Gái 2 con trông mòn con mắt nghĩa là gì năm 2024

Khoa học chứng minh những vợ chồng sẽ mau già khi có con, nhất là người phụ nữ, nên không phải người mẹ nào cũng được khen “gái một con trông mòn con mắt.”

Trong khắp cả vương quốc động vật, việc sinh sản thường phải trả giá bằng tuổi tác. Những động vật sinh ra số lượng lớn con sớm trong đời có tuổi thọ ngắn, trong khi những động vật sinh ra ít con thường sống lâu hơn.

Mô hình này cũng tồn tại trong chính loài người chúng ta, với nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc có nhiều con cái sẽ khiến cha mẹ phải đổi lấy bằng tuổi thọ và sức khỏe của chính mình trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, liệu khả năng sinh sản cao có ảnh hưởng đến sức khỏe trong cuộc sống trưởng thành trước đây của con người hay không, vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ Yếu của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia (The Proceedings of the National Academy of Sciences), các nhà nghiên cứu từ Columbia University kiểm tra mối quan hệ giữa lịch sử sinh sản và lão hóa trong một mẫu gồm 1,735 nam nữ thanh niên đến từ Philippines, độ tuổi từ 20 đến 22, như một phần của Cuộc Khảo Sát Dinh Dưỡng và Sức Khỏe theo chiều dọc của Cebu. Theo Newsweek.

Các nhà khoa học theo dõi sự lão hóa sinh học, mô tả sự suy giảm dần dần về hiệu quả và chức năng của các tế bào trong cơ thể con người. Cho đến nay, không có một tiêu chuẩn vàng nào để định lượng quá trình lão hóa sinh học này, nhưng có một phương pháp tỏ ra đầy hứa hẹn liên quan đến việc theo dõi các thẻ phân tử trên bề mặt DNA của loài người. Những thẻ này, được gọi là đồng hồ biểu sinh, được nghiên cứu để khám phá các khía cạnh khác nhau về sức khỏe, tuổi tế bào và nguy cơ tử vong cùng nhiều thứ khác.

Calen Ryan, một nhà khoa học nghiên cứu liên kết tại Trung Tâm Lão Hóa Columbia (Columbia Aging Center), cho biết trong một tuyên bố: “Đồng hồ biểu sinh đã thay đổi cách nghiên cứu quá trình lão hóa sinh học trong suốt cuộc đời và mở ra những cơ hội mới để nghiên cứu cách thức và thời điểm chi phí sức khỏe lâu dài của sinh sản và các sự kiện khác trong cuộc sống diễn ra.”

Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều dấu hiệu đồng hồ biểu sinh khác nhau để xác định độ tuổi sinh học gần đúng của những người tham gia nhằm xem liệu điều này có tương quan với số con mà họ đã sinh hay không. Họ thấy rằng những phụ nữ đã có con có nhiều dấu hiệu DNA liên quan đến tuổi tác hơn và những dấu hiệu này tăng lên tương ứng với số lần mỗi phụ nữ mang thai.

Ryan cho biết: “Phát hiện này cho thấy việc mang thai làm tăng tốc độ lão hóa sinh học và những tác động này thể hiện rõ ở những phụ nữ trẻ, có khả năng sinh sản cao. Kết quả của chúng tôi cũng là kết quả đầu tiên theo dõi cùng một phụ nữ theo thời gian, liên kết những thay đổi về số lần mang thai của mỗi phụ nữ với những thay đổi về tuổi sinh học của họ.”

Những thay đổi về tuổi sinh học này không được thấy ở nam giới trẻ tuổi, có nghĩa chính việc mang thai, chứ không phải khả năng sinh sản hay hoạt động tình dục, mới là động lực cho sự lão hóa sinh học này.

Gái 2 con trông mòn con mắt nghĩa là gì năm 2024
(minh họa: Patricia Prudente/Unsplash)

Ryan cho biết khám phá này nêu bật những tác động lâu dài tiềm ẩn của việc mang thai đối với sức khỏe phụ nữ và tầm quan trọng của việc chăm sóc những người mới làm phụ huynh, đặc biệt là những người mẹ trẻ.

Tuy nhiên, nếu bạn mới làm mẹ, đừng tuyệt vọng vì một nghiên cứu khác được công bố gần đây, trên tạp chí Cell Metabolism, cho thấy rằng quá trình lão hóa sinh học này có thể đảo ngược sau những căng thẳng ban đầu khi mang thai và sinh nở.

Cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để làm sáng tỏ các cơ chế này, và theo như Ryan cho biết, vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về vai trò của việc mang thai và các khía cạnh khác của sinh sản đối với quá trình lão hóa. “Chúng ta cũng không biết mức độ lão hóa biểu sinh tăng tốc ở những cá nhân cụ thể này sẽ biểu hiện dưới dạng sức khỏe kém hoặc tử vong trong nhiều thập niên sau đó trong cuộc đời,” ông nói.

Sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, chị Loan cảm thấy rất hạnh phúc vì có chồng giỏi, con khôn và đi đâu cũng được khen “gái một con trông mòn con mắt” vì chẳng những chị lấy lại được đúng phom dáng đẹp mà ngực chị còn đầy đặn hơn, da dẻ mỡ màng, hồng hào và tươi nhuận hơn, trông chị còn đằm thắm hơn trước rất nhiều. Chẳng cần biết lời khen của bạn bè, đồng nghiệp có bao nhiêu phần trăm là thật nhưng cũng khiến chị thấy “phổng mũi”, có thêm động lực để chăm sóc bản thân và gia đình. Có lẽ cũng chính vì thế mà chồng chị ngày càng yêu thương và dành rất nhiều thời gian cho hai mẹ con chị.

Trái ngược với chị Loan, chị Trang dù đã cai sữa cho con được 4 tháng và cũng đã đi làm trở lại gần 1 năm nay nhưng sự tự tin vốn có về nhan sắc của chị đã biến mất, thay vào đó là một vóc dáng “thùng phuy”, một mái tóc xơ, rụng và một làn da nám, sạm. Chưa hết, chị còn phải nhận thêm biệt hiệu “bà già khó tính” vì nay tính tình chị rất hay cáu kỉnh, gắt gỏng. “Chuyện vợ chồng” chị cũng trở nên nhạt nhẽo, nhiều lúc chị chỉ “nhắm mắt chiều chồng”. Có hôm thấy anh “gợi ý”, chị lại chạy ra ôm con để tránh né vì thực sự không có nhu cầu và luôn bị ám ảnh bởi tình trạng “khô hạn”.

Vì sao có sự khác biệt này?

Lý giải về sự khác biệt rất lớn giữa hai người phụ nữ sau sinh này, các bác sỹ chuyên khoa sản cho biết, đây là một thực trạng rất phổ biến. Có 40% chị em sau khi sinh con thì đúng là “mòn con mắt” thật, nhưng cũng có tới 60% phụ nữ sau sinh còn chẳng dám “mở mắt ra để nhìn mình” nữa. Sự khác biệt này là do khả năng cân bằng nội tiết tố sau sinh của mỗi người là khác nhau (mà mọi người thường quen gọi là do “cơ địa”), nhưng liệu có thể tác động được vào cơ địa đấy hay không?

Khả năng cân bằng nội tiết tố sau sinh bản chất là cân bằng estrogen (hay còn gọi là nội tiết tố nữ. Đây là hormone do buồng trứng tiết ra, quyết định toàn bộ vẻ đẹp, sức khỏe và nhu cầu tình dục ở chị em phụ nữ. Khi 25 tuổi, lượng estrogen dồi dào nên chị em thường có ngực nở, eo thon, da dẻ sáng mịn, mái tóc chắc khỏe, mượt mà, sinh lý viên mãn, tinh thần vui vẻ. Đến khi mang thai, để bảo vệ thai nhi, lượng hormone estrogen tăng lên đột biến từ 500-1000 lần. Và khi sinh xong, estrogen bị sụt giảm để nhường chỗ cho prolactin (hormone tiết sữa) tăng cao lên giúp người mẹ có sữa cho con bú. Cho đến khi người mẹ dừng cho con bú thì estrogen mới bắt đầu tăng trở lại. Lúc này, xảy ra hai trường hợp:

Một là, có những chị em có cơ địa tốt hoặc sinh con ở thời điểm lý tưởng (trước 30 tuổi) sẽ nhanh chóng tái thiết lập được hệ cân bằng nội tiết sau khi dừng cho con bú, thậm chí còn tốt hơn trước khi sinh nở vì trong quá trình chăm con, cho con bú, người phụ nữ còn tiết ra hormone oxytocine khiến họ cảm thấy viên mãn hơn, hạnh phúc hơn, đẹp và đằm thắm hơn. Đó cũng là lý do khiến người ta thường nói “Gái một con trông mòn con mắt”.

Gái 2 con trông mòn con mắt nghĩa là gì năm 2024

Nhanh chóng thiết lập tái cân bằng hệ nội tiết sau sinh khiến chị em “đẹp mòn con mắt”

Trường hợp thứ hai, có khoảng 60% phụ nữ sinh con sau độ tuổi 30 hoặc sinh con thứ hai, thứ ba sau khi dừng cho con bú nhưng lượng estrogen vẫn chưa tái thiết lập được hệ cân bằng do cơ thể đã bắt đầu bước vào thời kỳ suy giảm nội tiết tố nữ. Còn khi sinh con thứ hai, chị em phải hai lần liên tiếp chịu ảnh hưởng của tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh nên rất khó tái thiết lập lại được hệ cân bằng. Sự mất cân bằng nội tiết gây ra nhiều khó chịu như nám sạm da, rụng tóc, khô âm đạo, giảm ham muốn, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, trầm cảm…

Giải pháp để phụ nữ “đẹp mòn con mắt” sau sinh

Hiểu được nguyên nhân đó, các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã nghiên cứu thành công và khẳng định hoàn toàn có thể tác động để thay đổi “cơ địa” ở người phụ nữ. Những người có sự cân bằng nội tiết tố kém có thể bổ sung estrogen thảo dược có trong mầm đậu nành để tái thiết lập hệ cân bằng một cách tự nhiên và an toàn nhất.

Khi nảy mầm, mầm đậu nành chứa trong đó hàm lượng cao nhất estrogen thảo dược. Đối với phụ nữ có u xơ, u nang, việc bổ sung estrogen thảo dược hoàn toàn không gây tăng kích thước khối u, nó có cơ chế tự đào thải khi dư thừa và không gây ảnh hưởng lên việc tiết sữa, cho con bú và không ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, chị em phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú vẫn có thể sử dụng estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành.

Sau khi bổ sung estrogen từ tinh chất mầm đậu nành ngay sau khi sinh con thứ hai được 3 tháng, chị Thanh Mai ở TP.Thái Nguyên cảm thấy tự tin hơn lần sinh trước rất nhiều vì làn da của chị đẹp hơn, không nám sạm, tóc khỏe, tinh thần vui vẻ, sảng khoái, giảm triệu chứng khô âm đạo, đời sống vợ chồng viên mãn hơn…

Gái 2 con trông mòn con mắt nghĩa là gì năm 2024

Bảo Xuân

Cân bằng nội tiết – Gìn giữ nét xuân

TPCN Bảo Xuân với thành phần chứa estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành kết hợp collagen, công thức Tứ vật thang… giúp:

• Cân bằng nội tiết tố nữ, làm đẹp da, giúp da mịn màng, tươi trẻ

• Giảm khô hạn, tăng cường chức năng sinh lý

• Hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, ngăn ngừa lão hóa, phòng ngừa các bệnh tim mạch, loãng xương…