Đề bài - đề kiểm tra 45 phút chương 3 phần đại số 6 - đề số 1

\[\begin{array}{l}C = 0,4 \cdot 3\dfrac{2}{3} \cdot \left[ { - 7} \right] \cdot \dfrac{5}{2} \cdot \dfrac{3}{{11}}\\ = \dfrac{2}{5} \cdot \dfrac{{11}}{3} \cdot \left[ { - 7} \right] \cdot \dfrac{5}{2} \cdot \dfrac{3}{{11}}\\ = \left[ {\dfrac{2}{5} \cdot \dfrac{5}{2}} \right] \cdot \left[ {\dfrac{{11}}{3} \cdot \dfrac{3}{{11}}} \right] \cdot \left[ { - 7} \right]\\ = - 7\end{array}\]Câu 5:

Đề bài

Câu 1.[1 điểm] Phân số bằng phân số \[\dfrac{{ - 15}}{{20}}\] là :

[A]\[\dfrac{{15}}{{20}};\][B]\[\dfrac{{ - 3}}{4};\]

[C]\[\dfrac{{ - 3}}{{ - 4}};\][D]\[\dfrac{{ - 15}}{{ - 20}}.\]

Hãy chọn kết quả đúng.

Câu 2.[1 điểm] Hỗn số bằng \[ - 5\dfrac{3}{4}\] bằng :

[A]\[ - 5 + \dfrac{3}{4};\] [B]\[\dfrac{{ - 17}}{4};\]

[C]\[\left[ { - 5} \right] + \left[ { - \dfrac{3}{4}} \right];\] [D]\[\dfrac{{ - 23}}{{ - 4}}.\]

Hãy chọn kết quả đúng.

Câu 3.[1 điểm] \[\dfrac{4}{9}\] là kết quả của phép tính :

[A]\[\dfrac{{ - 1}}{3}:\dfrac{3}{{ - 4}};\] [B]\[\dfrac{2}{9}:2;\]

[C]\[\dfrac{2}{3}:\dfrac{3}{2};\][D]\[ - 2:\dfrac{{ - 9}}{2}.\]

Hãy chỉ ra đáp ánsai.

Câu 4.[3 điểm] Áp dụng tính chất các phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị các biểu thức sau :

\[\begin{array}{l}A = 23\dfrac{5}{{11}} - \left[ {1\dfrac{2}{7} + 8\dfrac{5}{{11}}} \right];\\B = \dfrac{{ - 2}}{5} \cdot \dfrac{3}{7} + \dfrac{2}{5} \cdot \dfrac{{ - 4}}{7} + \dfrac{{ - 2}}{5};\\C = 0,4 \cdot 3\dfrac{2}{3} \cdot \left[ { - 7} \right] \cdot \dfrac{5}{2} \cdot \dfrac{3}{{11}}.\end{array}\]

Câu 5.[3 điểm] Ba lớp 6 có tất cả \[120\] học sinh. Số học sinh lớp 6A bằng \[\dfrac{1}{2}\] tổng số học sinh hai lớp 6B và 6C. Lớp 6B ít hơn lớp 6C là \[6\] học sinh. Tính số học sinh mỗi lớp.

Câu 6.[1 điểm] Giá hàng lúc đầu tăng \[20\% \] và sau đó lại giảm \[20\% .\] Hỏi giá ban đầu và giá cuối cùng, giá nào rẻ hơn và rẻ hơn bao nhiêu phần trăm ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Câu 1. Hai phân số \[\dfrac{a}{b}\] và \[\dfrac{c}{d}\] được gọi là bằng nhau nếu \[a.d = b.c.\]

Câu 2. Vận dụng khái niệm hỗn số và cách viết hỗn số thành phân số : \[c\dfrac{a}{b} = \dfrac{{c.b + a}}{b}\] rồi chọn đáp án đúng nhất.

Câu 3. Áp dụng quy tắc thực hiện phép tính chia phân số; tính giá trị bốn đáp án đã cho rồi chọn đáp ánsai.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Ta có : \[ - 15.4 = 20.\left[ { - 3} \right] = - 60\] nên \[\dfrac{{ - 15}}{{20}} = \dfrac{{ - 3}}{4}\]

Chọn B.

[Có thể giải câu này bằng cách vận dụng kiến thức về rút gọn phân số.]

Câu 2. Ta có \[ - 5\dfrac{3}{4} = - \left[ 5 \right] + \left[ { - \dfrac{3}{4}} \right] = - \dfrac{{23}}{4}\]

Chọn C.

Câu 3.

[A]\[\dfrac{{ - 1}}{3}:\dfrac{3}{{ - 4}} = \dfrac{{ - 1}}{3} \cdot \dfrac{{ - 4}}{3} = \dfrac{4}{9}.\]

[B]\[\dfrac{2}{9}:2 = \dfrac{2}{9} \cdot \dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{9}.\]

[C]\[\dfrac{2}{3}:\dfrac{3}{2} = \dfrac{2}{3} \cdot \dfrac{2}{3} = \dfrac{4}{9}.\]

[D]\[ - 2:\dfrac{{ - 9}}{2} = \dfrac{{ - 2}}{1} \cdot \dfrac{{ - 2}}{9} = \dfrac{4}{9}.\]

Chọn B.

Câu 4:

Phương pháp giải :

a] Áp dụng quy tắc dấu ngoặc và tính chất giao hoán trong phép cộng;

b] Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

c] Viết các số thành dạng phân số; vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân rồi thực hiện phép tính.

Cách giải:

\[\begin{array}{l}A = 23\dfrac{5}{{11}} - \left[ {1\dfrac{2}{7} + 8\dfrac{5}{{11}}} \right]\\ = 23\dfrac{5}{{11}} - 1\dfrac{2}{7} - 8\dfrac{5}{{11}}\\ = 23\dfrac{5}{{11}} - 8\dfrac{5}{{11}} - 1\dfrac{2}{7}\\ = 15 - 1\dfrac{2}{7}\\ = 14\dfrac{7}{7} - 1\dfrac{2}{7}\\ = 13\dfrac{5}{7}\end{array}\]

\[\begin{array}{l}B = \dfrac{{ - 2}}{5} \cdot \dfrac{3}{7} + \dfrac{2}{5} \cdot \dfrac{{ - 4}}{7} + \dfrac{{ - 2}}{5}\\ = \dfrac{{ - 2}}{5} \cdot \dfrac{3}{7} + \dfrac{{ - 2}}{5} \cdot \dfrac{4}{7} + \dfrac{{ - 2}}{5} \cdot 1\\ = \dfrac{{ - 2}}{5} \cdot \left[ {\dfrac{3}{7} + \dfrac{4}{7} + 1} \right]\\ = \dfrac{{ - 2}}{5} \cdot 2\\ = \dfrac{{ - 4}}{5}.\end{array}\]

\[\begin{array}{l}C = 0,4 \cdot 3\dfrac{2}{3} \cdot \left[ { - 7} \right] \cdot \dfrac{5}{2} \cdot \dfrac{3}{{11}}\\ = \dfrac{2}{5} \cdot \dfrac{{11}}{3} \cdot \left[ { - 7} \right] \cdot \dfrac{5}{2} \cdot \dfrac{3}{{11}}\\ = \left[ {\dfrac{2}{5} \cdot \dfrac{5}{2}} \right] \cdot \left[ {\dfrac{{11}}{3} \cdot \dfrac{3}{{11}}} \right] \cdot \left[ { - 7} \right]\\ = - 7\end{array}\]
Câu 5:

Phương pháp giải :

- Tìm số học sinh lớp 6A.

- Tìm tổng số học sinh lớp 6B và 6C.

- Tìm số học sinh lớp 6B.

- Tìm số học sinh lớp 6C.

Cách giải :

Lớp 6A có số học sinh là :

\[120:[1+2]=40\] [học sinh]

Lớp 6B và 6C có tổng số học sinh là :

\[120 -40=80\] [học sinh]

Lớp 6B có số học sinh là :

\[[80-6]:2=37\] [học sinh]

Lớp 6C có số học sinh là :

\[37+6=43\] [học sinh]

Đáp số: Lớp 6A : \[40\] học sinh;

Lớp 6B : \[37\] học sinh;

Lớp 6C : \[43\] học sinh.

Câu 6:

Phương pháp giải :

- Tìm giá cuối cùng sau khi tăng \[20\%\] và giảm \[20\%\].

- So sánh với giá ban đầu rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Cách giải :

Gọi giá hàng lúc đầu là \[a\].

Sau khi tăng \[20\%\] thì giá hàng là :

\[a + 20\% .a = 120\% a.\]

Sau khi giảm đi \[20\%\] thì giá hàng là :

\[120\% .a - 20\% .120\% .a\]\[ = 120\% a - 24\% a = 96\% a.\]

Vậy giá bán cuối cùng là giá bán rẻ hơn và rẻ hơn số phần trăm là :

\[100\% - 96\% = 4\% \]


Video liên quan

Chủ Đề