Hãy nêu vai trò của từng loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội cho ví dụ chứng Minh

Cải cách hành chính, tiền đề cho việc khai thông nguồn lực Cải cách hành chính luôn gắn liền với sự cải tổ, đổi mới, từng bước góp phần hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước. Các chuyên gia cho rằng, cải cách hành chính là vấn đề cơ bản, quan trọng để khơi thông các nguồn lực của đất nước, giúp quá trình phát triển được nhanh chóng, ổn định, hiệu quả, bền vững. Chính vì vậy, cải cách hành chính có mối quan hệ tiền đề, biện chứng với việc khai thông nguồn lực cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Xin được nói cụ thể hơn về các nguồn lực của đất nước. Đó là nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế, thí dụ như vị trí địa lý, đặc điểm văn hóa xã hội, thể chế chính trị, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo… Hoặc là các nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế, như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ, vốn và thị trường, các thành phần kinh tế… Các nguồn lực gián tiếp và trực tiếp kể trên khi được khai thác, áp dụng để chuyển hóa thành giá trị sẽ tạo ra nguồn lực tài chính, phục vụ một cách hiệu quả nhất cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Nghị quyết số 39 - NQ/TW, ngày 15-1-2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, có đánh giá rằng: “Việc quản lý, khai thác, sử dụng, phát huy các nguồn lực hiện còn hạn chế, bất cập; việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý; hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp chưa theo cơ chế thị trường, gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn lực của đất nước…”.


Cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển.Ảnh: Hải Nam

Rõ ràng, việc cải cách hành chính nói riêng, việc hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước nói chung trong quá trình quản lý, điều hành có liên quan mật thiết, biện chứng với việc khai thông các nguồn lực của đất nước. Bộ máy hành chính nhà nước được vận hành trơn tru, không có những vướng mắc, trục trặc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc “đánh thức”, khai thông các nguồn lực, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh chóng, đột phá, vững bền.

Một số giải pháp “đánh thức”, khai thông các nguồn lực

Trong phạm vi bài viết này, xin được đưa ra một số giải pháp có liên quan đến việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, “đánh thức”, khai thông các nguồn lực để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững… Tiếp tục hoàn thiện thể chế nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới việc xây dựng bộ máy chính phủ tinh giản, gọn nhẹ hơn, hoạt động nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả, ngày càng phục vụ tốt hơn các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của người dân, cũng như xã hội… Trong đó, cần thiết phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, có hiệu quả, tập trung vào sáu nội dung cơ bản, đó là: cải cách thể chế hành chính nhà nước; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; và hiện đại hóa hành chính. Xây dựng và hoàn thiện chính phủ điện tử, chính quyền số tại các địa phương trong cả nước. Việc xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền số hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, góp phần xây dựng nhà nước chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó tác động tích cực đến việc khai thông các nguồn lực vốn còn chưa được “đánh thức”, hoặc còn gặp những trở lực, vướng mắc từ chính nền hành chính còn cồng kềnh, lạc hậu, chưa cải cách quyết liệt, thật sự vì người dân, doanh nghiệp, vì sự phát triển của đất nước. Đồng thời, từng bước hoàn thiện, vận hành hiệu quả các trung tâm hành chính công trên cả nước nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công dân và xã hội đối với Nhà nước; tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính… Cùng với đó, cần chú trọng tuyên truyền kịp thời, rộng rãi đồng thời quán triệt, thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, đạt hiệu quả cao nội dung Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 15-1-2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Bám chắc, sát, thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể, về nguồn nhân lực, nguồn vật lực, nguồn tài lực theo từng giai đoạn xác định cụ thể để có quan điểm, chính sách, giải pháp phù hợp, hiệu quả trong việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các hình thức khác nhau, cả ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả các chính sách liên quan vấn đề thu hút, sử dụng, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ có trình độ cao, để họ toàn tâm, toàn ý đóng góp cho sự phát triển đất nước… Cần chủ động khơi thông các nguồn lực, tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau, nhất là xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Gợi ý giải pháp cho vấn đề này là cần ngày càng tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đầu tư nguồn lực xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đạt những kết quả tích cực, khác biệt… Bên cạnh đó cần rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là thuế, tín dụng, đất đai… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả, tránh tình trạng gây khó dễ, hạch sách, phiền hà, tiêu cực trong các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính cụ thể… Quan tâm hơn nữa, đối xử bình đẳng với kinh tế tư nhân. Ngày 3-6-2019, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/T.Ư về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Rõ ràng, kinh tế tư nhân đã được đối xử bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, ngày càng trở thành động lực của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới, phát triển của kinh tế - xã hội đất nước. Và thực tế đã chứng minh, khi được đối xử bình đẳng, được coi trọng, được “cởi trói”, kinh tế tư nhân đã có sự phát triển thần tốc, khai thông nguồn lực từ khu vực tư nhân, tạo những đột phá trong phát triển đúng theo đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước… Khai thông nguồn lực đất đai cho phát triển. Sau nhiều năm tiến hành triển khai, Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ những bất cập, không đồng bộ với các luật khác, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất theo pháp luật về đấu thầu và đấu giá quyền sử dụng đất… Đơn cử như trong việc thực hiện chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất, “dồn điền, đổi thửa” cũng còn những khó khăn, vướng mắc, chưa thể đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp, chưa góp phần mạnh mẽ để hình thành nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, giá trị cao…

Nguyễn Tri Thức

Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế? Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện [tự nhiên, kinh tế – xã hội] phát triển kinh tế – xã hội. Cho ví dụ cụ thể chứng minh vai trò quan trọng của nguồn lực kinh tế – xã hội trong việc lựa chọn chiến lược phát triển và phân bố các ngành kinh tế. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học Trang 102 sgk Địa lí 10 và những câu hỏi liên quan.

1. Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?

Hướng dẫn giải:

Khái niệm về nguồn lực: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở trong và ngoài nước có thể được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế cùa một lãnh thổ nhất định.

Phân biệt các nguồn lực:

Theo nguồn gốc:

+ Vị trí địa lí: về tự nhiên, kinh tế – chính trị, giao thông.

+ Tài nguyên thiên nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản, biển.

+ Nguồn lực kinh tế – xã hội: dân cư và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học.

Theo phạm vi lãnh thổ:

+ Nguồn lực trong nước: gồm nguồn lực tự nhiên, nhân văn, tài sản quốc gia, đường lối chính sách…

+ Nguồn lực nước ngoài: khoa học – kĩ thuật – công nghệ, vốn, kinh nghiệm….

* Ý nghĩa của từng loại nguồn lực:

Vị trí địa lí: Tạo thuận lợi hoặc gây khó. khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước và các quốc gia với nhau.

 – Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở tự nhiên cùa các hoạt động sản xuất. Nó vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế. Sự đa dạng và giàu có về tài nguyên là lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Nguồn lực kinh tế – xã hội đóng vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều có đầy đủ các nguồn lực nói trên. Vì vậy, trong việc hoạch định chiến lược phát triển cùa mỗi nước cần phải xác định và đánh giá đúng nguồn lực của mình, biết khai thác và phát huy những lợi thế, đồng thời khắc phục những trở ngại cùa nguồn lực.

Trên đây là cách trả lời câu hỏi Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế? Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến vấn đề trên nhé.

2. Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện [tự nhiên, kinh tế – xã hội] phát triển kinh tế – xã hội.

Hướng dẫn giải:

– Nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, dân cư và nguồn lao động, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

– Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội là các yếu tố của toàn bộ thành phần trong môi trường tự nhiên, nhân văn, xã hội có ảnh hưởng không phải là trực tiếp đến hoạt động sản xuất của con người trên một lãnh thổ.

– Khái niệm nguồn lực không đồng nghĩa với khái niệm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội. Khái niệm nguồn lực mang tính chất chọn lọc hơn.

3. Cho ví dụ cụ thể chứng minh vai trò quan trọng của nguồn lực kinh tế – xã hội trong việc lựa chọn chiến lược phát triển và phân bố các ngành kinh tế.

Hướng dẫn giải:

– Sự thành công của các nước và lãnh thổ công nghiệp mới [NIC] như Đài Loan, Xingapo, Hàn Quốc đã chứng minh cho việc khai thác hợp lí các nguồn lực trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Do thấy rõ và khai thác được thế mạnh của mình, các nước này đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, dựa vào nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài kết hợp với sử dụng lực lượng lao động dồi dào trong nước và họ đã thành công.

– Thành công của Nhật Bản cũng là một minh chứng cho vai trò của nguồn lực chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có. Với một quyết tâm cao, có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn và được Hoa Kì hỗ trợ về vốn và kĩ thuật, Nhật Bản dù là một quốc gia nghèo về tài nguyên tự nhiên đã lớn mạnh không ngừng và chỉ trong vài chục năm đã trở thành một cường quốc kinh tế, có khả năng cạnh tranh với Hoa Kì.

– Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trong những năm Đổi mới đã khẳng định vai trò của nguồn lực phi tự nhiên trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Chính sách, chiến lược phát triển chứ không phải tài nguyên đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo kinh tế – xã hội của nước ta từ năm 1986 đến nay.

Video liên quan

Chủ Đề