Full set 3 3 Bill of lading là gì

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Trong L/C có yêu cầu các chứng từ: 3/3 Original signed commercial invoice 3/3 Original certiíicate of origin issued. Full set (3/3) clean on board Ocean Bill of lading. Đã bốc hàng lên tàu và thông báo cho người đề nghị mở LC.

Khi xuất trình Bộ chứng từ đến ngân hàng được chĩ định, ngoài những chứng từ nêu trên, còn có 1 chứng từ khác: “các điều khoản về vận đơn đường biển – Bill of Lading Terms and Conditions”. Ngân hàng được chỉ định sẽ xử lý như thế nào?

A. Bộ chứng từ bất hợp lệ, do BCT xuất trình không đúng với L/C

B. Bỏ qua Chứng từ đó, có thể gửi trả cho người xuất trình, đồng thời ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu nếu Bộ chứng từ hợp lệ

Đây là cách dùng Full set of original BL (3/3). Đây là một thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Chưa được phân loại Full set of original BL (3/3) là gì? (hay giải thích bộ đầy đủ vận đơn gốc (thường 3/3 bản gốc) nghĩa là gì?) . Định nghĩa Full set of original BL (3/3) là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Full set of original BL (3/3) / bộ đầy đủ vận đơn gốc (thường 3/3 bản gốc). Truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Original bill of lading có nghĩa là bill gốc. Bill gốc do hãng tàu hoặc forwarder phát hành, bộ bill gốc thường có 3 bill giống nhau gọi là 3 bản chính, ngoài ra còn có 3 bản copy, đều được đánh số theo thứ tự : First original, second original và third original.

Trong những bài viết trước mình có nhắc nhiều đến bill gốc, Các bạn lưu ý rằng bill gốc có thể do hãng tàu hoặc forwarder đều có quyền phát hành. Hiểu nôm na là bill gốc của hãng tàu phát hành và bill gốc của forwarder phát hành.

Trong trường hợp bạn làm master bill thì hãng tàu sẽ cấp cho bạn bill gốc của hãng tàu, có in hình logo hãng tàu. Ngược lại, khi làm house bill thì trên bill gốc do forwarder phát hành in hình logo forwarder.

Các bạn nào còn gặp rắc rồi thì đọc trước 2 bài này nhé :
1/ Master bill là gì
2/ House bill là gì

Bill gốc được ví như là linh hồn của hàng hóa, vì bill này chứng nhận người chuyên chở đã nhận hàng từ shiper.

Bill gốc hãng tàu rất có ý nghĩa trong việc thanh toán LC. Vì một số công ty mua bán trên thị trường quốc tế không đồng ý sử dụng bill gốc do forwarder phát hành.

Các bạn xem tham khảo bill gốc của hãng tàu Maersk

Full set 3 3 Bill of lading là gì
Bill gốc trong tiếng anh là chữ original bill of lading

Nội dung được thể hiện trong bill thường là :
– Thông tin shiper : số điện thoại, fax, địa chỉ
– Thông tin consignee : số điện thoại, fax, địa chỉ
– Tên tàu, số hiệu tàu, ngày tàu chạy ETD, cảng đến ETA
– Số container, số seal
– Mặt hàng, mã HS code, trọng lượng hàng ( gross weight, net weight).

Điều kiện nhận hàng khi lấy bill gốc :

Nếu chủ hàng lấy bill gốc thì phải gởi bộ bill này cho consignee đầy đủ 3 bản. Thiếu 1 bản xem như bộ bill không còn tính pháp lý.

Vì bill gốc phải gởi cho người nhận hàng bằng đường hàng không do đó tốn kém chi phí và thời gian, hiện nay các hãng tàu cho phép làm telex release hoặc seaway bill để tiết kiệm và nhanh chóng.

Nếu mất bill gốc ?

Trong trường hợp bill gốc bị mất, đây là 1 trong những điều cấm kỵ, vì các hãng tàu sẽ không release hàng cho bạn. Bạn phải cam kết với hãng tàu và đóng một lượng tiền mặt tương đương 110% giá trị hàng hóa cho hãng tàu nếu muốn release hàng, hãng tàu sẽ giữ lại trong vòng 2 năm.

Hi All, Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực XNK & giao nhận rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất.

Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER.

1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC)

Vận đơn gốc nghĩa là ‘’vận đơn gốc’’ , thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder) , trên đó ghi thêm chữ Original và luôn phát 03 bản được đánh theo số thứ tự : first original, second original third original kèm theo đó là 3 bản copy. Trong trường hợp này nó chính là vận đơn do hãng tàu WANHAI phát hành. Ý nghĩa của nó thực ra là chỉ việc có phải sử dụng ‘’vận đơn gốc’’trong quá trình giao nhận hay không.

Thông thường trong giao nhận vận tải quốc tế, sau khi tàu chạy SHIPPER sẽ yêu cầu hãng tàu hoặc Forwarder phát hành vận đơn gốc (03 bản) . Sau đó đưa lại 03 bản đó cho SHIPPER.

Trường hợp này hãng tàu WANHAI sẽ phát hành 3 bản vận đơn gốc, trao cho SHIPPER. Sau khi nhận vận đơn gốc , SHIPPER chuyển cả 03 bản cho người nhận CNEE (bằng đường AIR). Khi hàng về đến cảng của người nhận, họ buộc phải mang 03 bản gốc ấy đến hãng tàu WANHAI và đóng các phí Local charge. Khi đó hãng tàu WANHAI mới chấp nhận giao D/O tức cho phép người nhận hàng được nhận lô hàng trên.

Như vậy 1 khi đã phát hành vận đơn gốc, thì muốn nhận hàng, CNEE bắt buộc phải có được vận đơn gốc đó thì mới nhận được hàng.

Điều này thể hiện sự chặt chẽ trong quá trình giao nhận. Ví dụ thế này, mặc dù SHIPPER đã chấp nhận gửi hàng cho CNEE, nhưng ngay cả khi hàng về đển cảng, CNEE vẫn chưa trả tiền hàng cho SHIPPER lô hàng đó, vì thế nên SHIPPER không gửi vận đơn gốc cho CNEE. Mà không có vận đơn gốc trong tay thì CNEE không thể lấy được hàng. Vận đơn gốc lúc này sẽ đóng vai trò ràng buộc việc giao nhận giữa các chủ thể với nhau.

Trong trường hợp CNEE chưa có vận đơn gốc, những hãng tàu WANHAI vẫn cố tình giao hàng, như vậy điều này là sai luật, SHIPPER hoàn toàn có thể kiện hãng tàu này và bắt bồi thường tổn thất phát sinh. Nhưng TH này gần như không có, vì hãng tàu là 1 hệ thống vô cùng lớn, làm việc vô cùng nguyên tắc.

Trái lại trong trường hợp SHIPPER không book qua hãng tàu mà book qua FWD, thì đại lý của FWD bên kia phải nhận được vận đơn gốc mới giao hàng, cái này tùy thuộc vào đạo đức của bên FWD nữa, đã có nhiều trường hợp FWD tự ý giao hàng khi chưa có vận đơn gốc rồi, nên đối với những lô hàng xác định làm vận đơn gốc, người bán rất ngại làm việc qua các Forwarder là vì thế.