Hỉ nộ ai cụ ái ố dục là gì năm 2024

theo những gì đã nêu ở trên, Dục ở đây có hai khuynh hướng : Một chỉ cho thân dục, tức ham muốn về thân thể của người khác phái ; thứ hai là chỉ cho sáu đối tượng bên ngoài, mà ta thường gọi là Lục Trần. Trước hết ta nói về Dục ở người khác phái

1. Sắc Dục Sắc ở đây là nét đẹp ở ngoại hình. Ví dụ như có một cặp mắt long lanh, một nụ cười duyên dáng, một đôi vai thon thon, một đôi má hồng hồng…Sắc đẹp này có khả năng làm tê liệt mọi hoạt động của lí trí, đưa lí trí ra ngoài phạm vi tâm thức để nhường chỗ lại cho một cảm giác thuần tuý bản năng. Như vậy, Sắc Dục là sư ham muốn về nét đẹp bên ngoài của người khác phái.

2. Hình Mạo Dục Hình mạo là dáng dấp bên ngoài. Ví dụ cô ta mặt ốm, cao thấp và các đường nét được phân bổ hợp lí của thân thể chẳng hạn. Có kẻ đến với nhau vì người kia có thân hình khá phì nhiêu giống như mình, hoặc có một đường cong nào đó mà đã làm cho mình nhớ mãi…Đây là Hình Mạo Dục.

3. Oai Nghi Dục Oai nghi ở đây là chỉ cho cử chỉ và động tác của một con người. Và cử chỉ, động tác của người này cỏ khả năng tạo sự chú ý và cuốn hút đối phương thì gọi là Oai nghi dục. Có người có được khuôn mặt rất xinh, thân hình khá hấp dẫn nhưng cách di chuyển thì nặng nề, chậm chạp, mệt mỏi và động tác thì thô tháo, vụt chạc…Chính những điểm bất cập này đã trở lại cướp mất nét đẹp của người ấy.Ngược lái có người không được ưu điểm trên nhưng họ ăn mặc gọn gàng, đi đứng chững chạc…cũng đủ hốt hồn kẻ khác. Đây là ý nghĩa của Oai Nghi Dục.

4. Ngôn Ngữ Âm Thanh Dục Âm thanh của giọng nói cũng là một vũ khí đánh gục kẻ khác phái. Ta cứ tưởng tượng, một người có tướng mạo thật hấp dẫn nhưng giọng nói lại the thé thì ta nghĩ sao về người ấy ? Có rất nhiều người không chết về hình sắc , nhưng lại say đắm về giọng nói của một người. Lại có nhiều người đến với nhau qua đường đây điện thoại, nghĩa là họ đã yêu nhau qua cái âm thanh của giọng nói trước khi yêu hình sắc. Đây là ý nghĩa của Âm Thanh Dục.

5. Tế Hoạt Dục Tế hoạt là sự xúc chạm giữa người nam và người nữ. Sự xúc chạm này có tính say đắm, cuốn hút gọi là Tế Hoạt Dục

6. Nhân Tướng Dục Nhân tướng là tướng toàn diện của một người. Tứng sang, tướng hèn, tướng nghèo đói, tướng cái bang…Tướng này ít nhiều đã biểu hiện nhân phẩm, tính cách của một con người và vì vậy người tinh mắt có thể từ nơi tướng mà nhìn được tính tình bên trong của đối phương. Có nhiều người lấy người khác làm vợ, làm chồng không phải do bảnh trai hay đẹp gái mà chì vì người ấy có tướng rất sang trọng. Đây là ý nghĩa của Nhân Tướng Dục.

Và Lục Dục chỉ cho sáu đối tượng bên ngoài :

1. Nhãn Dục Nhãn là con mắt. Nhãn dục là có sự thích thú của cái nhìn, nghĩa là hình sắc nào làm cho ta yêu thích. Đối tượng của nhãn dục không hạn cuộc nơi người khác phái, nó bao gồm toàn thể đối tượng của cái thấy.

2. Nhĩ Dục Nhĩ dục là ta vướng mắc vào trong các loại âm thanh. Ta không say đẵm vào âm thanh của người khác phái, nhưng ta lại say mê tiếng vỗ của sóng biển, tiếng thông reo của đêm hè…Hôm nào ta không nghe được những thứ tiếng ấy thì ta ăn không ngon ngủ không yên giấc. Đây là ý nghĩa của Nhĩ Dục.

3. Tỷ Dục Tỷ dục là ta đam mê vào một hoặc nhiêu loại mùi vị. Trong cuộc sống, mỗi người đều thích một mùi vị khác nhau.Nghĩa là lòng dục bị kích thích , làm cho ta vướng cào một mùi vị nào đó và bị nó làm cho ta khổ đau gọi là Tỷ Dục.

4. Thiệt Dục Thiệt dục là ta chìm đẵm trong hương vị của các loại thức ăn, nghĩa là mỗi người có sở thích riêng của mình về hương vị của thức ăn, luôn bị hương vị ấy điều khiển, chi phối cuộc sống và hạnh phúc của mình thì gọi là Thiệt Dục.

5. Thân Dục Thân dục ở đây không còn khép lại trong sự xúc chạm giữa hai thân thể nam và nữ, mà mọi đối tượng nào mà khi tiếp xúc với thân làm cho ta thích thú, dễ chịu, chìm đắm gọi là Thân Dục.

6. Ý Dục Đối tượng của Ý, trong Phật giáo gọi là pháp trần. Pháp trần là các hình ảnh hay nói khác hơn là các hình tượng được thu nhận qua các giác quan và trở thành đối tượng của Ý.

Như vậy, vấn đê ở đây là ” Dục ” và ” Tình “. Nếu hai yếu tố dục và tình được loại bỏ thì mọi khổ đau tan vỡ. Sự hạnh phúc và khổ đau của con người đều tuỳ thuộc vào sự vướng mắc ít hay nhiều của Dục và Tình này.Người ta chém giết lẫn nhau, tranh đoạt với nhau, lường gạt nhau là vì cái gì ? Là vì để sở hữu những thứ mình ưa thích, tức thoả mãn dục và tình.

Bạn đã từng nghe qua bốn chữ “hỉ nộ ái ố” nhưng bạn đã thực sự hiểu chính xác nghĩa của bốn chữ này chưa? Nếu vẫn còn đang thắc mắc về ý nghĩa của chúng thì hãy theo dõi trong bài viết bên dưới của Vật phẩm Phật giáo để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm “hỉ nộ ái ố là gì?” nhé!

I. Khái niệm về hỉ nộ ái ố

Hỉ nộ ái ố là cụm từ được sử dụng để chỉ những trạng thái cảm xúc khó kiềm chế của con người, đó là cung bậc cảm xúc mà mỗi người trong đời đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Hỉ nộ ái ố là những xuất phát từ gốc Hán, khi dịch ra tiếng Việt thì chúng có nghĩa là:

  • Hỉ: Chỉ sự hân hoan, vui mừng được thể hiện rõ ra bên ngoài
  • Nộ: Chỉ sự phẫn nộ, nổi nóng, tức giận bất chợt, đôi khi lại tức giận vô lý
  • Ái: Chỉ tình yêu nói chung
  • Ố: Chỉ trạng thái thù hận, căm ghét của con người

Hỉ nộ ái ố và tham, sân, si là những từ ngữ xuất phát từ đạo Phật, chúng được dùng để chỉ những trạng thái cảm xúc, tâm lý của con người. Những trạng thái này thường gây ra tác động rất lớn đối với suy nghĩ và hành động của con người, đôi khi nó khiến chúng ta mất kiểm soát lý trí và kéo theo hậu quả của những hành động sai trái. Do đó, mỗi người cần phải học cách kiểm soát hỉ nộ ái ố của bản thân. Việc làm chủ được những cảm xúc cá nhân có thể sẽ trở thành yếu tố then chốt giúp một người đạt được thành công trong cuộc sống.

Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức Phật giáo liên quan khác:

  • Thiên y là gì? 5 lưu ý chọn hướng Thiên Y theo phong thủy
  • Hướng dẫn chi tiết cách sám hối tại nhà của đạo phật

Hỉ nộ ai cụ ái ố dục là gì năm 2024

Hỉ nộ ái ố là những sắc thái và cung bậc cảm xúc tự nhiên của con người

II. Cách kiểm soát tốt hỉ nộ ái ố

Để có thể kiểm soát hỉ nộ ái ố và cân bằng cảm xúc cá nhân thật tốt, bạn cần lưu ý những điều bên dưới:

1. Không nên quá quan tâm đến tiểu tiết

Bạn nên học cách sống bao dung, hạn chế phàn nàn hay chê trách người khác chỉ vì những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Nên tập cách nhìn mọi thứ một cách tổng quan và bỏ qua những lỗi lầm và tiểu tiết nhỏ.

Sống đơn giản và độ lượng sẽ giúp bạn bớt đi phiền não, không cần phải tốn nhiều thời gian với người khác. Thay vào đó, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, yêu thương và giúp đỡ chính mình cũng như mọi người xung quanh.

2. Tự tin hơn vào bản thân mình

Cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực khiến con người dễ cảm thấy mệt mỏi và mất niềm tìn vào chính bản thân mình. Đây là nguyên nhân dấn đến sự xáo trộn cảm xúc khiến chúng ta không thể tự kiểm soát được hỉ nộ ái ố của chính mình. Đã có không ít trường hợp vì mất tự tin vào bản thân và luôn bị bao vây bởi những suy nghĩ tiêu cực nên dấn đến những buồn vui và hờn giận vô cớ.

Vô tình những điều này khiến bản thân tự cảm thấy áp lực, hơn nữa còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vì vậy, hãy sống và luôn tin vào bản thân mình, chỉ có tự tin thì bạn mới có thể học được cách kiểm soát tốt những cảm xúc của chính mình.

Hỉ nộ ai cụ ái ố dục là gì năm 2024

Tự tin vào bản thân sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tốt những cảm xúc của mình

3. Cố gắng làm việc hết mình

Hãy cố gắng làm việc hết mình và đặt ra mục tiêu riêng cho bản thân để nổ lực tiến lên phía trước. Trong quá trình này, có thể bạn sẽ gặp phải những chỉ trích, phàn nàn hoặc sự không hài lòng từ người khác. Tuy nhiên, bạn phải suy nghĩ lạc quan và tích cực làm việc hết mình để đạt được những thành tích tốt đẹp.

Sự sẵn sàng đương đầu với khó khăn và nỗ lực sẽ khiến người khác dần cảm nhận được năng lượng tích cực của bạn. Nếu gặp thất bại hay sai lầm thì hãy thừa nhận trách nhiệm và cố gắng khắc phục hậu quả đó.

4. Cố gắng tạo niềm vui cho mọi người

Khi bạn giúp đỡ người khác và tạo niềm vui cho họ thì bạn cũng sẽ tự tìm thấy được động lực trong cuộc sống cho bản thân và những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ dần dần biến mất.

5. Sử dụng ngôn từ khéo léo

Việc linh hoạt và khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ sẽ giúp bạn có thể tự điều khiển cảm xúc của chính mình và cảm xúc của những người khác tham gia trong cuộc trò chuyện. Hãy ngừng than vãn và hạn chế sử dụng những từ ngữ mang tính tiêu cực mà thay vào đó nên dùng những ngôn từ động viên, khích lệ dành cho đối phương. Điều này sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc kiểm soát cảm xúc và nhìn nhận đời sống dưới góc nhìn tích cực hơn.

Hỉ nộ ai cụ ái ố dục là gì năm 2024

Khéo léo trong cách sử dụng từ ngữ cũng là cách giúp bạn kiểm soát tốt hỉ nộ ái ố

Bài viết trên đây, Vật phẩm Phật giáo đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về hỉ nộ ái ố và cách kiểm soát chúng tốt hơn. Mong rằng với những thông tin đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nhiều hơn trong cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên vui vẻ và tích cực hơn.

Hỉ nộ ái ố có nghĩa là gì?

Hỷ: Việc vui mừng, hân hoan mừng rỡ thể hiện quá rõ ra bên ngoài. Nộ: Có thể hiểu là sự phẫn nộ, nổi nóng bất chợt, đôi khi là vô lý. Ái: Có thể xem là việc nam nữ yêu nhau một cách quá si mê. Ố: Thể hiện sự căm ghét, thù hận và luôn nhớ về mối thù đó ở trong lòng mà không thể xoa dịu đi.

Hỉ nộ ái ố ái Lậc Đức?

Tức là: Hỉ (niềm vui), nộ (nổi giận), ai (đau buồn), cụ (sợ hãi), ái (yêu thích), ố (chán ghét), dục (lòng mong muốn), bảy cái này đều là những thứ không học mà tự biết.

Tham sân si hỉ nộ ái ố có nghĩa là gì?

Hỉ: Chỉ sự hân hoan, vui mừng được thể hiện rõ ra bên ngoài. Nộ: Chỉ sự phẫn nộ, nổi nóng, tức giận bất chợt, đôi khi lại tức giận vô lý Ái: Chỉ tình yêu nói chung. Ố: Chỉ trạng thái thù hận, căm ghét của con người.

Thật tích lục đục là gì?

Thất tình lục dục là một thuật ngữ trong Phật giáo. Theo đó, thất tình chỉ 7 sắc thái biểu cảm của con người như vui mừng, giận hờn, buồn bã, vui vẻ, ghét, yêu, ham muốn. Còn lục dục là 6 nguyên nhân khiến con người đem lòng yêu mến ai đó.