Hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp

Để vay được vốn trước hết doanh nghiệp nhỏ và vừa [DNNVV] cần phải để ngân hàng xác định được nhu cầu cần vốn thực sự của mình. Tiếp đó, DN cần đưa ra một phương án sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi ích cho khách hàng cũng như nền kinh tế để thuyết phục được ngân hàng.

Vay vốn ngân hàng là nhu cầu cấp thiết của rất nhiều DNNVV [Nguồn ảnh: cafef]

Nút thắt của DNNVV là vấn đề tài sản đảm bảo. Vì tài sản đảm bảo này thường đã được sử dụng rất nhiều và đôi khi cũng đã hết tài sản để đem đi đảm bảo với các khoản vay. Tuy nhiên, 1 số chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng khẳng định: “Ngân hàng vẫn có cách để giải quyết vấn đề này, bởi cái nhắm đến đầu tiên không phải là tài sản đảm bảo mà là việc xác định khách hàng thực sự có nhu cầu vay vốn hay không? Nhu cầu có thực sự phù hợp và đồng vốn có được sử dụng hiệu quả hay không và có đem lại lợi ích cho bản thân khách hàng hay nền kinh tế hay không? Đó là vấn đề đầu tiên mà các ngân hàng đặt ra khi thẩm định các khoản vay”. Vì vậy, để có thể cho vay được DNNVV, ngân hàng và khách hàng phải có sự hiểu biết lẫn nhau.

Có khá nhiều ngân hàng đang tập trung vào phân khúc DNNVV. Điển hình như VPBank - “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” năm 2018 do Tạp chí The Asian Banker bình chọn. Ngoài việc đưa ra chương trình cho vay DNNVV vừa với lãi suất thấp thì điểm sáng của sự sáng tạo trong phân khúc SME của VPBank là sự ra đời của sản phẩm dành riêng cho các DN do phụ nữ làm chủ và sản phẩm “Tài trợ hóa đơn VAT”. “Tài trợ hóa đơn VAT” là sản phẩm tài chính giao thoa giữa hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo và không tài sản đảm bảo, với thủ tục vay vốn được tinh giản tối đa nhằm giúp các doanh nghiệp có thể lo được nguồn vốn nhanh chóng cho những đơn hàng trong ngắn hạn.

Vậy để vay được vốn ngân hàng, DN cần chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ như thế nào? SME Connect sẽ tổng hợp các thông tin cần thiết để DN có thể nắm rõ được vấn đề này.

Doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện gì?

  • Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.

  • Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.

  • Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.

  • Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.

  • Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.

Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm thủ tục gì?

     1. Hồ sơ pháp lý bao gồm:

  • Giấy phép thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

  • Điều lệ công ty.

  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng [nếu có].

  • CMND hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn [Photo].

  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

     2. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp [ít nhất 02 năm gần nhất]:

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

  • Hợp đồng mua hàng, bán hàng…

  • Hợp đồng sử dụng lao động [nếu có].

     3.  Phương án vay vốn:

  • Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

  • Kế hoạch trả nợ ngân hàng.

     4.  Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định:

  • Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.

  • Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, hợp đồng mua bán.

  • Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…

Một số lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp:

Trước khi tiến hành ký kết làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định rõ điều kiện và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần căn cứ vào doanh số, doanh thu hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp để xác định số tiền vay cho hợp lí. Doanh nghiệp chắc chắn đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng theo như đúng dự kiến.

Xác định vốn vay cho doanh nghiệp của mình làm sao thật cân đối. Tránh vay quá nhiều gây tồn dư vốn không sử dụng đến mà vẫn phải chịu lãi từ ngân hàng.

Doanh nghiệp cần chú ý tới thời hạn thay đổi lãi suất.

Mỗi ngân hàng sẽ áp mức lãi suất riêng đối với doanh nghiệp muốn làm hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các ngân hàng này cũng không đáng kể. Khi tiến hành vay vốn, ngân hàng sẽ áp lãi suất khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Càng vay thời hạn dài, lãi suất càng cao.

  • Chọn ngân hàng và dịch vụ

Hiện nay, mức lãi suất giữa các ngân hàng không quá chênh lệch. Doanh nghiệp nên lựa chọn ngân hàng có dịch vụ tốt. Nên chọn ngân hàng thường xuyên có chương trình khuyến mãi, thái độ phục vụ của giao dịch viên nhiệt tình, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt…

“Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” năm 2018 do Tạp chí The Asian Banker bình chọn đang thuộc về VPBank với các gói vay và ưu đãi hấp dẫn. Quý Doanh nghiệp vui lòng gọi hotline 1900 545415 để biết thêm thông tin chi tiết hoặc truy cập //www.vpbank.com.vn/

Trên đây là 1 vài điểm lưu ý để DN có thể thực hiện thủ tục vay vốn dễ dàng và thuận lợi hơn.

Thông tin được tổng hợp bởi SME Connect - Nền tảng kết nối Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài.
  • Cá nhân từ 18 tuổi.
  • Có CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu có hiệu lực
  • Mục đích vay tiền ngân hàng nhằm phục vụ mục đích hợp pháp.

  • Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc], Phó Tổng giám đốc [Phó Giám đốc] của ngân hàng.
  • Người có nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm.
  • Đối với khách hàng có khoản nợ xấu từ các ngân hàng hoặc điểm tín dụng thấp, ngân hàng hoàn toàn có thể từ chối cho vay.

Video liên quan

Chủ Đề