Đau sườn bên phải là bệnh gì năm 2024

Sỏi mật là tình trạng lắng đọng sắc tố mật hình thành nên bùn mật hoặc viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Đây là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất ở các nước nhiệt đới. Trong những năm gần đây, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi mật có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý sỏi mật chưa có xu hướng giảm xuống.

Theo TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một số trường hợp có sỏi túi mật, sỏi trong gan không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi có những triệu chứng đau kéo dài ở vùng mạn sườn phải: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội lan ra sau lưng hoặc vùng thượng vị; sốt cao, vàng da, nước tiểu vàng… thì cũng là lúc bệnh sỏi mật gây biến chứng nặng.

"Sỏi ở đường mật chính, bao gồm sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan chung và đoạn đầu ống gan phải - trái, cho dù mới chớm xuất hiện cũng gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn sỏi trong túi mật. Đây cũng là loại bệnh lý hay gây các biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc mật, hoại tử đường mật và cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt", BS Tuấn Anh nói.

Bs Tuấn Anh cho biết, ở mỗi người, biểu hiện của sỏi mật không giống nhau. Bên cạnh đó, vị trí của sỏi cũng dẫn đến những dấu hiệu khác nhau của bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng điển hình của sỏi mật phải kể đến là: đau hạ sườn phải: Cơn đau thường xảy ra ở hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị lan lên vai phải và ra sau lưng. Tính chất đau thường âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo vị trí sỏi xuất hiện; Sốt, ớn lạnh: Người bệnh sỏi mật có thể bị sốt, cảm lạnh do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ kèm cảm giác rét run, vã mồ hôi nhiều sau khi cơn sốt hạ xuống.

Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa như sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu… Những triệu chứng này dễ nhầm sang một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đau dạ dày nên nhiều người áp dụng cách điều trị không phù hợp. Tùy vào tiến triển của sỏi mật mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau. Triệu chứng này thường kèm theo hiện tượng ngứa nhiều.

TS Đỗ Tuấn Anh cũng cho biết sỏi mật gây tổ nghiêm trọng tới túi mật và lá gan. Do đó, nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

Về biến chứng cấp tính, người bệnh có thể bị thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp do sỏi, chảy máu đường mật, viêm mủ đường mật và áp xe gan mật. Ở các nước nhiệt đới, viêm đường mật phổ biến trong các trong các bệnh lý đường mật. Trong viêm đường mật nguyên nhân là sỏi chiếm hàng đầu [từ 77,78 – 97,52%]. Bệnh nhân đau nhiều ở vùng gan, tình trạng nhiễm trùng nặng nề : sốt cao, rét run, môi khô lưỡi bẩn, thể trạng suy kiệt do thiếu nước và nhiễm độc.

Nặng nề hơn, người bệnh có thể sốc nhiễm khuẩn đường mật. Đây là biến chứng nặng, chiếm từ 16 – 24%. Đa số gặp ở người lớn tuổi, 75% ở những người trên 50 tuổi. Sốc nhiễm trung đường mật là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân, hay gặp ở các bệnh nhân có sỏi mật, đau sốt nhiều nhưng không được điều trị kịp thời.

Sỏi mật nếu không điều trị sớm cũng sẽ gặp những biến chứng mạn tính như xơ gan mật, ung thư đường mật.

Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc và điều trị các bệnh lý về gan mật, ngày 28- 9, Khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám vừa tư vấn miễn phí bệnh lý sỏi mật với chủ đề “hiểu biết bệnh lý sỏi mật: Cách phòng bệnh và điều trị”. Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về gan mật nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ngoài gan, ung thư đường mật.

- Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Bệnh viện Quân y 175 [TP HCM], trả lời: Với các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ như bạn mô tả, biểu hiện nổi bật là khó duy trì giấc ngủ [cho dù bạn đi vào giấc ngủ đầu hôm rất dễ dàng], có thể bạn đang mắc chứng khó ngủ [dyssomnias], dạng phổ biến của rối loạn giấc ngủ nói chung. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc thần kinh để được thăm khám kỹ hơn, chẩn đoán chính xác thể bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.

Các biểu hiện liên quan đến nước tiểu, đau tức hạ sườn phải, miệng đắng như bạn mô tả còn khá mơ hồ để có thể hướng đến chẩn đoán bệnh gì. Bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện khám bệnh để các bác sĩ có thể khai thác được nhiều thông tin hơn và có thể thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng [xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng…] nếu cần thiết.

Theo các bác sĩ, khi ấn vào xương sườn thấy đau, người bệnh không nên chủ quan vì đây có thể là tín hiệu cho thấy cơ thể đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy phải làm gì khi gặp tình trạng này, lúc nào thì cần đi khám? Các bác sĩ sẽ đưa ra những thông tin cụ thể và lời khuyên hữu ích về hiện tượng này.

Ấn vào xương sườn thấy đau có nguy hiểm không?

Phân tích y khoa cho thấy trong cơ thể có rất nhiều cơ quan nội tạng quan trọng nằm gần xương sườn. Do đó, khi ấn vào xương sườn thấy đau, đây có thể là dấu hiệu cho biết một hoặc một vài cơ quan bên trong đang gặp vấn đề.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng mà cần bình tĩnh để đánh giá sơ bộ về mức độ, tình trạng của cơn đau mà bản thân cảm nhận được. Nếu chỉ đau nhẹ hoặc vừa và không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác thì có thể chỉ là do nguyên nhân căng cơ bình thường. Lúc này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách sẽ sớm được cải thiện.

Nếu ấn vào xương sườn thấy đau nhiều, người bệnh nên được thăm khám sớm

Tuy nhiên, khi cơn đau xuất hiện thường xuyên, đau âm ỉ hoặc nhói, khiến người bệnh khó chịu nhiều thì không nên chủ quan. Đặc biệt là khi cơn đau kèm theo các biểu hiện như nôn mửa, đau và chảy máu khi đi tiểu, vàng mắt, vàng da, sốt cao, ngứa ran hoặc tê cứng chân, phát ban trên da,… thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn.

Ấn vào xương sườn thấy đau cảnh báo bệnh gì?

Theo các bác sĩ, việc ấn vào xương sườn thấy đau cảnh báo bệnh gì còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh đau ở xương sườn bên trái, bên phải hay cả hai bên. Cụ thể như sau:

Bệnh về gan

Nếu ấn vào xương sườn phải thấy đau, kèm theo biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, buồn nôn và sụt cân thì bác sĩ sẽ nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh về gan. Nhất là khi có dấu hiệu vàng da, nước tiểu chuyển vàng đậm thì việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết. Bởi có thể có sự xuất hiện của khối u trong gan, làm cho các tế bào gan bị chèn ép, gây ra các cơn đau dữ dội, khiến người bệnh kiệt sức, mệt mỏi.

Vấn đề về phổi

Đau xương sườn phải khi ấn vào cũng còn là tín hiệu của cơ thể cảnh báo phổi đang gặp vấn đề. Khi người bệnh thấy đau tức ở mạn sườn phải, ho thành từng cơn nghiêm trọng thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Đau ở sườn phải có thể là dấu hiệu các bệnh về gan hoặc phổi

Đau dây thần kinh liên sườn

Nếu cơn đau bắt đầu từ một vị trí nhất định rồi lan đến xương sườn bên trái, người bệnh cảm thấy nhói lên và cơ thể giật giật thì khả năng cao đang mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc không điều trị sớm sẽ khiến người bệnh rất khó chịu bởi các cơn đau xảy ra thường xuyên.

Viêm đại tràng, dạ dày, hội chứng ruột kích thích

Khi cơn đau ở xương sườn trái kèm theo đau bụng, sụt cân, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng… thì có thể bạn đang bị viêm dạ dày hoặc viêm đại tràng. Trường hợp gặp tình trạng đại tiện khó khăn, tiêu chảy, táo bón, người bệnh nên đi khám ngay.

Sỏi thận

Sỏi thận cũng là căn bệnh có thể xảy ra nếu người bệnh ấn vào hạ sườn trái thấy đau. Khi gặp các triệu chứng kèm theo như tiểu đau, tiểu có máu, tiểu lắt nhắt… bạn nên được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bởi nếu để lâu sẽ có nguy cơ gây biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu hay suy thận.

Nếu đau nhiều ở xương sườn bên trái, có thể người bệnh bị đau dây thần kinh liên sườn

Ngoài việc đau ở một bên xương sườn, nếu bạn thử ấn cả hai bên xương sườn và đều thấy đau thì có thể nguyên nhân chủ yếu là do đau cơ. Tình trạng này thường xảy ra do người bệnh bị chấn thương, bong gân, vận động quá sức hoặc ít vận động, duy trì tư thế sai trong thời gian dài…

Thông thường, trong trường hợp này, bạn không cần quá lo lắng mà chỉ cần nghỉ ngơi và vận động đúng tư thế là cải thiện được tình trạng. Nếu cơn đau xảy ra trong thời gian dài mà không thuyên giảm, bạn có thể chụp X quang tổng quát để được chẩn đoán đúng bệnh nhé!

Làm gì khi ấn vào xương sườn thấy đau?

Vậy cần phải làm gì khi bỗng dưng bạn ấn vào xương sườn thấy đau? Theo các bác sĩ, trong một vài trường hợp, hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng cũng có thể là biểu hiện của chấn thương hoặc cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, quan trọng nhất là người bệnh cần cảm nhận chính xác mức độ, tần suất đau và thông báo tình hình với bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các bước xử lý trong tình huống này được khuyến cáo như sau:

  • Trước hết, người bệnh cần thực hiện phương án sơ cứu tạm thời như: Không làm các việc nặng quá sức, uống nước ấm rồi nằm nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái, có thể lấy khăn ấm chườm quanh vùng bị đau và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Sau khi được thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị, người bệnh nên thực hiện đúng chỉ dẫn để sớm cải thiện tình trạng. Tùy từng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp như sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gan, bệnh sỏi thận, điều trị nhiễm trùng, phẫu thuật loại bỏ túi mật hoặc uống thuốc tan sỏi mật; phẫu thuật ghép gan, ghép thận đối với bệnh nặng,… Hoặc nếu chỉ là chấn thương ở mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần áp dụng vật lý trị liệu hay chườm nóng hoặc lạnh.
    Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý xây dựng lối sống khoa học, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế làm bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Với các thông tin trên, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng khi ấn vào xương sườn thấy đau. Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng đều là tín hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề. Vì thế, khi nếu cơn đau trở nặng với tần suất và cường độ lớn, bạn không nên trì hoãn việc thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhé!

Chủ Đề