Di tích thành nhà mạc thuộc tỉnh nào năm 2024

Thành nhà Mạc nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang. Thành được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang.

Việc xây dựng thành đến nay còn để lại nhiều truyền thuyết ly kỳ. Tương truyền thành chỉ xây trong một đêm đã hoàn tất. Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m; cao 3,5 m; dày 0,8 m; diện tích 75.625m2. Ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Trong tường có một con đường nhỏ xung quanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Bao bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước theo kiểu phòng thủ “thành cao, hào sâu” thời trung cổ. Gạch xây thành là loại có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch chỉ hiện nay, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn - đó là đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu đời Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ. Trong thành chếch hướng bắc là núi Thổ (Thổ Sơn - núi đất) cao 50 m, dốc đứng, phải qua 193 bậc đá mới lên tới đỉnh. Thổ Sơn cũng chỉ đắp trong một đêm, toàn bộ Thổ Sơn nằm gọn trong thành, phạm vi kiểm soát của cao điểm rất rộng. Cửa đông khống chế đường bộ duy nhất thời đó và sông Lô là tuyến đường thuỷ quan trọng khi chưa có phương tiện cơ giới trên bộ.

Theo những tài liệu còn lưu giữ được thì thời nhà Mạc vào triều Lý, Tuyên Quang gọi là Tam Kỳ (hay Tam Cờ), là một điểm thương nghiệp rất phát triển, có lái buôn nhiều nơi lui tới. Từ đời Lê trở về sau, các triều đại đều đóng quân ở thành cổ Tuyên Quang.

Thành cổ Tuyên Quang cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang, từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan đánh thực dân Pháp năm 1884, đến khí thế vũ bão sục sôi những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, buộc phát - xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn thị xã Tuyên Quang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ Tuyên Quang còn hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.

Ngày 20/3/1961, lần đầu tiên kể từ khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ Thủ đô Kháng chiến (Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang) về Hà Nội, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự được đón Bác Hồ về thăm lại quê hương cách mạng Tuyên Quang. Người đã có buổi nói chuyện với toàn thể nhân dân ở sân vận động phía bắc Thổ Sơn ngay trong thành cổ.

Thành cổ Tuyên Quang còn khá nguyên dạng cho đến cuối thế kỷ 20 và được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Trong quá trình xây dựng, phát triển của thị xã Tuyên Quang, một số trục đường của thị xã chạy qua vị trí thành cổ nên hiện nay thành cổ Tuyên Quang bị chia cắt. Hiện còn lại hai cổng thành phía bắc và phía tây. Đoạn tường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và Cổng Lấp, dài chưa đến 100m

Thành cổ cao bằng hay thường gọi là thành nhà Mạc, là một di tích lịch sử văn hóa nằm ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Thành Phục Hòa được xây dựng vào năm 864, tức niên hiệu Hàm Thông thứ 5 thời Đường Hy Tông. Thành do Chiêu thảo sứ Cao Biền chỉ đạo xây dựng, khi đó được đắp bằng đất.

Năm 1594, để phục vụ cho cuộc chiến lâu dài chống lại triều đình nhà Lê, vua Mạc Kính Cung nhà Mạc đã cho xây lại thành bằng gạch trên nền đất. Thành Phục Hòa là một trong những thành đồn thuộc hệ thống phòng thủ Cao Bằng của triều đình lưu vong nhà Mạc.

Theo tư liệu địa phương của tỉnh Cao Bằng, vào năm 1677, khi bị quân nhà Lê do Đinh Văn Tả chỉ huy đánh bại, Mạc Kính Vũ đã rút về thành Phục Hòa, coi đây là cứ điểm cuối cùng. Tương truyền, Đinh Văn Tả đã dùng kế sách đánh vào tâm lý để khiến quân Mạc trong thành đầu hàng, Mạc Kính Vũ chạy sang nhà Thanh, chấm dứt sự hiện diện của tàn dư nhà Mạc ở Đại Việt.

Từ đó, khu vực huyện Quảng Hòa ngày nay xuất hiện những cái tên Phục Hòa, Quy Thuận, Hòa Thuận,... để đánh dấu cho chiến công của quân đội nhà Lê.

Thành được xây theo hình vuông, với bốn bức tường khép kín và một bức tường ngoài. Tường thành được xây bằng gạch vồ, dưới chân có kê đá tảng.

Dấu tích tường thành chỉ còn một đoạn thành dài 18m được xác định là kiến trúc gạch thời Mạc, nằm ở phía sau trụ sở Ủy ban nhân dân thị trấn Hòa Thuận.

Một số vết tích của thành đất trước thời Mạc có thể tìm được dọc bờ sông Bằng đoạn chảy qua Tà Lùng.

Chân núi 275 nơi có Quốc lộ 3 chạy qua có di tích Vườn Đạn, là nơi phát hiện nhiều hòn đá nghi là đạn pháo.

Nội thành có đền thờ Vua Lê thờ Lê Thái Tổ. Tương truyền, sau khi đánh đuổi nhà Mạc, dân chúng trong vùng đã tổ chức xây đền thờ để tưởng nhớ công lao của các vua nhà Lê. Năm 2006, đền Vua Lê được trùng tu với nguồn quyên góp của người dân.