Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh

Bệnh bại não bẩm sinh là một tổn thương não xảy ra ở khoảng 2/1.000 trẻ sinh ra, chiếm khoảng 30 – 40% tổng số trẻ em bị khuyết tật. Bại não ở trẻ sơ sinh thường gặp ở bé trai nhiều hơn so với bé gái, xảy ra vào giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh đến 5 tuổi. Bại não biểu hiện bằng các bất thường về vận động và tư thế thân mình.

1. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bại não ở trẻ sơ sinh
Trước khi tìm hiểu cách nhận biết bệnh bại não, chúng ta cần phân biệt trẻ thuộc nhóm trong 3 nhóm sau đây:

Trẻ có yếu tố nguy cơ trước sinh Trẻ có yếu tố nguy cơ trong sinh Trẻ có yếu tố nguy cơ sau sinh 1.1. Yếu tố nguy cơ trước sinh Bệnh của mẹ: mẹ bị sảy thai trước đó, dị tật bẩm sinh, ngộ độc thai nghén, chậm phát triển trí tuệ, mẹ tiếp xúc hóa chất – thuốc trừ sâu, nhiễm virus trong 3 tháng đầu mang thai, bị chấn thương, dùng thuốc khi mang thai, mẹ bị bệnh tuyến giáp trạng, bị tiểu đường thai kỳ… có nguy cơ sinh con mắc bại não. Bệnh của con: thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật não, vòng rau cuốn cổ, tư thế thai bất thường. 1.2. Yếu tố nguy cơ trong sinh Đẻ non (dưới 37 tuần) Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g) Ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh: trẻ đẻ ra không khóc ngay, tím tái hoặc trắng bệch phải cấp cứu. Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.

Vàng da nhân não sơ sinh: trẻ bị vàng da sơ sinh ngay từ ngày thứ 2 sau sinh, vàng đậm không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể xuất hiện bỏ bú, tím tái và duỗi cứng chi (dấu hiệu tổn thương não).

Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh

Bại não là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của các mô cơ do não bộ bị thương tổn. Mặc dù không phải là bệnh di truyền nhưng bại não có thể phát triển trong giai đoạn thai kỳ hoặc khi trẻ ở trong độ tuổi từ 3 – 5.

Trẻ bại não thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến:

  • Thị giác
  • Thính giác
  • Trí não chậm phát triển, bao gồm cả khả năng ngôn ngữ cũng như khả năng tiếp thu

Phân loại bệnh bại não

Bệnh bại não được chia thành bốn loại chính gồm:

  • Thể co cứng: đây là dạng phổ biến nhất, chiếm 70 – 80% trường hợp. Bệnh bại não thể co cứng còn được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn là liệt chi dưới, liệt nửa người hoặc liệt tứ chi.
  • Thể múa vờn (loạn động): khoảng 10 – 20% trẻ bại não thuộc loại này
  • Thể phối hợp: kết hợp giữa hai loại trên. Trong trường hợp này, trẻ bị bại não thường bị dị tật nghiêm trọng
  • Thể thất điều: chiếm tỷ lệ không quá 10%

Người bệnh sẽ có những chuyển động tay và chân bất thường, trương lực cơ kém phát triển từ nhỏ, việc đi lại và nói năng bị chậm phát triển, tướng đi bất thường, co thắt cơ, phối hợp các bộ phận cơ thể kém và mắt lé. Đối với bệnh bại não ở trẻ sơ sinh, bé sẽ gặp phải các vấn đề trong việc ăn uống. Bệnh bại não ở trẻ em có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Ngoài ra, dấu hiệu trẻ bị bại não của từng loại cũng có thể không giống nhau, chẳng hạn như:

  • Bại não thể co cứng thường làm cho người bệnh bị cứng cơ, vì vậy khó thực hiện được các hoạt động như bình thường, đặc biệt là ở chân, cánh tay và lưng
  • Bại não thể múa vờn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, do đó người bệnh sẽ không thể giữ thăng bằng và khó phối hợp động tác. Trẻ bị bệnh bại não sẽ có những cử động chậm và không làm chủ được, trương lực cơ thấp làm cho trẻ khó ngồi thẳng lưng và khó đi lại.
  • Trẻ bị bại não thể phối hợp sẽ bắt gặp các triệu chứng của hai dạng bại não trên
  • Bệnh bại não thể thất điều làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát dáng đi và thực hiện những động tác đòi hỏi sự nhịp nhàng như viết chữ hoặc vỗ tay theo nhịp

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa nhiều triệu chứng và giúp bạn kiểm soát bệnh cho trẻ tốt hơn. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hay thấy con bạn có vấn đề về việc phối hợp động tác và bất thường chức năng cơ, hãy dẫn trẻ đi khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Tổn thương não bộ trong giai đoạn thai kỳ, lúc chào đời hoặc khi bé được 2 – 3 tuổi là nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề sức khỏe này. Các yếu tố khiến não bị thương tổn có thể gồm:

  • Chấn thương đầu nghiêm trọng
  • Thiếu oxy trong quá trình sinh hoặc sau khi sinh
  • Bé bị thiếu chất dinh dưỡng trước hoặc sau khi sinh
  • Nhiễm trùng (ví dụ như bệnh Rubella) lây lan từ mẹ sang con
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng trong những năm đầu đời
  • Một số yếu tố di truyền liên quan đến sự phát triển của não bộ

Bại não thường chỉ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh kéo dài đến cuối đời nhưng sẽ không diễn tiến nặng thêm. Mặt khác, hầu hết trẻ em bị bại não đều có tuổi thọ bình thường nên bố mẹ không phải quá lo lắng về vấn đề trẻ bại não sống được bao lâu.

Một số bé chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và có thể sống một cuộc sống khá bình thường. Một số khác có thể bị khuyết tật trầm trọng hơn. Ngoài ra, không ít bé có thể phát triển trí não bình thường, mặc cho bị khuyết tật về thể chất khá nghiêm trọng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh bại não là gì?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ bị bệnh bại não, chẳng hạn như bị chấn thương hoặc nhiễm trùng trong giai đoạn thai kỳ, trẻ bị thiếu oxy khi ở trong tử cung, trẻ bị chấn thương hoặc nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Bệnh bại não có nguy hiểm không?

Trẻ bị bại não sẽ gặp phải rất nhiều khuyết tật về thể chất và tinh thần. Tùy theo mức độ ảnh hưởng đến não bộ, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Suy giảm thính lực và thị lực, có nhiều khả năng gây điếc hoặc mù vĩnh viễn
  • Cơ co cứng, dị tật
  • Sớm lão hóa
  • Suy dinh dưỡng
  • Trầm cảm và các bệnh lý thần kinh hoặc hội chứng tâm thần khác
  • Các bệnh về tim hoặc phổi
  • Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)
  • Loãng xương
  • Chảy dãi
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các chuyên gia sẽ bắt đầu chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và kiểm tra các cử động của con bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để bác sĩ xác định bệnh, bao gồm cả chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI não, siêu âm và xét nghiệm đo dẫn truyền thần kinh.

Bệnh bại não có chữa được không?

Bại não không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên các triệu chứng và các khuyết tật có thể được giảm bớt bằng phương pháp vật lý trị liệu (PT), trị liệu vận động (OT), tư vấn tâm lý và phẫu thuật.

Vật lý trị liệu giúp trẻ em phát triển cơ bắp khỏe mạnh hơn và có thể thực hiện các động tác như đi bộ, ngồi và giữ thăng bằng. Các loại thiết bị đặc biệt, chẳng hạn như niềng răng và nẹp, cũng có thể giúp ích cho trẻ.

Với trị liệu vận động, trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng vận động, chẳng hạn như bé biết tự mặc quần áo, tự xúc và ăn thức ăn và tập viết. Bên cạnh đó, trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp trẻ học được kỹ năng nói.

Bạn sẽ có thể giúp con kiểm soát tốt hoặc phòng bệnh bại não nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh những rủi ro có thể gây bệnh, ví dụ như nhiễm Rubella trong thời gian mang thai
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị làm giảm triệu chứng
  • Cho bé đi học ở các trường học đặc biệt dành cho trẻ bại não
  • Gia đình cũng cần có thái độ lạc quan mới có thể giúp trẻ phát triển và sinh hoạt bình thường

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.