Làm thế nào để xây dựng tình cảm tốt đẹp của người khác với chúng ta

[inline_articel id=216655]

Kỷ nguyên số và sự bùng nổ của mạng xã hội đã tạo nên mạng lưới kết nối rộng lớn, chúng ta dễ dàng tìm kiếm bạn bè, quen biết và chia sẻ cùng nhau thông qua những dòng tin nhắn để lại, những status được cập nhật mỗi ngày. Tuy nhiên, chính lối sống hối hả, sự kết nối nhân tạo, sự thân mật xã giao cũng như thiếu độ tương tác thực tế đã dẫn đến khó khăn trong việc duy trì và giữ tình bạn lâu dài.

[Ảnh: Beatpie’s Miscellany]

Nhiều người đôi lần rơi vào bối rối trong mớ nghi hoặc rằng tại sao trông tôi ổn, tôi có thể trò chuyện với mọi người, tôi làm nhiều thứ nhưng tôi lại chẳng có lấy một người bạn thân thiết? Vậy, bạn đã thật sự dành bao nhiêu quan tâm cho những mối quan hệ ấy? Chúng ta mất vài giây để nhấn nút “kết bạn” nhưng muốn duy trì nó lại là một hành trình chẳng hề dễ dàng.

Giữ trạng thái “kết nối”

[Ảnh: Sara Ligari]

“Bạn bè chính là gia đình mà chúng ta được quyền lựa chọn” – Edna Buchanon. Một tình bạn tuyệt vời là thứ mà mỗi người cần đặt sự trân trọng và bảo vệ tuyệt đối. Mức độ gắn kết được đánh đổi bằng sự quan tâm chúng ta đặt vào cảm xúc và hành động của đối phương. Muốn duy trì một tình bạn bền vững phải xây dựng một nền tảng vững chắc trước đã, thiết lập một sự kết nối cho bản thân và đối phương, giải quyết bất đồng, hiểu lầm đồng thời giữ tôn trọng đối với sự hiện diện của đối phương. Hãy gấp lại những màn hình điện tử, bước ra và tạo “kết nối thật” với những người bạn của mình.

Sự quen thuộc và thoải mái trước bạn thân đôi lần sẽ mang chúng ta vượt qua lằn ranh kết nối và quên mất việc biểu lộ cảm xúc. Cuốn vào vòng xoáy của những bộn bề hàng ngày vô hình trung đã tạo nên khoảng cách và sự hờ hững trong mối quan hệ bạn bè. Cởi mở chính là chìa khóa của hạnh phúc. Một người bạn tốt sẽ biết đặt sự quan tâm vào việc đối phương là ai cùng những khó khăn mà họ đang đối mặt. Và hiển nhiên, chỉ khi sự quan tâm đến từ hai phía, cả bạn, cả đối phương học được cách cởi mở với nhau thì mới có thể thiết lập sự kết nối bền vững và lâu dài.

Kiểm soát cái “tôi”

[Ảnh: Anna Kovecses]

Cãi vã, bất đồng quan điểm là những điều không thể tránh khỏi trong mối quan hệ bạn bè. Mỗi người trẻ đều giữ cho mình sự ngoan cố nhất định và việc thừa nhận một quan điểm trái chiều đôi khi rất khó khăn. Khi ấy “cái tôi” của mỗi người sẽ trỗi dậy mạnh mẽ nhất và trở thành liều thuốc độc dễ dàng giết chết tình bạn. “Cái tôi” chính là ngõ cụt trong việc giải quyết mâu thuẫn. Lời khuyên cho mỗi người là hãy kiểm soát “cái tôi” của bản thân, hạ nó xuống và chấp nhận lùi lại trong những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau. Điều đó sẽ giúp cứu lấy một mối quan hệ. Tuổi trẻ vốn là cuộc khảo nghiệm của đời người, có sai lầm vẫn đáng giá. Thay vì sợ sai mà lao vào chứng tỏ bản thân, chúng ta cần học cách kìm hãm “cái tôi”, điều chỉnh cảm xúc, chấp nhận sự khác biệt và nhớ rằng chúng ta đã dành tình cảm cho đối phương nhiều như thế nào.

Cân bằng cảm xúc

[Ảnh: Malika Favre]

Thành thật mang tính quan trọng và đòi hỏi một vị trí nhất định trong bất kì mối quan hệ nào. Tình bạn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, thành thật không có nghĩa là chúng ta được phép làm tổn thương đối phương bằng những lời nói của mình. Khi chúng ta hiểu rõ bạn mình cũng là lúc chúng ta biết được toàn bộ ưu, khuyết điểm của họ. Chúng ta biết cách lấy lòng họ đồng thời cũng biết rõ cách tổn thương họ. Trong hoàn cảnh tức thời, khi căng thẳng nuốt trọn những suy nghĩ sáng suốt, ta cứ thế tuôn ra những lời ta cho là “thật” nhất, “đúng” nhất về người bạn của mình mà chẳng hay biết điều ấy đang tổn thương họ. Không một ai là hoàn hảo cả. Chúng ta cần học cách điềm tĩnh giữa những thăng trầm của cảm xúc. Tìm lấy một điểm cân bằng trong lời nói, ghi nhớ hoàn cảnh của họ, tránh những đánh giá chủ quan là điều quan trọng để duy trì niềm tin trong quan hệ bạn bè.

Hy vọng nhiều hơn, kỳ vọng ít đi

[Ảnh: Naomi Wilkinson]

Trong bất kì mối quan hệ nào, chúng ta cũng thường giữ thói quen áp đặt kỳ vọng của bản thân lên đối phương và đôi khi chính ta lại thất vọng vì kết quả không như ý muốn. Như việc chúng ta kỳ vọng một điều bất ngờ vào sinh nhật từ người bạn như ta đã từng làm với họ nhưng cuối cùng lại nhận lấy sự hụt hẫng. Hay chúng ta bỏ qua việc mời bạn đi chơi cùng vì cho rằng đã đến lượt họ nên mời lại ta. Những kỳ vọng vô hình được chúng ta áp đặt cho bạn bè đã kéo xa khoảng cách của cả hai. Ta có thể biểu hiện tình cảm một chiều của mình thông qua sự yêu mến, ủng hộ hay những món quà, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể kỳ vọng một điều tương tự ở họ. Có nhiều lý do họ không thể đáp lại ngay tắp lự những điều ấy. Họ quên quà sinh nhật, họ không xếp một cuộc hẹn đáp lễ nhưng không có nghĩa họ không dành tình cảm cho ta. Mỗi người đều sở hữu suy nghĩ và những cách bộc lộ tình cảm, sự quan tâm khác nhau. Họ không tặng quà sinh nhật nhưng họ dễ dàng mang đến cho ta một quyển sách ta muốn từ lâu, một ly cà phê  ta thích hay đơn giản là dành hàng giờ trò chuyện bên cạnh khi ta cảm thấy tồi tệ. Lẽ đó, thay vì áp đặt sự kỳ vọng nặng nề lên đối phương, hãy chọn hy vọng và đặt niềm tin vào chính mình, vào sự gắn kết bền chặt của mối quan hệ, biến những niềm tin thành suy nghĩ tốt đẹp, thành sự tử tế mà xây dựng một tình bạn lâu dài.

Tôn trọng tự do của nhau

[Ảnh: Grace Helmer]

Hãy hiểu rằng chúng ta không thể bên cạnh người bạn của mình 24/7. Mỗi người đều cần những khoảng thời gian riêng hoặc đôi khi họ chỉ muốn ở một mình. Khi bạn không gọi điện cho ta, khi bạn từ chối gặp mặt hay trả lời tin nhắn chậm, ta hãy hiểu rằng họ cần ở một mình. Có thân đến thế nào thì cả ta và đối phương đều có cuộc sống và trách nhiệm khác nhau, vì vậy đừng quá ngỡ ngàng mà hãy tôn trọng tự do của đối phương. Đôi lúc, khoảng thời gian một mình lại là thời điểm hoàn hảo cho cả hai dừng lại và nghỉ ngơi, khám phá bản thân, tận hưởng sự cô đơn riêng biệt, từ đó hiểu được sự quan trọng của mối quan hệ bạn bè.

Là nguồn năng lượng tích cực cho nhau

[Ảnh: Atelierdore]

Sự cạnh tranh ngầm giữa những người bạn không phải không có và sự ám ảnh trước thành tích của đối phương thường đi kèm những góp ý tiêu cực. Việc tìm kiếm lỗi hay đánh giá hơn thua sẽ kéo nhau đến chỗ suy sụp, mất đi mục tiêu cuộc sống. Thay cho sự đối đầu ngầm, chúng ta hãy trở thành những “nhân chứng” cuộc sống của nhau, trở thành người chứng kiến những biểu hiện tốt nhất, những trải nghiệm thú vị nhất của đối phương. Chúng ta lắng nghe những nhiệt huyết của họ, chia sẻ sự quan tâm của bản thân trước vấn đề của họ. Tình bạn sẽ thiên biến thành những khoảnh khắc tận hưởng và đáng trân trọng khi cả hai có thể cùng nhắc nhở nhau về những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống, về những giây phút tuyệt vời nhất của mỗi người.

Chúng ta thường tin rằng bản thân mình không đủ tốt và không xứng đáng với những điều tốt đẹp. Chúng ta muốn được yêu thương nhưng lại không biết cách yêu thương bản thân, mà bởi vì vậy nên cũng không thể cảm nhận một cách trọn vẹn tình yêu từ người khác. Học cách yêu bản thân sẽ giúp mỗi người tạo nên một cuộc chuyển dịch lớn trong cách nhìn cuộc sống – cuộc chuyển dịch khiến chúng ta biết trân quý và chấp nhận con người thật của mình.

Sự cân bằng trong nhận thức

Ảnh: Unsplash/Sean Stratton

Mỗi người sinh ra đã có sẵn quyền tự do và tự chủ. Chúng ta đều có quyền quyết định mọi hành động của mình, nhưng đôi khi, những hành động chúng ta làm lại đến từ sự thiếu kiểm soát. Từ đó, chúng ta dễ rơi vào trạng thái lo lắng, dằn vặt vì cho rằng mình là nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của người khác. Bởi vì thiếu tình yêu với bản thân, dường như luôn có một “cuộc chiến” xảy ra trong nội tâm của mỗi người. Một mặt, chúng ta luôn gắng sức để khiến người khác hài lòng, mặt khác thì luôn trách móc bản thân vì những việc mình đã làm.

Để tìm lại tình yêu bản thân và tránh đưa ra những phán xét sai lệch về chính mình, chúng ta cần phải hợp nhất giữa quyền tự do – tự chủ và làm mọi thứ mà chúng ta cho là tốt đẹp nhất.

vì sao chúng ta cần yêu bản thân?

“Yêu bản thân” nghe có vẻ dễ dàng, nhưng nếu chẳng may bị đối xử tệ bạc, liệu bạn có chọn đả kích ngược lại những người mà bạn nghĩ đã làm tổn thương mình không? Khi lựa chọn hành động như vậy, đồng nghĩa rằng bạn đang sợ hãi và cảm thấy không được yêu thương.

Lúc này, tình yêu chính là “liều thuốc” hữu hiệu nhất. Khi biết yêu bản thân, bạn chấp nhận những yếu điểm của mình và tha thứ cho quá khứ, khi đó, bạn mới bắt đầu cảm nhận tình yêu từ người khác dễ dàng hơn. Lúc bạn làm mọi thứ với tình yêu bản thân cũng là lúc bạn ngưng phán xét và trở nên đồng cảm hơn với mọi người.

Tình yêu là đại dương và trái tim bạn là một bình nước. Hãy làm đầy bình nước của mình trước và tình yêu sẽ lan tỏa đến tất cả mọi người.

[Beau Taplin]

Ảnh: Unsplash/Brooke Cagle

Trước khi lấp đầy trái tim bằng tình yêu, bạn cần bỏ đi những điều không mang lại cho bạn sự bình yên. Đã bao giờ bạn cảm thấy tuyệt vời nhờ sắp xếp căn phòng của mình trở nên sạch đẹp và sáng sủa chưa? Tâm hồn bạn cũng như vậy, khi những góc khuất được dọn dẹp, trái tim bạn sẽ bớt đi sự nặng nề và tăm tối. Đó là lúc bạn nhìn cuộc sống với một đôi mắt khác và cũng là lúc bạn cảm nhận được tình yêu từ trong bản thân mình.

thế nào là yêu bản thân?

Có thể bạn sẽ cho rằng bạn vốn đã rất thương yêu bản thân. Thực chất, yêu bản thân cần đến sự thực hành không ngừng nghỉ. Không khó để mỗi người tự hào về những điều tuyệt vời dễ nhận thấy của bản thân. Tuy nhiên, khi những “vòng lặp” của thói quen xấu xuất hiện, liệu bạn có bực tức, sợ hãi, hay bạn sẽ kiên nhẫn, bao dung với bản thân để học cách xóa đi “vòng lặp” này.

Bạn cảm nhận tình yêu bản thân chỉ khi bạn được là chính bạn, và cũng chính vì yêu bản thân mà bạn luôn phấn đấu mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Dù vậy, bạn không cần phải đưa bản thân vào một khuôn khổ nhất định để ép mình thay đổi. Đôi khi, những gì bạn cần làm đơn giản chỉ là ngồi xuống, quan sát tư tưởng, cảm xúc đang dâng trào bên trong nội tâm của bạn.

Những điều nhỏ bé giúp bạn yêu bản thân hơn

1. Hãy biết ơn

Mỗi ngày, hãy viết ra ít nhất 3 điều khiến bạn cảm thấy biết ơn. Bạn hãy xem mỗi sự kiện xảy đến trong đời bạn như một “món quà”. Đó có thể là một chỗ đậu xe lý tưởng, một khoảnh khắc khi bạn tận hưởng ánh nắng sớm, hay một chú mèo hoang dễ thương xuất hiện trước cửa nhà bạn. Hãy nói lời cảm ơn với những điều nhỏ bé nhất, biết ơn những gì bạn đang có thay vì tập trung vào những thứ bạn không có.

Ảnh: Unsplash/Jiawei Zhao

2. Hãy hiện diện

Tâm trí chúng ta thường đi lang thang từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác. Nếu không đủ sự nhận thức, suy nghĩ sẽ khiến chúng ta quay cuồng trong ma trận của lo âu và sợ hãi. Một trong những cách hiệu quả để giữ cho bản thân luôn hiện diện đó là hướng sự tập trung lên những bộ phận trên cơ thể. Bạn có thể tập luyện bằng cách chú tâm vào các ngón chân đang ngọ nguậy, vào lồng ngực hay vào hơi thở của mình. Bằng cách này, bạn sẽ bớt đi những suy nghĩ tiêu cực ngăn cách bạn với tình yêu bản thân.

3. biết ĐIều gì là quan trọng nhất trong hiện tại

Khi phải vật lộn với một quyết định, não bộ của bạn sẽ bắt đầu lấy những thông tin cũ về những gì xảy ra trong quá khứ để áp dụng lên hoàn cảnh hiện tại. Thông thường, đó là những trải nghiệm không mấy dễ chịu và sẽ không mang lại kết quả tốt cho bạn. Thay vì bám víu vào những điều cũ kỹ, những dữ liệu không còn phù hợp từ quá khứ, bạn hãy tự hỏi bản thân: “Điều gì là tốt nhất ở thời điểm này cho tôi, cho tình huống mà tôi đang gặp phải?”, “Tôi nên làm thế nào để được sống đúng với con người thật của tôi?”.

lan tỏa ánh sáng tình yêu trong bạn

Ảnh: Unsplash/Xavier Gonzalez

Những phán xét về bản thân thực chất chỉ là những chiếc mặt nạ mà chúng ta tự đeo cho chính mình. Hãy can đảm nhìn sâu vào bên trong để hiểu được bản chất chân thật và tìm lại sự bình yên vốn có. Bằng cách yêu thương bản thân mỗi ngày, bạn sẽ bắt đầu tái kết nối và khám phá chính mình một lần nữa. Bạn sẽ bao dung và yêu thương cả những điều khiếm khuyết, bất toàn của bản thân.

Mỗi người trong chúng ta đến với cuộc sống này đều có lý do và sứ mệnh riêng. Nếu lý do cho sự tồn tại của bạn chính là tình yêu thì bạn sẽ yêu và lan tỏa tình yêu ấy như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề