Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi

Nếu thường xuyên theo dõi tin tức, thời sự, hay các chương trình hội nhập quốc tế chắc chắn bạn sẽ nghe nhiều đến thuật ngữ CPI. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu CPI là gì và hiểu hết về chỉ số này. Cho nên để mọi người có thể hiểu rõ hơn về CPI, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về khái niệm, ý nghĩa, cách tính, ưu và nhược điểm của chỉ số này. Cùng eatonconsultinggroup.com theo dõi ngay nhé!

CPI là gì?

CPI là từ viết tắt của Consumer Price Index, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số này dùng để đo lường mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng mua trong một khoảng thời gian nhất định.

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi

CPI đo lường giá cả trong hầu hết các lĩnh vực như: quần áo, thực phẩm và đồ uống, giáo dục, dịch vụ y tế, phương tiện vận chuyển, nhà ở, giải trí…. và một số hàng hóa, dịch vụ khác.

Ý nghĩa của CPI

CPI là chỉ số quan trọng và không thể thiếu khi đánh giá nền kinh tế của một nước. Cụ thể chỉ số này có ý nghĩa như:

  • Phản ánh biến động của thị trường

CPI là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ của dân cư và các hộ gia đình. Nó theo dõi về mức độ thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số CPI tăng thì mức giá hàng hóa trung bình tăng và ngược lại.

  • Báo hiệu lạm phát, suy giảm nền kinh tế

Nhờ chỉ số CPI, chúng ta cũng có thể nhận biết được nền kinh tế có đang rơi vào tình trạng lạm phát hay không. Khi chỉ số CPI tăng chứng tỏ giá hàng hóa tăng, tức là lạm phát đang có dấu hiệu gia tăng. Khi mà giá tăng đến một mức độ không thể kiểm soát được thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

Khi chỉ số CPI giảm thì cũng là dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm của tổng cầu, dẫn đến tình trạng giảm phát, kéo theo đó là sự suy thoái về kinh tế và gia tăng tình trạng thất nghiệp.

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng tương đối đơn giản. Cụ thể, các bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:

  1. Cố định giỏ hàng hóa: Bạn có thể làm bước này bằng cách thông qua điều tra các loại hàng hóa, dịch vụ trong 1 khoảng thời gian nhất định.
  2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng tại mỗi thời điểm.
  3. Tính chi phí (bằng tiền): Bạn có thể tính theo công thức dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng tất cả hàng hóa lại với nhau.
  4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi

Trong đó: Chi phí mua hàng hóa được tính bằng việc lấy số lượng hàng hóa nhân với giá.

Chỉ số giá tiêu dùng thường được tính theo từng năm nên chi phí mua hàng hóa được tính cho cả năm.

Bên cạnh đó, từ công thức tính chỉ số CPI, chúng ta còn có thể tính được chỉ số lạm phát theo công thức:

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi

Ví dụ: Giá cả hàng hóa X trong năm nay là 100.000 VNĐ, trong năm người tiêu dùng đã mua 1500 đơn vị hàng hóa. Giá hàng hóa X của năm trước là 90.000 VNĐ và số lượng hàng hóa người tiêu dùng mua là 1300 đơn vị hàng hóa.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI được tính như sau:

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi

Ứng dụng của chỉ số CPI trong thực tế

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số quan trọng để đánh giá nền kinh tế của một nước. Cụ thể người ta thường sử dụng chỉ số này áp dụng vào những trường hợp như sau:

– Dự đoán trước những thay đổi về giá

Thông qua chỉ số CPI, chúng ta có thể đưa ra được những nhận định khách quan về nền kinh tế đất nước. Chính phủ, các doanh nghiệp cũng như người dân có thể đưa ra được những dự đoán về tình tình biến động của giá cả hàng hóa – dịch vụ, từ đó có sự chuẩn bị trước khi thay đổi giá.

– Đo lường lạm phát

Như đã nói ở trên thì chỉ số giá tiêu dùng cũng được ứng dụng để đo lường chỉ số lạm phát cho các yếu tố kinh tế khác như: giá trị đồng tiền, doanh số bán lẻ, thu nhập…

– Điều chỉnh mức thu nhập

Chỉ số CPI còn được sử dụng để nhà nước có mức điều chỉnh về mức thu nhập của người dân. Cụ thể, khi mà chỉ số CPI tăng lên tức là giá cả trung bình của hàng hóa tăng, nhà nước sẽ có chính sách điều chỉnh về mức lương cơ bản phù hợp cho mức chi của hàng hóa tiêu dùng.

Một số hạn chế của CPI

Trong thực tế rằng, không có chỉ số nào có thể phản ánh được hoàn hảo giá cả của thị trường. Bất kỳ một chỉ số nào cũng luôn tồn tại những mặt hạn chế của nó và CPI cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. 

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi

Những mặt hạn chế của CPI đó là:

  • Không phản ánh sự xuất hiện của các hàng hóa mới

CPI chỉ cố định với “giỏ hàng hóa” nhất định nên khi có một sản phẩm mới được tung ra thị trường thì nó sẽ không được tính vào CPI. Do đó, CPI không đo lường được thực tế các sản phẩm của nền kinh tế, nhất là khi có sản phẩm mới được tạo ra thu hút được nhiều khách hàng quan tâm.

  •  Chỉ số CPI không phản ánh chất lượng của hàng hóa

Chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ đơn thuần phản ánh sự thay đổi về giá cả hàng hóa mà không quan tâm đến sự thay đổi về chất lượng, không đánh giá được bất kỳ lợi ích nào mà hàng hóa mang lại cho người tiêu dùng. Khi có sự thay đổi trong chất lượng mà chỉ số này chỉ có xu hướng phóng đại mức giá lên.

  • CPI không bao quát hết tất cả các loại hình sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế

Chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ là thước đo tương đối về sự thay đổi của giá cả của các mặt hàng thiết yếu được người tiêu dùng mua trong “giỏ hàng hóa”,. Cho nên CPI chỉ mang tính đại diện mà không phải toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế. Chính vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về tổng thể của nền kinh tế đòi hỏi mọi người phải có sự quan sát của các chỉ số kinh tế khác.

 Kết luận

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp cho bạn những thông tin về chỉ số CPI là gì, ý nghĩa của CPI, tính tính CPI, ứng dụng của chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng như mặt hạn chế của chỉ số này. Hy vọng rằng, bài viết sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích, hỗ trợ bạn trong quá trình học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. 

19 Tháng 12 2021 · 6 phút đọc

CPI là một chỉ số tương đối quen thuộc nếu bạn thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế. CPI hay còn được gọi là chỉ số giá tiêu dùng dùng để đo lường mức giá của một giỏ hàng tiêu biểu. Chỉ số này có vai trò quan trọng khi đặt trong nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Dù vậy, có nhiều ý kiến trái chiều và hạn chế của chỉ số này mà nhiều người không nắm rõ. Vậy chỉ số giá tiêu dùng là gì? Nó có ý nghĩa và hạn chế ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi
Chỉ số giá tiêu dùng là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một thước đo thể hiện mức giá bình quân của một rổ hàng hóa tiêu biểu. Những thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng được dùng để đánh giá sự biến động về giá cả sinh hoạt. CPI tăng đồng nghĩa rằng giá cả chung có xu hướng tăng và ngược lại. CPI cũng được dùng để đo lương một ngành hàng cụ thể như thực phẩm, đồ uống, nhà ở,…

CPI thường đo lường giá của những nhóm ngành sau:

  • Thực phẩm và đồ uống
  • Nhà ở    
  • Quần áo
  • Phương tiện vận chuyển
  • Giáo dục và truyền thông
  • Giải trí
  • Dịch vụ y tế
  • Hàng hóa và dịch vụ khác

Chỉ số CPI là một trong những số liệu được dùng phổ biến nhất. Nó thường được thống kê để xác định các giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát. Ngoài ra, CPI cũng thường được so sánh với chỉ số giá sản xuất (PPI).

Ý nghĩa của CPI

CPI là một chỉ số kinh tế quan trọng. Nó là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Đồng thời, CPI cũng phản ánh tính hiệu quả của các chính sách kinh tế quốc gia. Chỉ số CPI cung cấp cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của giá cả chung. 

Ngoài ra, nó cũng là yếu tố nền tảng để đưa ra những quyết sách liên quan đến kinh tế. Nắm bắt được sự thay đổi giá cả giúp Chính phủ kịp thời điều chỉnh hoặc đề xuất các chính sách tiền tệ, kinh tế phù hợp, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ như lạm phát quá cao, giảm phát hoặc nguy cơ về khủng hoảng kinh tế.

CPI cũng có thể được dùng như một công cụ giảm phát cho các chỉ số kinh tế khác. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để đánh giá sức mua của đồng tiền quốc gia. Nếu mức giá tăng thì sức mua tiền tệ sẽ giảm do đồng tiền đang có xu hướng mất giá. Lúc này, người dân thường có xu hướng tích lũy các dạng tài sản khác như vàng hoặc ngoại tệ.

Về phía người dân, CPI sẽ giúp họ có được mức lương cơ bản và các chế độ an sinh phù hợp hơn. Thông qua CPI, Nhà nước có thể nắm được xu thế giá cả từ đó điều chỉnh chính sách và các quy định liên quan để tương xứng với mức sống của người dân.

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi
Cách tính CPI

Việc tính chỉ số giá tiêu dùng cũng khá đơn giản. Cách tính tiêu chuẩn thường gồm 4 bước sau:

  1. Xác định giỏ hàng hóa tiêu biểu

Thông qua các hoạt động điều tra khảo sát, có thể xác định được số lượng và danh mục hàng hóa tiêu biểu mà một người dân thường mua.

  1. Xác định giá cả từng loại sản phẩm trong giỏ hàng
  2. Tính tổng chi phí của giỏ hàng bằng cách lấy số lượng nhân với mức giá tương ứng
  3. Tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

Giải thích và lấy ví dụ về những hạn chế của cpi

Trong đó:

  • Thời kỳ t là thời điểm cần tính CPI
  • Năm cơ sở được lấy bất kỳ, thường theo chu kỳ 5 – 7 năm

Ví dụ: Tính CPI vào năm 2021 với giỏ hàng hóa và mức giá tại năm cơ sở 2016 như sau

Hàng hóaSố lượngGiá năm 2016Giá năm 2021
Thịt 3kg80.000đ100.000đ
Trứng gà102.000đ3.000

Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2016: 80.000 x 3 = 240.000đ

Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2021: 100.000 x 3 = 300.000đ

Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2016: 2.000 x 10 = 20.000đ

Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2021: 3.000 x 10 = 30.000đ

Vậy chỉ số CPI năm 2021 là: 

CPI = (300.000 + 30.000) / (240.000 + 30.000) x 100 = 122

Một số ý kiến trái chiều về chỉ số CPI

Một số người cho rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI không bao trùm được sự khác biệt giữa các khu vực về giá cả. Đồng thời, nó cũng không đủ tính đại diện cho giỏ hàng của người dân do cơ cấu ngành hàng của từng nhóm người thường có sự khác biệt. Ví dụ, những người sống ở thành phố với thu nhập cao sẽ có phong cách chi tiêu khác với nhóm người ở nông thôn. 

Một ý kiến trái chiều khác là sử dụng CPI để tính lạm phát là không phù hợp. Lý do bởi nó không phản ánh được các loại chi tiêu cụ thể. Ví dụ, CPI bao gồm chi phí y tế tự trả nhưng không thể hiện được phần chi phí do các công ty bảo hiểm và các chương trình chăm sóc sức khỏe của Chính phủ chi trả.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của DNSE về chỉ số giá tiêu dùng và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và có cái nhìn cụ thể hơn về CPI. Để cập nhật thêm những thông tin thú vị về tài chính – chứng khoán, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên bạn nhé!