Đứt tay sâu bao lâu thì lành


“Khi nào thì bạn cần khâu vết thương?” – Câu hỏi lạ lẫm nhưng khá cần thiết và hữu ích khi bạn chẳng may có một vết thương trên cơ thể. Phản ứng đầu tiên của việc bị vết thương là bạn cần phải nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi bên cung cấp dịch vụ tại nhà để được bác sĩ thăm khám và làm thủ thuật.

Tuy nhiên, chính bản thân bạn cũng cần có kiến thức và cần biết khi nào thì một vết thương cần phải được khâu lại. Nó sẽ giúp ích cho việc bạn hiểu về vết thương của mình, đánh giá đúng mức độ để có cách chăm sóc phù hợp nhất.

Thường thì có 2 lý do chính để bác sỹ chỉ định khâu vết thương đó là Đóng miệng vết thương và giảm sẹo. Mục đích của thủ thuật khâu vết thương là để thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng, vì vết thương hở dễ bị nhiễm trùng và các biến chứng khác.

Đọc thêm bài viết:

>> Một số lưu ý khi tự chăm sóc vết thương hở tại nhà

>> 3 bước chăm sóc vết thương hở đúng cách

Dưới đây là những yếu tố sẽ giúp bạn đánh giá xem  một vết thương có cần khâu lại hay không?

1. Kích thước của vết thương
Vết thương có lớn hay không, hay chỉ là vết trầy, trượt da? Những vết thương nhỏ thường có thể tự lành nhanh chóng mà không cần khâu. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu vết thương hơn 3 cm.

2. Độ sâu của vết thương
Bạn cũng cần để ý tới độ sâu của vết thương. Nếu bạn có thể nhìn thấy mỡ, cơ hoặc xương, thì đây là vết thương nghiêm trọng và bạn cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ đưa chỉ định và thực hiện thủ thuật khâu vết thương.

3. Vị trí của vết thương
Nếu vết thương ở khu vực hay phải kéo dãn hay bị tác động khi di chuyển, như khớp chẳng hạn, bạn cần khâu lại để tránh ảnh hưởng tới miệng vết thương, chưa kể nếu không chăm sóc đúng cách, các vết thương này có thể nặng hơn vào dây chằng hoặc gân.

4. Mức độ chảy máu
Nếu vết thương không thể cầm máu, dù đã dùng các phương pháp cần thiết trong vài phút thì vết thương này cần phải khâu lại, bất kể kích thước, độ sâu hoặc vị trí của vết thương ở đâu.

5. Nguyên nhân gây ra vết thương
Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá vết thương. Các vết thương do động vật cắn hoặc các đồ vật, dụng cụ bẩn khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh dại hoặc nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, bệnh nhân có thể cần tiêm vắc xin dại, uốn ván và kháng sinh, có thể khâu hoặc không là do bác sỹ đánh giá.

Xem thêm bài viết: Cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn và cào

Bạn cũng cần phải lưu ý chăm sóc các vết khâu hợp lý để vết thương của bạn nhanh hồi phục.Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ chăm sóc vết thương tại nhà thì có thể gọi điện cho chúng tôi theo số Hotline Hà Nội: 1800 6896, Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894 để được tư vấn và sử dụng dịch vụ. 

LƯU Ý: Phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sau phẫu thuật, hoặc xử lý sơ cấp cứu cho vết thương, chúng tôi hiện tại CHƯA cung cấp dịch vụ Khâu vết thương tại nhà. 


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Quá trình liền vết thương là sự liền sẹo da có vai trò quan trọng đặc biệt, chất lượng liền sẹo da không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan mà còn quyết định tới thẩm mỹ.

Da là một trong những cơ quan chiếm trọng lượng lớn nhất của cơ thể hay còn gọi là lớp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi sự xâm hại và tác động trực tiếp từ bên ngoài.

Khi da bị tổn thương, quá trình tự nhiên của da là tạo hàng loạt phản ứng sinh học phức tạp diễn ra hay còn gọi là quá trình tương tác giữa các tế bào nhằm tái tạo biểu bì và mô da từ đó vết thương sẽ dần dần được phục hồi.

Liền sẹo trên da có 2 loại đó là:

  • Liền sẹo da bình thường
  • Liền sẹo da bệnh lý: bao gồm sẹo phì đạisẹo lồi

Hình ảnh bạch cầu trung tính

2.1 Giai đoạn cầm máu và viêm

Giai đoạn cầm máu và viêm thường diễn ra từ vài giờ cho đến 4 ngày, thời gian có thể lâu hơn đối với vết thương mãn tính. Các tế bào chính tham gia trong quá trình này bao gồm:

  • Tiểu cầu
  • Bạch cầu trung tính
  • Đại thực bào

Quá trình cầm máu và viêm dẫn đến các ảnh hưởng quan trọng như hình thành chất ngoại gian bào ECM hoạt động và bài tiết, bổ sung các tế bào viêm, hình thành nguyên bào sợi và tế bào nội mô.

Sau khi mạch máu tại vết thương bị vỡ hình thành cục máu đông, tạo thành chất ngoại gian bào tạm thời nhằm làm kín vết thương, giảm mất máu và tạo ra 1 hoạt chất có khả năng thu hút sự di chuyển các tế bào khác đến tham gia tại vị trí vết thương. Các tế bào viêm do tiểu cầu tiết ra và vết thương được làm sạch bằng thực bào.

2.2 Tăng sinh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 3 tuần, cùng với sự tham gia của các nguyên bào sợi và Keratinocytes. Giai đoạn tăng sinh bao gồm 3 quá trình chính:

  • Giai đoạn tái cấu trúc.
  • Lên mô hạt.
  • Biểu mô hóa.

Giai đoạn lên mô hạt hay còn gọi là sự hình thành các mạch máu mới nhờ sự tăng sinh của tế bào nội mô kết hợp với nguyên bào sợi. Sau khi ngoại gian bào được tái tạo, một số hoạt chất bên trong biểu bì da sẽ làm suy thoái và tổng hợp một loại ngoại gian bào mới gọi tên là Matrix Metallo – protein giúp làm sạch vết thương.

Đến quá trình tái tạo biểu mô sự chuyển đổi của các nguyên bào sợi thành cơ nguyên bào sợi. Chức năng của chúng là sắp xếp các ngoại gian bào nhằm liên kết vết thương. Quá trình này bắt đầu từ các mép của vết thương và phần phụ của vết thương sau đó vào trong khu vực chính của vết thương dần dần. Đây là lý do vì sao vết thương thường bắt đầu gây ngứa xung quanh mép da khi sắp lành thương.

Keratinocytes

2.3 Giai đoạn tái tạo

Các thành phần chính tham giai trong giai đoạn tái tạo bao gồm đại thực bào và nguyên bào sợi. Sự kết hợp của các nguyên bào sợi và ngoại gian bào cùng các tế bào mới được di chuyển lên đến đỉnh điểm khoảng 3 tháng đến 1, 2 năm thì vết thương bắt đầu lành và để lại sẹo.

Giai đoạn tái tạo hình thành trong suốt quá trình tổ chức các ngoại gian bào mới do cơ nguyên bào sợi thực hiện. Các tế bào này liên kết với các bó vi sợi dẫn đến sự liên kết chặt chẽ mới. Lúc này phản ứng sinh học cũng tiết ra hàng loạt hoạt chất mới giúp tăng mật độ và ổn định chất nền, tăng sức đề kháng.

Song song với đó, quá trình sửa đổi phần trăm collagen cũng được thực hiện tạo thành collagen I và collagen III. Sau đó, nguyên bào sợi sẽ được phân hủy, tổng hợp các ngoại gian bào khỏe khoắn góp phần cho vết thương được liền nhanh chóng.

Quá trình liền vết thương có thể để lại sẹo, việc tự ý sử dụng thuốc có thể để lại sẹo to hơn hoặc gây ra nhiễm trùng. Do đó, trong suốt quá trình liền vết thương bệnh nhân không nên tự tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào bôi vào vết thương mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các liệu thuốc dân gian sẽ rất dễ gây biến chứng và nhiễm trùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay có rất nhiều thuốc đặc trị làm mờ sẹo hiệu quả. Điều quan trọng nhất vẫn là dưỡng thương và tránh những hoạt động mạnh hay cử động tại vết thương quá nhiều trong quá trình điều trị liền thương, để vết thương nhanh lành.

Dành thời gian nghỉ ngơi và tuân thủ chữa trị theo đúng liệu trình từ bác sĩ sẽ là biện pháp tốt nhất để giúp cho quá trình liền thương được diễn ra nhanh chóng.

Tóm lại, quá trình liền vết thương xảy ra có ba giai đoạn, là sự tương tác kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố tạo ra sự phản ứng sinh học để tăng sự di chuyển của các tế bào cần thiết dưới lớp biểu bì da đến gần vị trí vết thương, sau đó phát triển và tái tạo các mô da tổn thương.

Trong quá trình liền vết thương, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bôi để tránh biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, khi có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng vết thương cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề