Điểm giống nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán là

19/06/2021 144

A. Là cách thức để giao tiếp. 

B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội. 

C. Là phương thức điều chỉnh hành vi. 

Đáp án chính xác

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa pháp luật và đạo đức là?

Xem đáp án » 19/06/2021 2,592

Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội là?

Xem đáp án » 19/06/2021 1,588

Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?

Xem đáp án » 19/06/2021 621

Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào mang tính tích cực?

Xem đáp án » 19/06/2021 549

Yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức của con người là?

Xem đáp án » 19/06/2021 548

Việc do quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường gọi là?

Xem đáp án » 19/06/2021 525

Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là?

Xem đáp án » 19/06/2021 460

Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp nào?

Xem đáp án » 19/06/2021 450

Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?

Xem đáp án » 19/06/2021 388

Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là ?

Xem đáp án » 19/06/2021 277

Câu nói: Phép vua còn thua lệ làng nói về yếu tố nào?

Xem đáp án » 19/06/2021 234

Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận được gọi là?

Xem đáp án » 19/06/2021 231

Hằng năm, các thanh niên nam đủ 18 tuổi, khỏe mạnh phải nhập ngũ. Việc làm đó thể hiện?

Xem đáp án » 19/06/2021 227

Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người được gọi là?

Xem đáp án » 19/06/2021 203

Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó được gọi là?

Xem đáp án » 19/06/2021 185

* Hướng dẫn giải

Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là phương thức điều chỉnh hành vi.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa đạo đức, pháp luật và tập quán

  • 1. Khái niệm đạo đức, pháp luật và tập quán
  • 2. So sánh pháp luật với đạo đức
  • 2.1. Điểm giống nhau
  • 2.2. Điểm khác nhau
  • 3. So sánh và phân biệt pháp luật và tập quán
  • 3.1. Điểm giống nhau
  • 3.2. Điểm khác nhau

Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

1. Khái niệm đạo đức, pháp luật và tập quán

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

Tập quán là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhận như là quy tắc xử sự chung.

2. So sánh pháp luật với đạo đức

2.1. Điểm giống nhau

– Pháp luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điếm của các quy phạm xã hội, đó là:

+ Pháp luật và đạo đức đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình đuợc làm gì, không đuợc làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

+ Pháp luật và đạo đức đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.

+ Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

+ Pháp luật và đạo đức đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thế, một trường hợp cụ thế mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

- Cả pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

- Cả pháp luật và đạo đức đều vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội và tính dân tộc.

2.2. Điểm khác nhau

Pháp luật

Đạo đức

- Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức...) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước - Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

- Đạo đức lúc đầu được hình thành một cách tự phát trong cộng đồng xã hội, sau đó có thể là tự giác khi được bổ sung bằng những quan điểm, quan niệm và phong cách sống của các vĩ nhân; được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người và bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước - Đạo đức thường thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia - Pháp luật có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội; đồng thời có tác động thường xuyên, liên tục trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.

- Đạo đức chủ yếu có tính chất khuyên răn đối với mọi người, chỉ cho mọi người biết nên làm gì, không nên làm gì, phải làm gì và chỉ tác động tới các cá nhân trong xã hội.

- Có những quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh nhưng đạo đức không điều chỉnh, ví dụ như những quan hệ liên quan tới việc tổ chức bộ máy nhà nước.

- Có những quan hệ xã hội đạo đức điều chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh, ví dụ như quan hệ tình bạn, tình yêu...

- Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động..., song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối hên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.

-Đạo đức không có tính hệ thống, ví dụ như quan niệm và quy tắc đạo đức trong lĩnh vực ma chay hầu như không có liên quan với quan niệm và quy tắc đạo đức trong lĩnh vực cưới hỏi và trong các lĩnh vực khác.

- Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.

- Đạo đức không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng.

- Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.

- Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử.

3. So sánh và phân biệt pháp luật và tập quán

3.1. Điểm giống nhau

- Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điếm của các quy phạm xã hội, đó là:

- Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

+ Pháp luật và tập quán đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán.

+ Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

+ Pháp luật và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

- Cả pháp luật và tập quán đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

3.2. Điểm khác nhau

Pháp luật

Tập quán

- Pháp luật có tính quyển lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tực, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức...) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước - Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

- Tập quán được hình thành một cách tự phát trong một cộng đồng dân cư nhất định, là thói quen ứng xử có tính chất lặp đi lặp lại hằng ngày; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng sức thuyết phục của chúng và bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước, của cộng đồng. Vì thế, tập quán thường thể hiện ý chí cửa một cộng đồng dân cư trong những địa phương nhất định.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia - Pháp luật có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội; đồng thời có tác động thường xuyên, liên tục trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.

- Tập quán thường chỉ có tác động trong một cộng đồng dân cư ở một địa phương nhất định.

- Có những quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh nhưng tập quán không điều chỉnh, ví dụ như những quan hệ liên quan tới việc tổ chức bộ máy nhà nước.

- Có những quan hệ xã hội tập quán điều chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh, ví dụ như tập quán ma chay, cưới hỏi...

- Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động..., song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.

-Tập quán không có tính hệ thống. Ví dụ: tập quán về ma chay và tập quán về cưới hỏi là hoàn toàn khác biệt nhau và không có liên quan tới nhau.

- Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.

-Tập quán không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng.

- Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.

- Tập quán ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triến của lịch sử.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập