôi lở miệng: Mouthpaste, Daktarin

– Các tuýp bôi ngoài da: Dipolac-G, Silkron, Gentrison, Dibetalic, Tomax, Kedermfa, Aciclovir, Kentax, Dermovate, Flucinar, Hitten, Erythromycin & nghệ

– Nhóm xịt: Ventolin

– Nhóm thuốc đặt: Neo Tergynan, Canesten, Polygynax

– Nhóm vật tư y tế: Bông – băng – gạc, Oxy-gia, Cồn 70-90, , Povidine, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai,

– Nhóm dầu: Dầu nóng trường sơn, Dầu nóng mặt trời, Dầu khuynh diệp, Dầu gió trường sơn, , Dầu nóng mặt trời, Dầu ông già, Dầu singapore, Dầu Phật Linh

– Nhóm dán – bôi giảm đau: Salonpas, Dán con cọp, Ecosip, Voltaren

– Các loại siro trị ho: Siro HocamQT, Ho Bảo Thanh, Pectol, Bổ phế Nam Hà, Bisolvon, Atussin

– Nhóm nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Lactacyd, Phytogyno, Gynofar

– Nhóm thực phẩm chức năng: ImmuQT, Tràng Phục linh, Bảo Xuân , Thiên môn bổ phổi, Xuân nữ bổ huyết cao, Sâm alipas, Trà Tâm Lan

–  Phần Mỹ Phẩm: tùy nhu cầu khách hàng từng địa phương.

Lưu ý: Trên đây là một số gửi ý về danh mục thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc cần có ban đầu. Sau thời gian kinh doanh, quý nhà thuốc có thể bổ sung thêm các sản phẩm khác tùy theo nhu cầu của khách hàng tại nơi kinh doanh. 

Danh mục thuốc thiết yếu của quầy thuốc
Quầy thuốc tây cần trang bị đa dạng các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Một số lưu ý khác khi lựa chọn danh mục thuốc tại quầy thuốc

Ngoài việc tìm hiểu về danh mục thuốc tại quầy thuốc cần chuẩn bị kể trên, quý nhà thuốc cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khác như:

– Cần trang bị các tủ thuốc phù hợp

Tốt nhất nên phân thành 5 khu rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn ( Khu Thuốc kế đơn, Thuốc không kê đơn, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Vật tư y tế)

Mỗi tủ thuốc cần phân chia thành từng nhóm thuốc nhỏ để tiện tìm kiếm, tránh nhầm lẫn.  Ví dụ như phân chia các nhóm nhỏ như nhóm thuốc tiêu hóa, tim mạch, kháng sinh, hay thuốc từ dược liệu, khu ra lẻ hay tủ ra lẻ thuốc, bàn hướng dẫn … Không nên quên có 1 tủ nhỏ gọi là khu biệt trữ hay gọi là hàng chờ xử lý.

– Trang bị thuốc có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận rõ ràng

Các mặt hàng kinh doanh tại nhà thuốc, dù là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, mỹ phẩm… đều phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ cũng như có đầy đủ những giấy tờ chứng nhận có liên quan. Thanh tra Bộ y tế thường kiểm tra đột xuất nên Nhà thuốc tuyệt đối không nên ham rẻ mà kinh doanh các mặt hàng trôi nỗi, đã có nhiều Nhà thuốc bị tước giấy phép kinh doanh vì vấn đề này.

– Chọn nhà sản xuất uy tín

Không thể phủ nhận kinh doanh nhà thuốc cũng cần phải chú trọng lợi nhuận. Tuy nhiên đối với các dòng sản phẩm chữa trị bệnh hay chăm sóc sức khỏe cộng đồng như các dòng sản phẩm tại nhà thuốc, thì lợi nhuận phải đi đôi với đảm bảo sức khỏe người dùng để không phải bị các cơ quan chức năng “sờ gáy”. Nhà thuốc phải chọn những đơn vị sản xuất Dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe danh tiếng, chất lượng cùng với những sản phẩm đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gợi ý nguồn hàng chất lượng dành riêng cho nhà thuốc

Với mục tiêu khẳng định thương hiệu, cũng như mong muốn mang đến những sản phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất đến cộng đồng. Công ty TNHH TM Quyết Thắng – Đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP. QTPharma đặt triết lí kinh doanh: An toàn – Chất lượng – Hiệu quả lên hàng đầu. Chúng tôi hiện đang xây dựng các chương trình hợp tác với mức giá tốt nhất cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho quý đối tác là Nhà thuốc, Phòng khám, Phòng mạch, Bệnh viện.