Kế hoạch dạy học trực tiếp trường mầm non

  • Ngày ban hành: [03/09/2021]

  • Ngày ban hành: [06/08/2021]

  • Ngày ban hành: [06/08/2021]

  • Ngày ban hành: [10/04/2020]

  • Ngày ban hành: [09/04/2020]

  • Ngày ban hành: [15/03/2020]

  • Ngày ban hành: [01/03/2020]

  • Ngày ban hành: [16/02/2020]

       Năm học 2021-2022 là năm học đặc biệt, các trường học trong cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, làm thay đổi nhiều hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đòi hỏi các nhà trường phải có các giải pháp phù hợp, chuyển trạng thái hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp với trạng thái bình thường mới. Từ đầu năm học đến nay, trường  mầm non Trực Thắng vẫn duy trì tốt tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại trường thích ứng với diễn biến của dịch COVID-19 và đảm bảo an toàn cho trẻ.

       Thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non. Nhà trường thành lập Ban thường trực phòng chống dịch bệnh Covid-19, thường xuyên theo dõi diễn biến của dịch, bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp để có sự điều chỉnh phù hợp theo từng thời điểm; chủ động phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập và lây lan của dịch COVID-19 trong nhà trường, đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên; chuẩn bị tốt nhất các điều kện cơ sở vật chất, phương tiện, vật tư, nhân lực sẵn sàng ứng phó trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh; đồng thời hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022.

      Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 hoặc nghi nhiễm Covid-19 trong nhà trường; phối hợp với y tế địa phương tổ chức diễn tập xử trí tình huống xuất hiện ca bệnh trong nhà trường; chủ động bố trí phòng cách ly tạm thời tại 02 khu đảm bảo theo đúng hướng dẫn của y tế;

       Thường xuyên phối hợp vơí chính quyền, y tế địa phương và gia đình học sinh để nắm bắt tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Huy động các nguồn lực xã hội, vận động cha mẹ học sinh cùng nhà trường phối hợp với ngành y tế tổ chức xét nghiệm định kỳ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhằm đánh giá nguy cơ dịch bệnh trong và ngoài nhà trường; kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong trường học, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

       Thực hiện tốt việc theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ em trước khi đến trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình sức khỏe cán bộ, giáo viên và nhân viên và trẻ em trên ứng dụng “An toàn Covd-19” 2 lần/tuần.

      Chỉ đạo nhân viên y tế và giáo viên các lớp chủ động hàng ngày thực hiện việc theo dõi sĩ số trẻ đến lớp và diễn biến về tình sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên tất cả các trường hợp có hiện tượng bị sốt đều phải nghỉ học, nghỉ làm việc đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Phối hợp với ngành y tế  tổ chức tiêm vắc xin cho giáo viên, nhân viên của đơn vị theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Chủ động tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực để tăng cường các trang thiết bị phòng, chống dịch.

       Đối với việc thực hiện các hoạt động chuyên môn

      Phát động và triển khai thực hiện tốt phong trào “Ngành Giáo dục và Đào tạo Nam Định chung tay đẩy lùi dịch, bệnh COVID- 19, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021- 2022; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kế hoạch ứng phó với dịch bệnh của nhà trường để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng cha mẹ học sinh đồng lòng, quyết tâm triển khai thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường.

      Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ linh hoạt, phù hợp, thích ứng với tình hình dịch COVID-19.

      Tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng

     Nhà trường tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn thường xuyên rà soát, kiểm tra phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

     Lựa chọn và kí hợp đồng thực phẩm với các cơ sở cung ứng thực phẩm đảm bảo yêu cầu quy định; xây dựng thực đơn dinh dưỡng tăng rau xanh và trái cây, bổ sung nhóm vitamin C vào  thực  đơn tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chất lượng bữa ăn, năng lượng phân phối cho các bữa ăn, tỉ lệ, cơ cấu các chất cung cấp năng lượng đảm bảo theo quy định tại Chương trình giáo dục mầm non. Tuân thủ các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên nuôi dưỡng đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, trang phục và thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; thực hiện quy trình kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định.

    Đối với hoạt động tổ chức ăn tại nhóm, lớp: 100% các nhóm lớp linh hoạt chuyển từ hình thức cho trẻ ăn tập trung tại nhà đa năng sang hình thức tổ chức ăn tại nhóm lớp; tăng cường tổ chức hình thức nhóm nhỏ hoặc ăn theo suất bằng khay để đảm bảo an toàn cho trẻ; sắp xếp bàn ăn đảm bảo khoảng cách tối đa phù hợp với diện tích nhóm, lớp. Giáo viên thực hiện đeo khẩu trang, mặc trang phục theo quy định trong quá trình tổ chức ăn cho trẻ tại nhóm, lớp.

    Đối với việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ:  Rà soát, mua sắm bổ sung, đảm bảo có đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà, sắp xếp vị trí ngủ đảm bảo độ giãn cách, đặc biệt giáo viên cần trực, theo dõi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt giờ ngủ.

    Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt hình thành nền nếp rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn, khi tay bẩn; sát khuẩn tay trước khi vào lớp, chuẩn bị ra về và khi cần thiết.

    Đảm bảo đầy đủ xà phòng rửa tay tại khu vực vệ sinh của trẻ; phân luồng thành nhóm nhỏ, hướng dẫn trẻ giữ khoảng cách trong quá trình đi vệ sinh, rửa tay.

     Nhà trường phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để quản lý, theo dõi, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt giờ ăn, giờ ngủ của trẻ.

       Tổ chức hoạt động giáo dục

      Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt ứng phó diễn biến dịch bệnh COVID-19. Tận dụng thời gian khi dịch bệnh đang được kiểm soát, trẻ đến trường học trực tiếp, lựa chọn các mục tiêu, nội dung giáo dục cốt lõi, ưu tiên tổ chức các hoạt động giúp trẻ có kiến thức, kĩ năng cần thiết theo độ tuổi, đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non. Riêng đối với trẻ 5 tuổi, ưu tiên tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ đạt những kiến thức, kỹ năng cần thiết như kỹ năng học đọc, học viết, kỹ năng tự phục vụ..., đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục mầm non khi kết thúc năm học, sẵn sàng vào học lớp 1 với mục tiêu thay đổi hình thức linh hoạt với điều kiện dịch bệnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, chương trình giáo dục mầm non theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:

     - Hoạt động đón, trả trẻ: Chuyển từ hình thức đón, trả trẻ tại lớp học sang hình thức đón, trả trẻ tại cổng trường, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào trường; phân luồng giờ đón, trả trẻ theo khối lớp. Không nhận trẻ có biểu hiện như: sốt, ho, mệt mỏi….vào trường; hằng ngày nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ trước khi đến trường báo cáo về Ban thường trực của trường trước 7h30.

     - Hoạt động thể dục buổi sáng: Chuyển từ hình thức tập trung tại sân trường sang hình thức tại lớp học. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thống nhất bài thể dục buổi sáng theo chủ đề, giám sát việc tổ chức thực hiện của giáo viên.

     - Hoạt động học, hoạt động chơi các góc: Tăng cường tổ chức theo hình thức nhóm nhỏ, cá nhân; lựa chọn hình thức sắp xếp vị trí chỗ ngồi của trẻ đảm bảo tối đa khoảng cách theo các nhóm từ 2-3 trẻ/nhóm và cá nhân; động viên, khuyến khích trẻ luân phiên tham gia hoạt động tại các góc.

     - Hoạt động ngoài trời: Ban giám hiệu nhà trường xây dựng lịch hoạt động ngoài trời cho trẻ đảm bảo độ giãn cách và hạn chế tối đa việc giao lưu giữa các nhóm, lớp.

     - Giáo viên, nhân viên nhóm, lớp thành lập các nhóm zalo, Facebook của nhóm, lớp thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, phối hợp với phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

     - Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn của tổ đảm bảo theo quy định, linh hoạt với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến qua phần mềm Zoom phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19.

    - Nhà trường thành lập tổ thẩm định kho dữ liệu trực tuyến dùng chung của nhà trường xây dựng kịch bản, thẩm định nội dung, quay video phối hợp, hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại nhà, đảm bảo trẻ đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi theo độ tuổi như: hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch, hướng dẫn một số trò chơi phát triển vận động, các kỹ năng tự phục vụ, một số hoạt động giáo dục các lĩnh vực phát triển, viết bài tuyên truyền ...trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp đăng tải lên cổng thông tin điện tử của nhà trường, lên các nhóm zalo của lớp... để kết hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.

      Triển khai tập huấn xử lý các tình huống khi xảy ra dịch trong nhà trường tới toàn cán bộ, giáo viên và nhân viên ...sẵn sàng và chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

      Với biện pháp triển khai kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, đến nay chưa có ca F0 là cán bộ, giáo viên, nhân viên xuất hiện trong nhà trường. Kết thúc học kì I, năm học 2021-2022, các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được đảm bảo theo đúng kế hoạch.

     Ngày 14 tháng 02 năm 2022, rất vinh dự cho cô và trò nhà trường được đón đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Ngô Thị Minh làm Trưởng đoàn tới thăm và kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp tại đơn vị. Qua kiểm tra, đoàn đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp xã, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của nhà trường trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch Covd-19 an toàn, hiệu quả.

     Với những kết quả như trên, Ban giám hiệu nhà trường, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Trực Thắng tiếp tục nỗ lực, nêu cao tình thần trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022./.

Video liên quan

Chủ Đề