Hấp bánh nậm bao lâu thì chín

Bánh nậm là món bánh truyền thống của Huế rất được ưa thích nhờ hương vị thơm ngon, dễ ăn. Bánh có thể dùng như món chính hoặc ăn lai rai đều phù hợp. Cách làm bánh nậm Huế cũng không quá khó, với hướng dẫn dưới đây bạn có thể tự làm bánh tại nhà để chiêu đãi bạn bè và người thân của mình.

Hấp bánh nậm bao lâu thì chín

Bánh nậm đậm đà, hấp dẫn

Nhiều người vẫn cho rằng việc thực hiện các món bánh truyền thống khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu nguyên lí của loại bánh đó thì sẽ không còn khó nữa. Bánh nậm cũng như một số loại bánh gói lá khác cần phải làm chín bột trước khi gói, phần nêm nếm gia vị cho nhân sẽ giúp bánh ngon hơn và đặc biệt, sử dụng lá chuối tươi sẽ làm bánh có mùi thơm đặc trưng. Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) vào bếp với công thức làm bánh nậm mặn dưới đây nhé!

Nguyên liệu làm bánh nậm Huế

Phần bột bánh

  • 250 gram bột gạo
  • 25 gram bột năng
  • 500 gram nước
  • 2 thìa súp dầu ăn

Phần nhân bánh

  • 200 gram tôm
  • 150 gram thịt heo xay
  • Hành lá, hành tím
  • Gia vị: Muối, nước mắm, bột ngọt
  • Lá chuối hoặc lá dong

Hướng dẫn cách làm bánh nậm Huế tại nhà

Sơ chế nguyên liệu

Bóc vỏ, bỏ chỉ tôm rồi rửa thật sạch, băm nhuyễn.

Cho thịt xay, tôm vào âu, nêm 1 thìa café muối, 1 thìa café nước mắm cùng một chút bột ngọt, trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Để yên khoảng 15 phút cho tôm và thịt thấm gia vị.

Rửa hành lá, hành tím cho sạch, thái nhỏ.

Hấp bánh nậm bao lâu thì chín

Ướp nhân bánh nậm với gia vị

Cách làm nhân bánh nậm

Bắc chảo lên bếp, đổ một chút dầu ăn vào. Đợi dầu nóng rồi cho hành tím vào phi thơm.

Tiếp theo, cho hỗn hợp nhân bánh vào chảo, đảo đều. Khi thấy nhân chuyển sang màu vàng thì thêm hành lá đã băm nhỏ, tiếp tục đảo lên rồi tắt bếp là xong phần nhân trong công thức làm bánh nậm.

Cách làm bột bánh nậm

Trộn bột gạo và bột năng lại với nhau, sau đó vừa cho nước vừa khuấy đều đến khi bột tan hoàn toàn thì thêm một chút dầu ăn.

Đổ bột vào nồi, bắc lên bếp khuấy đều tay trên lửa nhỏ để bột không bị dính ở đáy nồi.

Đợi cho hỗn hợp bột bắt đầu sánh lại thì tắt bếp nhưng vẫn khuấy cho bột được chín đều.

Cách gói bánh nậm đẹp mắt

Rửa sạch lá chuối hoặc lá dong, dùng khăn khô lau qua một lần. Tiếp theo, trải mặt ngoài của lá xuống bàn, múc một muỗng bột cho lên trên, dàn đều theo chiều dọc.

Cho nhân bánh vào giữa phần bột với tỉ lệ là 2:1 (2 phần bột, 1 phần bánh).

Gấp mép hai bên lá vào trước rồi gập hai đầu còn lại vào, dùng tay ấn nhẹ để bột được dàn đều thành hình chữ nhật theo kích thước của chiếc lá. Tiếp tục lặp lại thao tác đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.

Hấp bánh nậm bao lâu thì chín

Nếu lá chuối lớn thì xé nhỏ ra

Bí quyết hấp bánh nậm ngon

Xếp bánh vào xửng, mang đi hấp từ 15 đến 20 phút là được. Để bánh ngon bạn cần chú ý đến thời gian hấp, tùy vào nhiệt độ, kích thước nồi và số lượng bánh mà thời gian hấp sẽ có sự chênh lệch một chút.

Yêu cầu thành phẩm

Bánh nậm Huế ngon sẽ trông rất đẹp mắt, bột bánh có màu trắng sữa còn nhân tôm thịt có màu gạch trải đều rất hấp dẫn. Khi nếm thử, thực khác sẽ cảm nhận được mùi thơm nhẹ của lá chuối, bánh mềm, không bị bở, vị đậm đà khó quên. Bạn có thể thưởng thức bánh nậm cùng với nước mắm ngọt, thêm vài lát ớt hơi cay cay để hương vị thêm trọn vẹn.

Hấp bánh nậm bao lâu thì chín

Thành phẩm thơm ngon, hấp dẫn

Những lưu ý khi làm bánh nậm

Cách chọn tôm ngon:

  • Tôm sú: Chọn những con còn sống, vỏ trơn bóng, sống giữa thân tôm tươi và trong.
  • Tôm sắt: Tôm sắt ngon phải còn tươi, có màu hồng phấn. Nếu thấy tôm đã chuyển sang màu hồng đậm thì tuyệt đối không được mua vì đó là tôm đã để lâu ngày, bị ươn và không đảm bảo chất lượng.
  • Tôm he: Những con tôm màu hồng trắng, mắt xanh, còn nhảy tanh tách mới là tôm khỏe, ngon và chắc thịt.

Một số chú ý khác

  • Bạn có thể gia giảm lượng gia vị trong công thức làm bánh nậm sao cho hợp với khẩu vị của mình.
  • Cần đảm bảo bánh được hấp chín hoàn toàn thì món ăn mới đạt chuẩn.
  • Rửa sạch lá chuối trước khi gói bánh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngày nay, những gánh hàng rong ít ỏi còn lại ở thành phố hay trong một vài cửa hàng, bánh nậm vẫn là cái tên thân thương gợi nhớ bao ký ức tuổi thơ, là thức quà quê bình dị mà mỗi đứa trẻ đều mong có được vào thời đất nước còn khó khổ. Cách làm bánh nậm xứ Huế đã có từ rất lâu đời và được gìn giữ qua nhiều thế hệ, bạn hãy thử một lần vào bếp và chinh phục món bánh thơm ngon này nhé. Chúc các bạn thành công!

Nếu muốn tìm hiểu thêm về các món bánh truyền thống ở nước ta và trở thành thợ làm bánh Việt chuyên nghiệp, bạn hãy tham khảo khóa học làm bánh Việt Nam truyền thống của Hướng Nghiệp Á Âu tại đây nhé.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Đầu tiên, bạn tiến hành sơ chế tôm và thịt. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn, thịt nạc rửa sạch, băm nhuyễn.

Tiếp đến bạn ướp tôm, thịt với chút muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu cho thấm đều gia vị.

Tiếp theo bạn đặt chảo lên bếp, sau đó cho vào chảo khoảng 2-3 muỗng dầu ăn rồi cho tỏi và hành băm vào phi đến thơm vàng. Sau đó cho tôm và thịt vào đảo nhanh tay để tôm thịt tơi nhỏ.

Sau khi đảo xơ thịt, tôm khoảng 1-2 phút thì bạn cho thêm bột màu điều để phần nhân bánh có màu đỏ đẹp mắt. Xào một lúc khi thấy tôm và thịt đã chín và ráo nước thì bạn tắt bếp nhé.

Đối với bánh bột lọc sống, bạn nên cho vào túi hút chân không rồi đem bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh. Theo đó:

Bảo quản trong ngăn mát: Phương pháp này có thể giữ được hương vị, chất lượng bánh trong khoảng từ 1 - 5 ngày. Khi chế biến, bạn chỉ cần lấy ra và hấp là được.

Bảo quản trong ngăn đá: Nếu bạn muốn bảo quản chất lượng của bánh trong khoảng 2 - 3 tháng thì nên áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên trước khi chế biến, bạn cần phải tiến hành rã đông dưới ngăn mát tủ lạnh để bảo đảm hương vị của bánh một cách tốt nhất!

Đối với bánh chín

Đối với bánh bột lọc đã hấp sơ, bạn nên để vào hộp đựng thực phẩm rồi đem bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này giúp bánh giữ nguyên hương vị trong khoảng 1 - 2 tuần.

Đối với bánh bột lọc đã hấp chín, bạn chỉ có thể để nguội rồi bỏ vào hộp đựng thực phẩm và tiến hành bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 ngày.

2 Cách bảo quản bột lọc đã nhào

Nếu bạn lỡ tay nhào bột làm bánh quá nhiều, chưa cần sử dụng đến, hãy để chúng vào hộp đựng thực phẩm, túi zip hoặc để trong tô rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, đem bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh.

Theo đó, nhiệt độ trong ngăn mát có thể giúp bạn giữ được chất lượng của bột lọc đã nhào trong khoảng 2 - 3 ngày. Còn ngăn đông thì từ 8 - 10 ngày. Chúng ta không nên để quá thời gian trên vì sẽ khiến bột bị hư, có vị chua hoặc phá vỡ kết cấu và không làm thành bánh được.

Nếu ở nhà không có tủ lạnh, bạn chỉ cần để bột lọc đã nhào ở nơi khô ráo, thoáng mát là có thể bảo quản được trong khoảng 1 - 2 ngày.

3 Cách xử lý bột lọc đã nhào sau khi bảo quản

Sau khi bảo quản, bột lọc đã nhào sẽ hơi cứng do được làm lạnh nên rất khó sử dụng. Do đó:

Đối với bột bảo quản trong ngăn đông: Bạn nên rã đông trong khoảng 30 phút rồi cho một ít nước vào để bột trở nên mềm mịn hơn là có thể sử dụng được.

Đối với bột bảo quản trong ngăn mát: Bạn thêm ít nước vào rồi nhào kỹ lại một lần nữa là có thể đem đi chế biến rồi.

4 Cách hấp bánh bột lọc đúng cách

Đối với bánh sống

Đối với bánh bột lọc sống đang được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, bạn nên rã đông trước khi hấp để bánh chín nhanh và chín đều các mặt.

Đổ 1 lượng nước vừa đủ vào xửng hấp (mặt nước không chạm vỉ). Sau đó, xếp bánh bột lọc sống đều lên mặt vỉ rồi đậy nắp lại, hấp ở lửa lớn trong khoảng 30 - 80 phút. Tùy vào số lượng mà thời gian hấp sẽ thay đổi khác nhau. Cụ thể:

  • Với số lượng 50 cái: hấp trong vòng 30 - 40 phút.
  • Với số lượng 100 cái: hấp trong vòng 50 - 60 phút.
  • Với số lượng 150 cái: hấp trong vòng 60 - 80 phút.

Đối với bánh chín

Đối với bánh bột lọc chín đang được bảo quản trong tủ lạnh do không ăn hết, bạn cũng xếp đều lên vỉ, đậy nắp xửng hấp lại rồi hấp ở lửa lớn trong khoảng 15 - 20 phút là được.

Nhận biết bánh còn sống, bánh chưa chín và bánh đã chín

Bánh bột lọc còn sống

Bánh bột lọc sống có kết cấu cứng với lớp bột màu trắng. Khi sờ không dính tay và khi ngửi không có mùi hương đặc trưng.

Bánh bột lọc chưa chín

Bánh bột lọc chưa chín có kết cấu khá mềm nhưng màu bột vẫn chưa được trong lắm, còn hơi đục, không nhìn rõ được phần nhân bên trong.

Bánh bột lọc đã chín

Bánh bột lọc đã chín có kết cấu mềm dẻo tự nhiên, màu bột trong, nhìn rõ được phần nhân tôm thịt bên trong, tỏa mùi hương nồng nàn.

Trên đây là thông tin về cách bảo quản bánh bột lọc, cách hấp bánh bánh bột lọc và bảo quản bột lọc đã nhào mà Điện máy XANH muốn giới thiệu đến bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công và có một món bánh thơm ngon để thưởng thức cùng gia đình nhé!

Biên tập bởi Phạm Thị Phượng Nhiên • 27/10/2021