Dấu hiệu để nhân biệt cuộc chiến tranh phi nghĩa là

Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do. Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.

Để giúp các bạn hiểu hơn về chiến tranh cũng như câu hỏi Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


Mục lục nội dung

1. Chiến tranh là gì?

2. Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

3. Nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh

1. Chiến tranh là gì?

Khái niệm phổ biến nhất thì về chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.

==> Ciến tranh sẽ không bao gồm những xung đột ở trong nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng để dẫn tới xâm phạm đối với biên giới, những cuộc tấn công nhằm mục đích để trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng giữa các bên nhưng lại không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.

Chiến tranh có các đặc điểm sau:

- Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.

- Là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.

- Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định.

>>> Tham khảo: Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa


2. Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Giống nhau:

- Đều là các cuộc chiến tranh

- Đều gây hậu quả nặng nề đáng kể

- Đều nhằm một mục đích chí trị nhất định

Khác nhau:

Bảng phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa:

Tiêu chí Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa
Mục đích Bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc Lợi nhuận, mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các nước khác
Chủ thể tiến hành Từ các dân tộc bị áp bức Từ các dân tộc không bị áp bức
Nguyên nhân Do bị các quốc gia khác đe dọa, xâm phạm nền hòa bình, độc lập dân tộc Vì những mâu thuẫn không thể hòa giải, xuất phát từ lòng tham của giai cấp cầm quyền
Loại hình

Chiến tranh vùng lên thoát khỏi ách đô hộ, xâm lược của quốc gia khác

Chiến tranh chống quân xâm lược

Chiến tranh xâm lược
Tính chất Chính nghĩa Phi nghĩa
Kết quả Một dân tộc, quốc gia được giải phóng Một dân tộc, quốc gia bị xâm lược, đô hộ

=> Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa phân biệt nhau bởi mục đích, tính chất và các loại hình của nó. Dạng chiến tranh nào cũng mang lại những mất mát về người và tài sản nhưng chiến tranh chính nghĩa sẽ mang lại hạnh phúc, nền độc lập cho quốc gia đang bị xâm lược nhưng chiến tranh phi nghĩa thì chỉ gieo đau thương, tang tóc cho quốc gia bị xâm lược và đôi khi là cả quốc gia đi xâm lược.


3. Nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh

Ngay từ cái tên, chúng ta đã thấy được sự tương phản giữa hòa bình và chiến tranh.

Hòa bình là khát vọng và hạnh phúc của nhân loại. Hoà bình là sự chung sống hoà bình trong phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia hoặc một cộng đồng lớn hơn, trong hoà bình vẫn có đấu tranh, đấu tranh để tồn tại, phát triển và nâng cao đời sống cộng đồng …

Chiến tranh là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hay nhiều phe với nhau về quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây ra đổ máu, chết chóc, chết đói, v.v. . Chiến tranh lớn có thể gây ra sự hủy diệt cho toàn bộ Nhân loại.

>>> Tham khảo:Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Hi vọng cùng với một số kiến thức liên quan tới chiến tranh sẽ giúp ích cho các bạn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

Chiến tranh là một hiện tượng xã hội , chính trị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc giữa liên minh các nước. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Về mục đích chiến tranh có thể phân ra thành chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

Ví dụ :  Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức giải phóng loài người khỏi thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát xít, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhân dân Xô viết, làm thành trì, chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.

“ Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh do giai cấp bóc lột gây ra nhằm đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức, hòng xâm chiếm đất đai, nô dịch các dân tộc khác”.Chiến tranh phi nghĩa còn là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc tiến hành nhằm phân chia quyền thống trị thế giới.

Ví dụ: cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918). Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, là cuộc chiến tranh giữa đế quốc với đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới.

Dấu hiệu để nhân biệt cuộc chiến tranh phi nghĩa là

  Mọi cuộc chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều gây ra đau thương tổn thất cho nhân loại. Chiến tranh nó hủy diệt tất cả: Nhà cửa,  các công trình văn hóa, các nhà máy xí nghiệp, nó cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng diễn ra thường xuyên trong quá trình phát triển của xã hội loài người còn tồn tại những áp bức bất công, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dân tộc như nạn phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhất là chủ nghĩa bá quyền của các đế quốc lớn, âm mưu áp đặt quyền thống trị nô dịch các dân tộc trên thế giới, bắt các dân tộc nhỏ hơn, yếu hơn phục tùng mình. 

  Như vậy để chấm dứt chiến tranh, để cho thế giới này không còn nghe thấy tiếng bom rơi, đạn nổ, mỗi người chúng ta hãy góp sức mình cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đấu tranh chống lại mọi âm mưu gây ra chiến tranh của các thế lực phản động nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng bằng bất kì hình thức nào với các thế lực muốn gây ra chiến tranh, để dập tắt chiến tranh ngay khi nó chưa bùng phát.

  Để thực hiện được mục đích trên, điều qua trọng là chúng ta cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh, để các em có một nhận thức đúng về chiến tranh, qua đó các em có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh là một giá trị đạo đức cao cả, nó được thể hiện bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương đồng loại, từ đó ra sức đấu tranh chống lại mọi hành động gây chiến tranh, hủy diệt sự sống loài người của các thế lực phản động, để loài người được sống trong hòa bình. Hòa bình đó là sự thân ái, bao dung, rộng lượng, cùng sống hữu nghị với nhau, cùng giúp đỡ nhau phát triển trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân hay quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

  • Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn đang diễn ra chiến tranh xung đột vũ trang như giao tranh giữa phe li khai và phe chính phủ Ukraine chính vì thế đã có rất nhiều hoạt động chống chiến tranh bảo vệ hòa bình đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giớiA Em hãy nêu 2 hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam hoặc thế giới mà em biếtB để góp phần đem lại hòa bình cho thế giới mọi người cần chung sống hòa bình với nhau ngay trong cuộc sống hàng ngày Em hãy nêu hai biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày mà em biết

    22/10/2022 |   0 Trả lời

  • Đề cương môn giáo dục công dân cô vũ thị Thuỳ dung boutique

    23/10/2022 |   0 Trả lời

  • 29/10/2022 |   0 Trả lời

  • Dấu hiệu để nhân biệt cuộc chiến tranh phi nghĩa là

    29/10/2022 |   0 Trả lời

  • 1. Nêu vai trò của tinh thần hợp tác đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay.

    2. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm gìn giữ hòa bình của thế hệ trẻ hiện nay.

    3. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn lí giải tại sao phải bảo vệ hòa bình.

    01/11/2022 |   0 Trả lời

  • 11/11/2022 |   0 Trả lời

  • Gợi ý

    + Bày tỏ thái độ lên án,phản đối… nêu lý do…

    + Nguyên nhân và tác hại…

    + Trách nhiệm của mọi ng và liên hệ trách nhiệm bản thân…

    28/11/2022 |   0 Trả lời

  • 01/12/2022 |   0 Trả lời

  • 02/12/2022 |   1 Trả lời

  • 02/12/2022 |   1 Trả lời

  • 01/12/2022 |   1 Trả lời