Hướng dẫn trò chơi dân gian đánh cù

Home » Trò Chơi Dân Gian » Hướng dẫn chơi Đánh quay

| 27 Tháng Tám, 2021 |

Hướng dẫn trò chơi dân gian đánh cù

Bài viết Hướng dẫn chơi Đánh quay thuộc chủ đề về game đang được rất nhiều bạn lưu tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Happymobile.vn tìm hiểu Hướng dẫn chơi Đánh quay trong bài viết hôm nay nha !
Các bạn đang xem bài viết : “Hướng dẫn chơi Đánh quay”

Không gian chơi

Trò chơi quay cần được tổ chức tại nơi có mặt sân bằng phẳng, sạch sẽ, không gian rộng rãi thoáng đãng như sân trường, sân chơi…

Số lượng người chơi

Trò chơi đánh quay thường chơi theo các cá nhân với nhau, số lượng từ 3 – 5 người cùng thi đấu. Trò chơi này cần yếu tố sức khỏe và khéo léo, phù hợp với các bé trai.

Dụng cụ chơi

Để chơi được trò Đánh quay, mỗi người chơi cần chuẩn bị các dụng cụ chơi riêng của  mình bao gồm:

– Con quay: thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt sừng súc vật. Con quay có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây.

Hướng dẫn trò chơi dân gian đánh cù

+ Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê.

+ Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay ở phía nhỏ hơn của nó. Ở một vài dân tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. mặt khác bi sắt loại nhỏ cũng khả năng dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi

+ Mấu để quấn dây của cù dái dê thường ở đầu có đinh còn của cù chuối lại ở đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy ý thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn khả năng được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt.

– Dây quay: dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp…) để khả năng dùng dài lâu; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay.

Các câu hỏi về Hướng dẫn chơi Đánh quay

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Hướng dẫn chơi Đánh quay hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha

Các Hình Ảnh Về Hướng dẫn chơi Đánh quay

Hướng dẫn trò chơi dân gian đánh cù

Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Hướng #dẫn #chơi #Đánh #quay

Tra cứu thông tin về Hướng dẫn chơi Đánh quay tại WikiPedia

Bạn khả năng xem thêm nội dung chi tiết về Hướng dẫn chơi Đánh quay từ web Wikipedia tiếng Việt.◄

Tham Gia Cộng Đồng Công Nghệ

💝 Các Dự Án BĐS Tại: https://happymobile.vn/

💝 Xem Thêm Trò chơi dân gian tại : https://happymobile.vn/game/tro-choi-dan-gian/

Related Posts

About The Author

admin

Chào cả nhà, mình là Mỹ Chi. Mỹ Chi rất vui khi có thể góp 1 phần kiến thức cho cả nhà. Nếu thấy hay, Like & Share ủng hộ Chi nhé <3

Chiếc cù của trẻ em trai người Mông được làm từ loại gỗ cứng, đẽo tròn, đầu dưới thu nhỏ dần thành nhọn, đầu trên môm xôi như quả chanh cắt lát hay dạng bán cầu. Chiếc cù của trẻ em trai người Dao cũng làm từ gỗ cứng, đẽo tròn, đầu dưới cũng thu dần thành nhọn, đầu trên thắt thành vai và để nhỏ một đoạn ngắn 2cm như chiếc nắp tích pha trà để làm nơi quấn dây.
 

Hướng dẫn trò chơi dân gian đánh cù
Đánh cù là trò chơi dân gian quen thuộc của người dân tộc Tày - Thái.

Chiếc cù của trẻ em trai nhóm ngôn ngữ Tày - Thái ở Yên Bái gồm (Tày, Nùng, Thái, Cao Lan, Giáy) cũng được làm từ thân gỗ cứng nhưng lại có đặc điểm hình dạng phổ biến như hình nắp ấm tích pha trà lộn ngược, nơi quấn dây từ dưới lên như kiểu quấn cù của trẻ em người Mông.

Khi chơi đánh cù, khu đất được chọn phải bằng phẳng. Trẻ em thường dùng dây mềm như vải, dây sợi bông, dây sợi gai, dây sợi đay… khá chắc (riêng dây quấn cù của trẻ em người Mông có buộc thêm một đoạn cây cứng có đường kính khoảng 1,5 cm, dài 35 đến 40 cm), tùy từng loại cù, trẻ em quấn vào phần trên hay phần dưới của chiếc cù sau đó văng mạnh xuống vị trí đất đã định. Khi văng cù, dây được đồng thời kéo mạnh ngược trở lại, tạo lực cho cù quay tít dưới mặt đất.

Thông thường, chơi cù là một trò chơi tập thể, trẻ em trai phân ra làm hai nhóm, mỗi nhóm từ 1 đến 2 người hoặc nhiều hơn nhưng không quá 04 người mỗi bên.

Hướng dẫn trò chơi dân gian đánh cù
Chơi cù là một trò chơi tập thể, trẻ em trai phân ra làm hai nhóm, mỗi nhóm từ 1 đến 2 người hoặc nhiều hơn nhưng không quá 04 người mỗi bên.

Trước khi vào cuộc chơi, hai bên cùng đồng thời văng mạnh cù của mình xuống đất để chọn bên thắng bên thua; bên thua cù quay dừng trước cù của đối phương. Khi chọn được bên thua thì bên thua phải văng cù của mình xuống cho bên thắng bắt đầu đánh cù, rồi lần lượt bên thua cho cù mình quay trước để từng người bên nhóm thắng dùng cù của mình văng đập chiếc cù đang quay của đối phương dưới đất, nếu cù của người nào dừng quay trước thì cù của người đó thua, và cứ như vậy lần lượt hết số người trong nhóm nếu thắng được đối phương thì đảo lại cho nhóm thứ nhất xuống cù trước, mà nếu nhóm thứ hai vẫn tiếp tục thua thì vẫn phải xuống trước cho đối phương tiếp tục đánh.

Có thể nói, trò chơi dân gian đánh cù yêu cầu trước tiên người chơi phải có sức khỏe, tinh mắt và phải tính toán nhanh chuẩn xác mới đánh trúng cù đang quay di chuyển vị trí liên tục của đối phương dưới mặt đất. Mặc dù trò chơi dân gian trên có chứa đựng những yếu tố giao thoa giữa nhiều các dân tộc khác nhau nhưng trò chơi đánh cù của trẻ em trai các dân tộc miền Tây- Yên Bái có đậm chất thể thao hơn và phản ánh tính sinh hoạt của cộng đồng. Trò chơi dân gian đánh cù này nay đang mai một, rất cần vận động duy trì và phát huy nhất là ở các địa điểm du lịch như Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải... để du khách được tham gia trải nghiệm khá thú vị về môn thể thao này tại nơi vùng cao vùng người Mông Yên Bái.

Theo thegioidisan.vn