Khoan giếng là gì trên Facebook

Khoan giếng là lĩnh vực nghe có vẻ đơn giản, nhưng để có cách khoan giếng sâu thì đã không còn là chuyện biết làm hay không nữa mà là bạn có kỹ thuật hay không. Nếu bạn là người “chuyên nghiệp” thì hãy cùng bài viết củng cố lại kỹ thuật của mình, còn nếu bạn là người “ngoại đạo” thì hãy đọc để biết và hiểu hơn về lĩnh vực này, giống như trau dồi thêm một loại thông tin, một loại kiến thức.

Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ mong muốn thông qua bài viết này, thông tin “kỹ thuật khoan giếng sâu” được truyền tải đủ ý nhất đến bạn đọc. Dưới đây sẽ bàn về kỹ thuật khoan giếng, đào giếng sâu âm bộng giếng, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm.

Phạm vi ảnh hưởng khi thực hiện cách khoan giếng sâu

+ Khoan giếng có đường kính 60mm để phục vụ cấp nước sinh hoạt, khoảng cách giữa 2 giếng là 200m, đồng thời, giếng phải cách nhà vệ sinh tối thiểu là 10m.

+ Đối với giếng khoan cũng có đường kính 60mm nhưng mục đích sử dụng để tưới ruộng thì khoảng cách giữa 2 giếng là 350m. 

+ Tuyệt đối không nên bơm đồng thời các giếng nếu chúng nằm liền kề nhau. Đặc biệt lưu ý, khoảng cách tối thiểu từ giếng khoan chống hạn cho cây trồng đến giếng cấp nước sinh hoạt là 600m.

+ Lời khuyên cho bạn là nên chọn vị trí các giếng khoan ở vùng thấp và có tầng chứa nước dày.

Hướng dẫn thi công cách khoan giếng sâu

Giếng khoan được sử dụng khai thác nước nằm bên trong lòng đấy để phục vụ cho 30 hộ gia đình trở lên hoặc để tưới ruộng cứu lúa khoảng 3ha trở lên và chỉ cho phép khai thác nước có lưu lượng nhỏ hơn 20m3/ngày đêm. 

Nên chọn đơn vị, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, có chuyên môn địa chất thủy văn và có kinh nghiệm khoan giếng. Trước tiên, bạn cần nắm được những bước thi công để có thể dễ dàng nhận biết nhiều được đâu là nơi đáng tin cây, là nơi có cách khoan giếng sâu hiệu quả nhất.

Phương pháp khoan có 3 phương pháp để bạn lựa chọn là phương pháp khoan xoay dùng dung dịch đất sét, phương pháp khoan xoay dùng ống chống và phương pháp đóng giếng. Mỗi phương pháp sẽ có được các ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về từng phương pháp thông qua những bài viết chi tiết khác. 

Khoan và lắp đặt giếng
 

+ Bước 1: trước khi khoan giếng cần lựa chọn các điều kiện địa chất thủy văn tại vị trí khoan, kết cấu giếng có đường kính không quá 60mm và lựa chọn phương pháp khoan. Cần đặt giếng cách nguồn ô nhiễm tối thiểu 10m.

+ Bước 2: sau khi khoan thì cần phải kết cấu giếng gồm ống chống, ống lọc và ống lắng. Khi hoàn thành lắp đặt, cần cách ly giếng để khỏi bị nhiễm bẩn từ bề mặt đất xuống các tầng ngầm nước không dùng đến. Cách để cách ly là chèn xung quanh bên ngoài ống vách giếng lớp đất sét, quanh miệng giếng và bệ giếng bằng bê tông để nước bẩn không thấm vào giếng.

+ Bước 3: bơm súc rửa giếng, cụ thể là bơm hút nước từ trong giếng ra ngoài khoảng 2 giờ cho đến khi thấy nước trong, không màu, không có mùi lạ. Nếu nước phèn có mùi tanh, màu vàng thì đó là nước đã bị nhiễm sắt, cách xử lý là dùng bể lọc phèn để xử lý hoặc lọc phèn theo phương pháp truyền thống. Trường hợp, nếu khoan giếng xong mà không thấy có nước thì không kết cấu giếng mà tiến hành lấp hố khoan.

Loại hình cấp nước chống hạn
 

Chúng ta cần căn cứ vào điều kiện nguồn nước ngầm của từng vùng nắng hạn và khả năng hạ thấp mực nước trong đất để có thể lựa chọn 1 trong 2 loại hình khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt là:

+ Giếng khoan.

+ Đào sâu thêm và âm bộng giếng đào.

=> Tham khảo thêm: 6 Cách gia cố móng nhà cũ chuẩn và Đơn Giản

Trên đây là thông tin về cách khoan giếng sâu để những ai có nhu cầu tìm hiểu cũng nắm được rõ hơn. Mục đích của bài viết này là Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ muốn những ai “ngoại đạo” có thể nắm kỹ hơn để “dễ bề” theo dõi và giám sát công trình khoan giếng của mình, đảm bảo độ chất lượng cho công trình. Những thắc mắc liên quan đến khoan cọc nhồi hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Bà Ngọc Hà [ngụ TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom] trình bày, ngoài sử dụng nguồn nước máy sẵn có, hiện gia đình bà có nhu cầu khoan giếng để phục vụ cho việc sinh hoạt. Vậy gia đình bà có cần xin phép UBND thị trấn về việc khoan giếng hay không?

Còn ông Bảy Kiện [ngụ xã Xuân Hòa, H.Xuân Lộc] thắc mắc: “Trước nhu cầu nước tưới cho cây trồng của người dân địa phương, gia đình ông sắm dàn máy khoan đi khoan giếng thuê cho các hộ nông dân trong vùng. Ông có phải đăng ký với chính quyền địa phương về hoạt động khoan giếng. Nếu không đăng ký có vi phạm gì không?”.

Điều 22, Nghị định 36 quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-500 ngàn đồng đối với một trong các hành vi: không thông báo, báo cáo kết quả trám lấp giếng không sử dụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng [cho từng giếng] đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

Luật sư Lưu Hồng Khanh [Đoàn Luật sư tỉnh] cho hay, việc khoan giếng để phục vụ cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất ở những vùng nông thôn và khu dân cư khi chưa có hệ thống nước sạch sinh hoạt, hồ đập phục vụ cho tưới tiêu là khá phổ biến. Tuy nhiên, việc khoan giếng nhằm mục đích gì cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn nước ngầm, sử dụng nguồn nước ngầm tiết kiệm, hợp lý, chính đáng.

Để người dân không vi phạm các quy định trong việc khoan giếng, luật sư Khanh cho biết thêm, căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 44 [Luật Tài nguyên nước năm 2012] và Điểm a, b, Khoản 2, Điều 16 [Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27-11-2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước năm 2012] thì  khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô từ 10m3/ngày đêm trở lên thì người dân phải xin cấp phép. Trường hợp khai thác nước không phải xin phép, không phải đăng ký: khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10m3/ngày đêm [với điều kiện ở các vùng mà mực nước không bị suy giảm].

Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30-5-2014 của Bộ TN-MT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước quy định, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm: khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm 3 năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép. Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra. Khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu. Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng...

* Xử phạt nặng hành vi khoan giếng trái phép

Để xử lý hành vi khoan giếng trái phép, Nghị định 36/2020/NĐ-CP [Nghị định 36] ngày 24-3-2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:  phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-500 ngàn đồng đối với hành vi thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.

Ngoài ra, Nghị định 36 còn quy định phạt tiền đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép. Cụ thể như sau: phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 1 giếng khoan; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 2 giếng khoan; phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm từ 5 giếng khoan trở lên...

Nghị định 36 cũng quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép như: khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 30m3/ngày đêm đến dưới 50m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng trên 0,1m3/giây đến dưới 0,2 m3/giây; khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng trên 100m3/ngày đêm đến dưới 1 ngàn m3/ngày đêm.

Theo luật sư Khanh, Nghị định 36 còn quy định, hành vi vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất như sau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-500 ngàn đồng đối với hành vi thi công khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp phải đăng ký mà không thực hiện đăng ký theo quy định.

“Do đó, người dân có nhu cầu khoan giếng và hành nghề khoan giếng phải nắm rõ các quy định trên để tránh bị phạt nặng hoặc làm ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, làm cho nguồn nước ngầm cạn kiệt, sử dụng nguồn nước ngầm lãng phí” - luật sư Khanh cho biết.

Chủ Đề