Giáo án Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Tự nhiên và xã hôi ̣ KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM I/ MỤC TIÊU :  HS nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, ch ạy đu ổi nhau,...  Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ, an toàn.  Đối với HS khá, giỏi: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho ng ười l ớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. *Kĩ năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác. -Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và ng ười khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm. *Phương pháp sử dụng: -Thảo luận nhóm II/ CHUẨN BỊ:  Các hình SGK/50;51. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Một số hoạt động ở trường.  Hãy giới thiệu một số hoạt động ở trường mà bạn đã tham gia? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
  2. 3. Bài mới: không chơi các trò chơi nguy hiểm Hoạt động 1: một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho ng ười khác- HS quan sát hình SGK/50;51 sau đó hỏi và trả lời các câu hỏi với bạn.  Bạn cho biết tranh vẽ gì?  Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ?  Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?  Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào? - Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.. - GV kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi l ại v ận đ ộng gi ải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm nh ư b ắn súng cao su, đánh quay, ném nhau ….  Hoạt động 2: lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường - HS trong nhóm lần lượt kể những trò chơi mình thường chơi ra chơi và thời gian nghỉ trưa. - Nhóm nhận xét trong số trò chơi đó, những trò chơi nào có ích và nh ững trò chơi nào nguy hiểm. - GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi. 4. Củng cố- Dặn dò. - Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Tại sao? - Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết”
  3. - Giáo viên nhận xét việc sử dụng thời gian ra chơi và thời gian ngh ỉ gi ữa gi ờ của học sinh lớp mình, nhắc nhở học sinh không nên chơi trò chơi nguy hiểm. - Chuẩn bị: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống: tìm hiểu nơi mình đang sống.


Page 2

YOMEDIA

Với bài soạn giáo án Không chơi các trò chơi nguy hiểm giúp học sinh kể tên một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác, biết nên và không nên chơi những, có thái độ không đồng tình, ngăn chặn những bạn chơi trò chơi nguy hiểm.

11-04-2014 380 13

Download

Giáo án Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Giáo án Không chơi các trò chơi nguy hiểm

1. Hoạt đông 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ hát múa “Đôi mắt xinh” hỏi trẻ bài hát nói

đến cái gì?    

- Còn mắt dùng để làm gì?..           

- Các con nói đúng rồi đấy tai dùng để nghe, mũi dùng để thở và mắt dùng để nhìn

- Hằng ngày các con phải làm gì để cho cơ thể khỏe mạnh?

- Các con ạ! Xung quanh trường, lớp của chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Tuy nhiên có những đồ dùng đồ chơi an toàn và một số đồ dùng đồ chơi nguy hiểm. Cô con cùng tìm hiểu đồ dùng đó để không gây thương tích cho cơ thể nhé.

2. Hoạt động 2:  Bé khám phá về một số đồ dùng đồ chơi nguy hiểm

* Hình ảnh 1: 1 bạn dùng kéo cắt tóc bạn

- Các con nhìn xem các bạn đang làm gì?

- Bạn làm như vậy có đúng không?

- Theo các con ở lớp kéo dùng để làm gì?

- Vậy kéo nếu không sủ dụng đúng cách có thể gây guy hiểm gì?

- Các con ạ, kéo dùng để cắt các hình vẽ, cắt giấy theo yêu cầu của cô chứ các con không được dùng kéo cắt tóc bạn và khi cắt xong các con phải cất cẩn thận không cầm kéo đuổi nhau các con nhớ chưa nào?

+ Hình ảnh 2: Hình ảnh 1 bạn đang càm bút để chơi đùa với bạn

- Bạn Nam đang làm gì bạn Hoa?

- Bạn đang cầm gì trên tay?

- Bạn làm vậy có đúng không? - Vì sao các con lại nói là sai?

- Cô cho trẻ sờ và nhận xét chiếc đầu bút.

-  Vậy hằng ngày các con lấy bút vẽ hay viết song chú ý không chọc vào bạn, dùng song con cho vào hộp cất vì bút có thể chọc vào mắt bạn, vào người bạn

+ Hình ảnh 3: Trẻ thực hành bật quạt (xem hình ảnh 1 bạn thò tay vào quạt)

- Trời tối - Trời sáng

- Các con nhìn xem cô có cái gì đây?

- Cô cháu mình muốn ngồi học cho mát thì phải làm gì?

- Bạn nào có thể giúp cô lên bật quạt nào? (cho trẻ lên thực hiện)

- Trong lúc quạt đang quay nếu các con thò tay vào quạt thì điều gì sẽ xẩy ra.

- Vậy các con có biết tắt quạt và bật ở chỗ nào không?

- Khi sử dụng con không sờ vào chỗ nào

- À đúng rồi các con à trong lúc quạt đang quay nếu chúng ta thò tay vào hoặc cho một vật gì vào cánh quạt sẽ làm gãy cánh quạt và sẽ đứt tay máu chảy và cũng có thể sẽ bị gãy tay các con nhớ không thò tay vào cánh quạt, vào ổ điện

* Hình ảnh 4: Bàn là, dao, phích nước nóng, bếp ga

-  Ngoài những đồ dùng trên thì còn có những đồ dùng nào gây nguy hiểm nữa?

- Đồ dùng đó gây guy hiểm như thế nào?

- Cơ thể các con rất dễ bị tổn thương. Các vật hàng ngày mà ta sử dụng không đúng cách, sử dụng sai có thể gây ta bị thương, thâm chí ảnh hưởng đến tính mạng nữa đấy

* Mở rộng kiến thức: Các con ạ, không những chỉ có đồ dùng đồ chơi trong lớp gây nguy hiểm đâu mà ra ngoài sân trường các con cũng phải cẩn thận khi chơi với các đồ chơi ngoài trời. Bây giờ cô mời tất cả các con hãy hướng lên màn hình.

+ Hình ảnh 5: bạn chơi cầu trượt mà đu người lên - Trượt đầu xuống trước.

-  Các con nhìn xem trong hình ảnh các bạn đang làm gì? (các bạn đu người lên) (Trượt đầu xuống trước). Các bạn chơi như vậy có đúng không? Vì sao?

- Vậy khi ra chơi với cầu trượt các con có được đu người, trượt giống bạn không?

- Đúng rồi nếu các con đu người giống các bạn không may trật tay thì các con sẽ bị gãy tay, gãy chân hoặc trượt đầu xuống trước sẻ đập đầu xuống đất sẻ rất nguy hiểm các con nhớ chưa nào?

* Giáo dục: Qua bài học này giúp chúng ta biết cách phòng tránh được một số đồ dùng, đồ chơi sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân chúng ta như các con không được thò tay vào quạt điện, không được chơi với các đồ chơi nhọn, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đúng cách và tránh những đồ chơi nguy hiểm các con nhớ chưa nào

3. Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố

+ Trò chơi 1: Gạch bỏ đồ dùng gây nguy hiểm.

- Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có một tờ tranh. Mỗi nhóm cùng thảo luận và chọn những đồ dùng gây nguy hiểm và gạch bỏ. Luật chơi: Đội nào gạch đúng đội đó chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Kết thúc cô nhận xét, động viên trẻ

4. Hoạt động 4: Kết thúc

Cô cho cả lớp đứng dậy đọc bài thơ “Đôi mắt của em”

- Đôi mắt

- Mắt dùng để nhìn

- Trẻ lắng nghe

- Bạn dùng kéo cắt tóc bạn

- Không ạ

- Để cắt các hình vẽ, cắt giấy

- Kéo có thể chọc vào mắt bạn, vào người bạn

- Kéo có thể chọc vào mắt bạn, vào người bạn

- Đang chơi đùa nhau ạ

- Bạn đang cầm bút trên tay ạh

- Không

- Vì bút có thể chọc vào mắt bạn, vào người bạn

- Đầu chiếc bút nhọn

- Đi ngủ

- Bật quạt

- Sẽ đứt tay

- Một trẻ lên thực hành

- Không thò tay vào cánh quạt hoặc ổ điện

- Trẻ lắng nghe

Đề bài: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM. I.Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng: - Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn. - Nhận biết những trò chơi nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. - Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 50, 51 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới HĐ1: Quan sát theo cặp -Hoạt động ngoài giờ lên lớp. -Gv nêu câu hỏi: +Ngoài hoạt động học tập, hs còn tham gia những hoạt động gì do nhà trường tổ chức? +Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp em được những gì? -Nhận xét. -Gt bài. -Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn. -2 hs trả lời. ( 11 phút) HĐ 2:Thảo -Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. -Tiến hành: -Bước1: Gv hướng dẫn hs quan sát các hình trang 50,51 theo cặp + Bạn cho biết tranh vẽ gì? +Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm có trong hình vẽ ? -Điều gì có thể xảy ra nếu chơi các trò chơi nguy hiểm đó? +Em có chơi các trò chơi như các bạn trong hình vẽ không? +Khi thấy bạn chơi các trò chơi nguy hiểm đó, em sẽ làm gì? -Bước2: Mời 1 số cặp lên trình bày -Gv theo dõi, bổ sung và hoàn thiện phần hỏi và trả lời của hs. -Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi song không được quá sức ,không nguy hiểm để ảnh hưởng đến giờ học như: bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau, ví bắt, cõng bạn đá nhau… -Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh những nguy -Quan sát và thảo luận theo cặp, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời. -1 số cặp trình bày. -Nhóm bạn bổ sung. -Hs lắng nghe. luận nhóm ( 10-12 phút ) hiểm ở trường. -Bước 1: Gv hướng dẫn hs sinh hoạt nhóm: + Kể những trò chơi em thường chơi trong giờ ra chơi và trong giờ nghỉ giải lao? -Bước2: Mời đại diện các nhóm báo cáo. -Gv theo dõi và phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại. -Bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt bạn. -Đá bóng trong giờ chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn, ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau. -Leo trèo có thể ngã, gãy chân tay. -Kết thúc bài học, gv cho học sinh chơi -Thảo luận nhóm. -Các em lần lượt kể các trò chơi mà mình đã tham gia, thư kí ghi. -Cả nhóm nhận xét: trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm cần tránh. -Mời đại diện các nhóm báo cáo. -Nhóm khác bổ sung. -Hs chú ý lắng nghe. HĐ 3: Trò chơi Phóng viên ( 10 phút) trò chơi : “ Phóng viên ”. -Mục tiêu: Củng cố để hs nhớ những trò chơi an toàn và tránh những trò chơi nguy hiểm. -Tiến hành: -Bước1: Gv hướng dẫn cách chơi -Đầu tiên, cô sẽ mời một bạn xung phong đóng vai phóng viên, bạn đó sẻ hỏi từ 1 đến 2 bạn, mỗi bạn 1 đến 2 câu hỏi bất kì về các trò và ích lợi của các trò chơi mà các bạn trong lớp tham gia, để nhiều bạn được làm phóng viên nên mỗi phóng viên chỉ hỏi từ một đến 2 bạn, mỗi bạn từ một đến 2 câu hỏi hay nhất. Các bạn dưới lớp sẵn sàng trả lời câu hỏi của phóng viên. -Lớp theo dõi và bình chọn phóng viên xuất sắc nhất. -Bước2: Cả lớp cùng tham gia với các phóng viên. -Bước3: Gv nhận xét, tuyên dương -1hs đọc mục : “ Bóng đèn toả sáng”. -Liên hệ thực tế+ tổng kết bài: -Nhắc nhở hs sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ và giờ ra chơi, không được chơi các trò nguy hiểm. -Hs lắng nghe. -Cả lớp cùng tham gia trò chơi. -1 hs đọc. Nhận xét -dặn dò ( 2 phút) -Nhận xét tiết học. -Dặn hs học bài. -Chuẩn bị bài sau: Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống.