Hướng dẫn bật thước in proshow

Khi làm video bằng Proshow Prodcuer, chắc hẳn sẽ không ít bạn đã từng gặp trường hợp vô tình kéo thanh slide list ra khỏi vị trí ban đầu. Hoặc có bạn kéo folder list, file list ra khỏi vị trí mặc định. Khi đó, nhiều bạn sẽ nghĩ rằng phần mềm của mình bị lỗi. Hoặc có bạn không biết làm thế nào để kéo các thanh đó về vị trí ban đầu. Vậy trong trường hợp này, làm thế nào để khôi phục giao diện mặc định cho Proshow Producer? Công việc này rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể khôi phục thanh slide list hay bất kỳ box nào của phần mềm về vị trí mặc định.

Nội dung chính của bài viết

  • Cách khôi phục giao diện mặc định cho Proshow Producer
    • Cách 01: Kéo thủ công về vị trí ban đầu
    • Cách 02: Khôi phục giao diện mặc định cho Proshow Producer bằng lệnh
  • Video hướng dẫn cách khôi phục giao diện mặc định cho Proshow Producer

Cách khôi phục giao diện mặc định cho Proshow Producer

Cách 01: Kéo thủ công về vị trí ban đầu

Chắc chắn đây là một giải pháp được nhiều bạn áp dụng đầu tiên. Tuy nhiên sẽ có ít bạn có thể kéo các thanh về đúng vị trí ban đầu. Và đa số các bạn sẽ gặp trường hợp kích thước của các box này thay đổi, không đặt lại các thanh về đúng vị trí ban đầu. Xét về mặt hiệu quả, cách này hiệu quả chưa cao, khó khôi phục về giao diện gốc.

Cách 02: Khôi phục giao diện mặc định cho Proshow Producer bằng lệnh

Đây là cách dễ làm nhất, khôi phục về đúng giao diện ban đầu của phần mềm. Bằng cách này, bạn chỉ cần một click chuột, tất cả các box của phần mềm sẽ về đúng vị trí ban đầu. Các bước khôi phục giao diện mặc định bạn làm như sau:

Từ menu của phần mềm, bạn click chọn Window. Tiếp đến bạn chọn Default Window Layout. Chỉ với thao tác như vậy, bạn đã khôi phục hoàn toàn giao diện về chế độ mặc định của phần mềm

Hướng dẫn bật thước in proshow
Từ giao diện của phần mềm, bạn chỉ cần click chuột vào menu Window, chọn Default Window Layout. Thao tác rất đơn giản, cách này áp dụng cho mọi phiên bản Proshow. Trong ảnh giao diện của Đỗ Bảo Nam Blog đã có sự thay đổi, chỉ với một click chuột như trên, mình đã khôi phục lại giao diện về trạng thái ban đầu thành công.

Video hướng dẫn cách khôi phục giao diện mặc định cho Proshow Producer

Ngoài hướng dẫn ở trên, Đỗ Bảo Nam Blog cũng đã chuẩn bị sẵn một video hướng dẫn ngắn gọn. Bạn có thể tham khảo trực tiếp các thao tác mình thực hiện trong video dưới đây. Chỉ cần một thao tác đơn giản, bạn có thể khôi phục được tất cả các box như folder list, file list, slide list… trở về đúng vị trí ban đầu.

Phần mềm ProShow Producer 6 là  phần mềm Tạo show trình diễn ảnh (slide show), Photo Album với hơn 280 hiệu ứng đẹp, tạo Web Show, những đoạn phim để chia sẻ cho bạn bè.

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn làm slide show ảnh, tạo video trên Proshow Producer phiên bản 6.xx (các phiên bản khác làm tương tự).

I. Giới thiệu tổng Quan về giao điện phần mềm ProShow Producer

  1. Tab menu gồm: File, Edit, Show, Slide, Audio, Tools, Windows….
  2. Tab icon gồm: New, Open, Save, Winzard, Add Blank, Add title, Import…
  3. Folder List: Khu vực này hiển thị key thư mục trên máy tính của bạn, nơi bạn có thể tìm đến thư mục chứa ảnh, audio… các công cụ cần thiết có trong video. (Lưu ý: không nên để tên thư mục, đường dẫn là Tiếng Việt có dấu vì rất dễ bị lỗi và không hiển thị được hình ảnh)
  4. File List: Hiển thị hình ảnh, nhạc có trong Folder đã chọn trong phần Folder List. Nó như kiểu hiển thị ảnh Thumbnail để xem trước.
  5. Cửa sổ PreView: Cho phép xem trước Video trong lúc biên tập.
  6. Các Slide: Kéo thả hình ảnh, Video clip từ Folder List ở phía trên vào các ô này để chỉnh sửa và xuất ra Video hoàn chỉnh.
  7. Soundtrack: Tại đây bạn có thể kéo thả nhạc nền cho Video clip.
Giao diện chính của phần mềm theo các mục nêu trên:

Hướng dẫn bật thước in proshow

II. Hướng dẫn làm video (Đang cập nhật)

III. Hướng dẫn tạo slide ảnh

- Truy cập đến thư mục chứa các hình ảnh mà bạn muốn cho vào cuốn phim của mình trong mục Folders. Dùng chuột, click và kéo ảnh sang bên phải ( Phần có chữ "Drop photo or Video here ).

Số lượng ảnh bạn muốn làm nên để <200 cái, không nên nhiều quá dể treo máy

- Chỉ định thời gian ảnh chạy (tức là thời gian ảnh hiện lên cho bạn nhìn thấy) và thời gian để hiệu ứng chuyển động (từ ảnh này đến ảnh khác) thường tính bẳng giây.

Như hình ảnh trên, bạn thấy ảnh 1 mình để thời gian chạy ảnh là 15 giây thời gian hiệu ứng chuyển động là 10 giây, ảnh 2 là 18 giây và 10 giây.(Những mốc thời gian có thể đặt tùy ý).

- Chọn hiệu ứng cho hình ảnh chuyển động từ ảnh này sang ảnh khác.

Mặc định của chương trình bạn sẽ nhìn thấy hai chữ AB liền nhau.. Đây là hiệu ứng Crossfade - Linear

mặc định của chương trình. Để thay đổi hiệu ứng mặc định bằng các hiệu ứng khác chỉ cần kích chuột vào chữ AB khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Choose Transition (với 281 hiệu ứng thích cái nào thì chỉ cần click chuột vào) như hình :

- Chọn nhạc cho đoạn phim.

Để chèn nhạc vào đoạn phim, cũng làm tương tự như kéo ảnh. Browser đến nơi có bản nhạc yêu thích (hỗ trợ MP3, Wma, Wav,) kéo bản nhạc vào dòng chữ " Drop Background songs here ".
Nếu thời gian chuyển động ảnh và thời gian chạy hiệu ứng lớn hơn thời gian của bài hát thì có thể chỉnh lại sao cho chiều dài của đoạn đúng bằng thời gian bài hát.

Nếu đoạn phim dài thì có thể thêm bài hát khác vào tiếp sau bài hát trước.

-Bước tiếp là hiệu chỉnh riêng cho từng tấm hình

Để áp dụng hiệu chỉnh cho từng bức hình, có thể nhấp đúp chuột vào tấm hình hoặc nhấn chuột phải, chọn Slide Options sẽ hiện ra bảng này
Phần Slide Options gồm 5 mục dùng để chỉnh sửa hoặc thêm hiệu ứng cho bức ảnh.

+ Mục Image/ Video : cho phép thêm hình ảnh, video vào cùng với bức hình, có thể xếp trên hoặc dưới bức hình (tối đa 100 file image or video). Ngoài ra còn hiển thị thông tin về bức ảnh (dung lượng, kích cỡ, độ phân giải), và cho phép thay đổi cách hiển thị bức hình (fit to frame, fill frame..)

+ Mục Adjustments : Chỉnh độ sáng, màu sắc, độ tương phản của búc ảnh

+ Mục Motion Effects : Hiệu chỉnh cách chuyển động của bức ảnh trong quá trình chuyển động (ví dụ: vừa nhỏ dần vừa xoay ảnh, thu ảnh nhỏ dần...)
Cần chú ý 4 mốc là:

Starting Postition: Thiết lập lúc bắt đầu hiệu ứng chuyển động

Ending Postition: Thiết lập lúc kết thúc hiệu ứng chuyển động

motion Timing : Thiết lập thời gian bắt đàu chuyển động và thời gian dừng chuyển động (tính bằng giây)

Còn phần Motion : chọn kiểu chuyển động (Smooth (nhẹ nhàng,) Linear (theo đường), Accelerate (nhanh dần), Decelerate (chậm dần) ).