Hãy cho biết từ láy man mác trong câu thơ trên có sắc thái ý nghĩa như thế nào

Từ láy là loại từ đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên, con người hoặc sự việc nào đó. Sử dụng từ láy một cách linh hoạt, khoa học giúp cho sự vật, sự việc được miêu tả trở nên sinh động và gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe.

Để tìm hiểu thêm từ láy là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Từ láy là gì?

Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. Bên cạnh đó, cần lưu ý từ láy từ thuần Việt.

Trong tiếng Việt, từ láy có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng. Tuy nhiên, láy hai tiếng là loại từ láy tiêu biểu của tiếng Việt.

Một từ được coi là từ láy khi có thành phần ngữ âm lặp lại [hay còn gọi là điệp] vừa có biến đổi [còn gọi là đối]. Chẳng hạn như từ “Long lanh”: lặp ở âm đầu, đối ở phần vần.

Cần lưu ý, các từ chỉ có điệp mà không có đối thì ta có dạng láy của từ chứ không phải từ láy, chẳng hạn như người người, nhà nhà,…

Như vậy, quý bạn đọc đã hiểu khái quát về từ láy là gì, vậy từ láy được phân loại như thế nào. Mời theo dõi phần dưới đây để giải đáp thắc mắc.

Có mấy loại từ láy

Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

Từ láy toàn bộ

Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào.…

Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng,…

Từ láy bộ phận

 Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành:

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Trong đó, từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Tác dụng của từ láy

Qua các nội dung trên của bài viết Từ láy là gì ?, ta thấy từ láy được sử dụng vô cùng linh hoạt. Người dùng biến đổi các loại từ láy có thể mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.

Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.

Ví dụ từ láy

Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn từ láy là gì ?, chúng ta nhận biết từ láy trong đoạn văn sau:

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bòng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

Trên cơ sở định nghĩa từ láy là gì? Phân loại từ láy? Đã nêu ở trên, ta thấy rằng, trong đoạn văn trên có các từ láy sau: Chuồn chuồn, lấp lánh, long lanh.

Qua các từ láy được sử dụng, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt đẹp của chú chuồn chuồn. Từ đó, mang đến cho người đọc một vẻ đẹp thanh bình mà đặc sắc.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cùng với từ láy, từ ghép là một dạng cấu tạo của từ phức. Mặc dù đều được tạo thành từ hai tiếng trở lên có nghĩa. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những nét khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt đó được thể hiện thông qua bảng sau:

Từ láy là từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần [hoặc cả âm đầu và vần] giống nhau. Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.
Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Ví dụ:

– “Thơm tho” được tạo thành bởi:
+ Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Khi đảo trật tự các tiếng, từ láy không có nghĩa.

Ví dụ: từ “thơm tho” khi đổi vị trí hai tiếng cho nhau thành “tho thơm” thì không có nghĩa

Đối với từ ghép, khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa.

Ví dụ: từ “đau đớn”, khi đảo vị trí thành “đớn đau” vẫn có nghĩa.

Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy.

Ví dụ: từ “tử tế”, trong đó có từ “tử” là từ Hán Việt. Mặc dù lặp âm đầu, tuy nhiên từ “tử tế” không phải từ láy.

Có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép.

Ngược lại, mặc dù từ “tử tế” điệp âm đầu “t”, có “tử” là từ Hán Việt. Do đó từ “tử tế” là từ ghép.

Qua những phân tích trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc từ láy là gì? Bên cạnh đó, thấy được sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, từ đó sử dụng đúng loại từ làm cho câu văn trở nên sinh động, dễ hiểu. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

 BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I

PHẦN TIẾNG VIỆT 

I. CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Câu 1: Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ Hán Việt                 B. Từ thuần Việt

C. Từ tiếng Anh                D. Từ tiếng Pháp

Câu 2: Trong các dòng sau, dòng nào có dùng quan hệ từ?

A. Tay kẻ nặn               B. Bảy nổi ba chìm

C. Giữ tấm lòng son      D. Vừa trắng lại vừ tròn.

Câu 3: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Thân thiết”?

A. Yêu thương       B. Quý mến           C. Xa lạ                 D. Thương nhớ

Câu 4: Tìm từ trái nghĩa phù hợp để điền vào câu sau đây: “Xét mình công ít tội …”

A. Đầy                   B. Hại                    C. Giàu                  D. Nhiều

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là thành ngữ?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim                B Có chí thì nên

C. Con dại cái mang                                            D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 6: Trong các dòng sau đây, dòng nào là thành ngữ?

A. Ao sâu nước cả                   B. Bầu vừa rụng rốn

C. Cải chửa ra cây                   D. Đầu trò tiếp khách

Câu 7: Trong các dòng sau đây, dòng nào nêu đúng khái niệm thành ngữ?

A. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

B. Thành ngữ là loại cụm từ có vần, có điệu biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

C. Thành ngữ là một tổ hợp từ có danh từ hoặc tính từ làm trung tâm.

D. Thành ngữ là một kết cấu chủ vị, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Câu 8: Đọc bài ca dao sau đây: “Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?/ Thầy bói xem quẻ nói rằng:/ Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”. Việc sử dụng những từ “LỢI” trong bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

A. Hiện tượng dùng từ đồng nghĩa.              B. Hiện tượng dùng từ trái nghĩa.

C. Hiện tượng dùng điệp ngữ.                      D. Hiện tượng dùng từ ngữ để chơi chữ

Câu 9:  Đọc hai câu thơ sau đây: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Xác định hiện tượng gì của từ ngữ được sử dụng trong các từ in đậm ở hai câu thơ trên.

A. Hiện tượng dùng từ đồng nghĩa.              B. Hiện tượng dùng từ ngữ để chơi chữ

C. Hiện tượng dùng điệp ngữ.                      D. Hiện tượng dùng từ trái nghĩa.

Câu 10: Đọc hai câu thơ sau đây: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu sa/ Thương em, thương em, biết mấy”. Cho biết dạng điệp ngữ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên.

A. Điệp ngữ nối tiếp                                      B. Điệp ngữ cách quãng.

C Điệp ngữ chuyển tiếp.                                D Lỗi lặp từ.

Câu 11: Đọc những câu thơ sau đây: “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu/ Ngàn dâu xanh ngắt một màu/ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”. Cho biết dạng điệp ngữ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên.

A. Điệp ngữ nối tiếp                                      B. Điệp ngữ cách quãng

C. Điệp ngữ chuyển tiếp                                D. Lỗi lặp từ

Câu 12: Đọc hai câu thơ sau đây: “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa/ Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”. Lối chơi chữ nào được dùng trong hai câu thơ trên?

A. Dùng cách điệp âm.                                  B. Dùng từ ngữ trái nghĩa.

C. Dùng cách nói lái.                                     D. Dùng từ ngữ đồng âm.

Câu 13: Đọc những câu thơ sau đây: “Ngọt thơm sau lớp vỏ gai/ Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng/ Mời cô, mời bác ăn cùng/ Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.”. Lối chơi chữ nào được dùng trong những câu thơ trên?

A. Dùng cách điệp âm.                                  B. Dùng từ ngữ trái nghĩa.

C. Dùng cách nói lái.                                     D. Dùng từ ngữ đồng âm.

Câu 14: Xác định từ láy trong những từ sau đây:

A. Đằng đông        B. Sáng sớm          C. Thơm tho          D. Đây đó.

Câu 15: Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây:

A. Nhân loại          B. Dịu dàng           C. Yêu mến           D. Buồn phiền

Câu 16: Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây:

A. Nước non          B. Sông núi            C. Đất nước           D. Sơn hà

Câu 17: Đọc hai câu thơ sau đây: “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay/ Xa trông dòng thác trước sông này”. Hãy xác định từ đồng nghĩa với từ trông ở câu thơ thứ hai.

A. Mong                B. Nhìn                  C. Đợi                    D. Chờ

Câu 18: Đọc những câu ca dao sau đây: “Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề/ Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.”. Hãy xác định từ đồng nghĩa với từ trông ở những câu ca dao trên.

A. Mong                B. Nhìn                  C. Đợi                    D. Chờ

Câu 19: Câu nào nêu đúng khái niệm từ đồng nghĩa?

A. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

B. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

C. Từ đồng nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.

D. Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau cả về âm thanh và ý nghĩa.

Câu 20: Câu nào nêu đúng khái niệm từ trái nghĩa?

A. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

B. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

C. Từ trái nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.

D. Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau cả về âm thanh và ý nghĩa.

Câu 21: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây: “Chị em như chuối nhiều tàu/ Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời”.

A. Chị - em            B. Lành – rách       C. Tấm - lời           D. Tàu - chuối.

Câu 22: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây: “Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”.

A. Tết – nhà           B. Chẳng – thì       C. Giàu – nghèo              D. Số - ngày

Câu23: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau đây: “Non cao tuổi vẫn chưa già/ Non sao… nước, nước mà… non”

A. Xa – gần           B. Nhớ - quên        C. Trên – dưới                 D. Cao - thấp

Câu 24: Câu nào nêu đúng khái niệm từ đồng âm?

A. Từ đồng âm là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

B. Từ đồng âm là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

C. Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.

D. Từ đồng âm là những từ giống nhau cả về âm thanh và ý nghĩa.

II. CÂU HỎI MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong câu: “Nhà bạn có bao nhiêu người?”, Đại từ “bao nhiêu” dùng để:

A. chỉ về người                                              B. chỉ về lượng

C. hỏi về người                                              D. hỏi về hoạt động tính chất.

Câu 2: Trong câu: “Sáng nay, mình được bao nhiêu là quả táo rơi.” Đại từ “bao nhiêu” dùng để:

A. chỉ về người                                              B. chỉ về lượng

C. hỏi về người                                              D. hỏi về hoạt động tính chất.

Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân”

A. Nhà văn                      B. Nhà báo            C. Nhà thơ             D. Nghệ sĩ

 Câu 4: Xác định câu nào không phải là thành ngữ?

A. Nước mất nhà tan                                      B. Chưa đi đã chạy

C. Lá lành đùm lá rách                                  D. Đi sớm về khuya

Câu 5: Trong những dòng sau đây, dòng nào là thành ngữ có dùng phép so sánh?

A. Một nắng hay sương                                 B. Lá lành đùm lá rách

C. Đen như cột nhà cháy                               D. Êch ngồi đáy giếng

Câu 6: Trong những dòng sau đây, dòng nào là thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng            B. Đen như cột nhà cháy.

C. Khôn nhà dại chợ                                      D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 7: Xác định thành ngữ Hán Việt.

A. Ngày lành tháng tốt                                   C. Bách chiến bách thắng

B. Một nắng hai sương                                  D. Lời ăn tiếng nói

Câu 8: Xác định thành ngữ thuần Việt

A. Ngày lành tháng tốt                                   B. Bách chiến bách thắng

C. Bán tín bán nghi                                        D. Độc nhất vô nhị   

Câu 9: Nếu viết: “Xa xa bên kia bờ Thiên Mụ.” thì câu văn mắc lỗi gì?

A. Thiếu chủ ngữ                                           B. Thiếu vị ngữ  

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ                       D. Thiếu trạng ngữ

Câu 10: Tác giả dùng lối chơi chữ nào trong câu sau đây: “Ngày xuân, em đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông”

A. Dùng các từ cùng trường nghĩa                 B. Dùng từ đồng âm

C. Dùng cặp từ trái nghĩa                               D. Dùng nói lối láy

Câu 11: Đọc những câu thơ sau đây: “Ngọt thơm sau lớp vỏ gai/ Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng/ Mời cô, mời bác ăn cùng/ Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà”. Lối chơi chữ nào được dùng trong những câu thơ trên?

A. Dùng từ ngữ trái nghĩa                              B. Dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa

C. Dùng từ ngữ đồng âm                               D. Dùng cách điệp âm

Câu 12: Đọc câu thơ sau đây: “Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. Hãy cho biết từ láy “man mác” trong câu thơ trên có sắc thái ý nghĩa như thế nào?

A. Sắc thái trang trọng                                   B. Sắc thài biểu cảm

C. Sắc thái giảm nhẹ                                      D. Sắc thái nhấn mạnh

Câu 13: Đọc câu văn sau đây: “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”. Hãy xác định từ láy trong câu văn trên.

A. Cảnh vật           B. Tai hoạ              C. Nặng nề                      D. Anh em

Câu 14: Trong các đại từ sau đây, đại từ nào dùng để hỏi về số lượng?

A. Thế nào, sao                                              B. Làm sao, việc gì

C. Ai, làm gì                                                  D. Bao nhiêu, mấy

Câu 15: Đọc câu văn sau đây: “Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.”. Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “kinh đô”, “yết kiến” trong câu trên.

A. Tạo sắc thái cổ                                          B. Tạo sắc thái trang trọng.

C. Tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ           D. Thể hiện thái độ tôn kính.

Câu 16: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “gia đình”?

A. Gia vị                B. Gia tăng                      C. Gia sản               D. Tham gia

Câu17: Đọc câu văn sau đây: “Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi.”. Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “từ trần”, “mai táng” trong câu trên.

A. Thể hiện thái độ tôn kính                          B. Tạo sắc thái cổ     

C. Tạo sắc thái biểu cảm                                D. Tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ 

Câu 18: Đọc câu văn sau đây: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.”. Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “phụ nữ” trong câu trên.

A. Tạo sắc thái cổ                                          B. Tạo sắc thái trang trọng.

C. Tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ           D. Tạo sắc thái biểu cảm.

Câu 19: Tìm từ đồng nghĩa với từ “cả” trong câu: “Ao sâu nước cả khôn chài cá”.

A. To                     B. Lớn                             C. Đầy                   C. Tràn

Câu 20: Tìm từ đồng nghĩa với từ “rọi” trong câu thơ sau đây: “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”.

A. Soi                    B. Toả                              C. Chiếu                          D. Trải

III. CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Câu 1: Cần phân biệt từ đồng âm với hiện tượng nào dưới đây?

A. Hiện tượng từ đồng nghĩa                         B. Hiện tượng từ gần nghĩa

C. Hiện tượng từ nhiều nghĩa                        D. Hiện tượng từ trái nghĩa

Câu 2: Hãy đọc câu sau đây: “Đi đâu mà vội mà vàng, không cẩn thận, để xô cả vào người khác thế này?”. Từ ngữ gạch chân trong câu trên có thể được thay bằng thành ngữ nào?

A. Chân ướt chân ráo                                     B. Mắt nhắm mắt mở

C. Đi guốc trong bụng                                   D. Có đi có lại

Câu 3: Đọc hai câu thơ sau đây: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non”. Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ                                          B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ             D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 4: Đọc câu văn sau đây: “Anh đã nghĩ thương em như thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…”. Hãy cho biết thành ngữ gạch chân trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ                                                    B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ                       D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 5: Đọc câu văn sau đây: “Đến ngày lễ tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phựơng tới, chẳng thiếu thứ gì.” Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ                                                    B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ                       D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 6: Hãy đọc hai câu thơ sau đây: “Một đèo…một đèo…lại một đèo/ Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo”. Cách dùng điệp ngữ trong hai câu thơ trên có ý nghĩa gì?

A. Tác giả muốn nhấn mạnh ở đây có ba cái đèo.

B. Cho biết nhà thơ đang chú ý đến việc đếm các con đèo.

C. Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau.

D. Nhấn mạnh cảnh đèo ở đây trơ trọi, cheo leo.

Câu 7: Hãy đọc đoạn thơ sau đây: “Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm/ Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông/ Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng/ Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.”. Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ trên?

A. Điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ cách quãng.

B. Điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp.

C. Điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ chuyển tiếp.

D. Điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ nối tiếp.

Câu 8: Hãy đọc hai câu thơ sau đây: “Sánh với Na – Va “ranh tướng” Pháp/ Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.” Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên?

A. Dùng từ ngữ đồng âm                               B. Dùng lối nói trại âm

C. Dùng từ trái nghĩa                                     D. Dùng lối nói lái.

Câu 9: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?

A. Từ có hai tiếng có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành

B. Từ có các tiếng bình đẳng nhau về ngữ pháp

C. Từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

D. Từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên.

Câu 10: Nhóm từ nào sau đây gồm toàn từ Hán Việt.

A. Học sinh, nhà trường, sơn hà.                   B. Giang sơn, xã tắc, yếu điểm.

C. Máy tính, bàn cờ, thư viện.                       D. Bàn ghế, bóng đá, hoa hồng.

Câu 11: Nhóm từ nào sau đây gồm toàn từ thuần Việt.

A. Học sinh, nhà trường, sơn hà.                   B. Giang sơn, xã tắc, yếu điểm.

C. Máy tính, bàn cờ, thư viện.                       D. Bàn ghế, bóng đá, hoa hồng.

Câu 12: Trong nhiều trường hợp khi nói và viết, người ta dùng từ Hán Việt để làm gì?

A. Tạo cảm giác gần gủi                                B. Tạo không khí thân mật

C. Tạo phonh cách hiện đại                           D. Tạo sắc thái tao nhã.

Câu 13: Trong các câu sau đây, câu nào có dùng quan hệ từ?

A. Bố mẹ rất buồn con.                                  B. Chiều hôm qua, anh ấy đến câu lạc bộ

C. Dòng sông nầy nước rất trong                   D. Bạn và tôi cùng đến trường

Câu 14: Đọc câu văn sau đây: “Qua các bài ca dao giúp ta hiểu hơn đời sống tâm hồn tình cảm của cha ông ta”. Hãy nhận xét cách viết câu văn trên.

A. Câu văn viết sai lỗi chính tả                      B. Câu văn đúng.

C. Câu văn dùng sai quan hệ từ.                    D. Câu văn dùng thiếu quan hệ từ

Video liên quan

Chủ Đề