Làm sao để gà không bay

Những nguyên nhân gây cắn mổ nhau trong đàn gà, lưu ý và những biện pháp hạn chế

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng gà cắn mổ nhau trong chuồng

1. Trong một nhóm gà sẽ thiết lập sự phân cấp (dù nhóm chỉ có 2 con).

1.1 Con gà mạnh nhất sẽ đưa ra luật lệ cho những con khác trong nhóm tuân theo, điều này là cần thiết để giữ sự cân bằng của một nhóm gà. Ví dụ: con gà đầu đàn không chấp nhận con gà khác ăn gần nó, nó sẽ đẻ quả trứng đầu tiên trong ổ,…

1.2 Đối với trường hợp này thì chúng ta không cần phải can thiệp, chỉ cần quan sát và đảm bảo rằng mọi chuyện không đi quá xa. Vì thường cắn nhau vì nguyên nhân này không gây ra tổn thương.

2. Sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc điều kiện môi trường kém cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng gà cắn mổ nhau. Những tổn thương gây ra có thể nghiêm trọng, vậy nên điều chỉnh điều kiện sống và chế độ ăn cho gà là điều cần thiết.

Những lưu ý khác và biện pháp hạn chế cắn mổ:

1. Gà sẽ trở nên lo lắng hơn khi trong chuồng có nhiều ánh sáng, đây cũng là điều cần lưu ý trong quản lí, chăm sóc.

2. Thiếu hụt khoáng, vitamin hoặc đột ngột thay đổi thức ăn, chế độ ăn, môi trường sống không thích hợp (số lượng tổ, người chăm sóc, máng nước, gà trống) cũng là những yếu tố cần được lưu ý.

3. Thông thường gà sẽ bị thu hút bởi màu đỏ, vậy nên bất kì tổn thương có máu nào cũng sẽ làm tăng nguy cơ cắn mổ trong đàn.

4. Một trường hơp rất phổ biến là gà mái cắn mổ lỗ huyệt lẫn nhau, điều này gây tổn thương cơ quan sinh dục, nghiêm trọng hơn là gây mất máu, có thể dẫn đến chết hoặc làm gà ngừng đẻ trong một thời gian. Trong những trường hợp như vậy ta cần cách ly con gà bị thương để nuôi riêng, chăm sóc và có thể thời gian để gà hồi phục cũng như tránh những tổn thương ngoài mong muốn.

=> Kiểu rối loạn hành vi này phải được phát hiện để khắc phục vì hậu quả nặng nề từ cắn mổ nhau có thể dẫn đến cái chết.

Bình chọn cho nội dung này: 5 4 3 2 1

 Trang website này sử dụng cookie cần thiết cho hoạt động đúng và để tạo điều kiện cho việc điều hướng của bạn. Bạn sẽ tìm thấy thêm thông tin về cookie, cách chúng tôi sử dụng chúng và cách bạn có thể kiểm soát việc sử dụng chúng bằng cách nhấp vào liên kết sau: Cookies. Bằng cách tiếp tục truy cập vào trang website này, bạn đồng ý rằng chúng tôi sử dụng cookie, như được chỉ định trong chính sách của chúng tôi.

Accept

Nếu đã từng bị lũ gà thả rông vào phá sân vườn, bạn sẽ biết là chỉ thoáng chốc là chúng đã gây thiệt hại như thế nào. Nhưng đừng lo, có vài cách mà bạn có thể làm để ngăn lũ gà vào vườn giẫm đạp, bới, mổ và phá phách khắp nơi.

  1. 1

    Xịt nước vào gà. Khi thấy lũ gà đi lang thang trong vườn nhà mình, bạn hãy dùng vòi tưới vườn xịt nước nhanh vào chúng. Xịt tia nước nhỏ thôi, cốt là để dọa cho gà sợ mà không làm hại chúng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thường thì chỉ sau một thời gian ngắn là bọn gà sẽ quay trở lại, nhưng nếu bạn cứ kiên trì xịt nước thì cuối cùng chúng sẽ liên tưởng khu vườn của bạn với tia nước và bắt đầu tránh đến đó.
    • Nếu dùng vòi tưới vườn thì bạn phải luôn có mặt khi lũ gà xâm nhập, nhưng không phải lúc nào bạn cũng gặp được chúng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lắp vòi phun cảm biến chuyển động để tự động đuổi gà khi bạn không có mặt.

  2. 2

    Rắc gia vị xung quanh vườn. Dùng bột quế, ớt cựa gà, tỏi, bột cà ri, tiêu đen, ớt cayenne, muối hoặc hỗn hợp gia vị có chứa một hoặc nhiều các nguyên liệu này rắc xung quanh cây cối. Bạn cũng nên rắc gia vị vòng quanh vườn.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Gà thường sợ mùi hăng của các loại gia vị cay nồng, thế nên chúng sẽ tránh những khu vực khó chịu.
    • Nếu lũ gà vẫn vào vườn và giẫm lên mặt đất rắc đầy gia vị, chân chúng sẽ dính gia vị và bị rát hoặc ngứa ran. Lũ gà không bị tổn hại gì, nhưng cảm giác này sẽ khó chịu đến mức chúng sẽ phải nhanh chân chạy khỏi vườn nhà bạn.

  3. 3

    Sử dụng vỏ cam chanh. Thu thập một ít vỏ chanh, vỏ cam hoặc vỏ quýt để rắc vòng quanh vườn và giữa các luống cây.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể thử xịt nước cốt chanh. Dùng nước quả thay vì rắc vỏ hoặc dùng kết hợp với vỏ.
    • Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn có thể cắt nhỏ vài quả chanh và rải trong vườn.
    • Nói chung, gà không thích mùi cam chanh, và chỉ riêng hương cam chanh đã đủ để xua đuổi chúng. Nếu có chú gà nào đó mổ vào quả chanh thì vị chua của chanh cũng khiến chúng phải bỏ đi. Chanh cũng không gây hại gì cho gà.

  4. 4

    Trồng các loại cây thảo mộc mà gà không ưa. Một số loài cây vốn gây khó chịu cho gà. Nếu bạn trồng những cây này trong vườn, hãy trồng xung quanh và ở giữa các luống cây có mùi dễ chịu hơn. Mùi khó chịu của những cây này là đủ để xua đuổi những chú gà không mời mà đến.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhiều loại cây thảo mộc lâu năm rất công hiệu cho mục đích này. Một số cây xứng đáng để bạn cân nhắc bao gồm kinh giới cay, cỏ xạ hương, oải hương, bạc hà, tía tô đất, kinh giới tây, cúc La Mã và cây vấn vương thơm.
    • Cây thảo mộc lâu năm đã trưởng thành cũng cắm rễ sâu vào đất khiến cho lũ gà cũng khó bới lên nếu chúng có tò mò.
    • Nếu có thể, bạn nên trồng cây đã trưởng thành thay vì trồng cây con hoặc gieo hạt. Chỉ có những cây đã bén rễ mới đủ cứng cáp để chịu được lũ gà luôn sục sạo xung quanh. Những cây non thường quá yếu và khó có thể sống sót.
    • Các loài cây khác cũng được cho là có tác dụng đuổi gà bao gồm các loài cây một năm như hoa sen cạn, cây móng tay, hoa ngàn sao, dạ yến thảo và cúc vạn thọ. Tuy nhiên, ở những khu vực khan hiếm thức ăn, những cây này cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của những chú gà tình cờ đi lạc vào.

  5. 5

    Nhổ cỏ dại có chọn lọc. Gà thường thích mặt đất trống hơn, do đó những nơi có nhiều cỏ dại và các cây cỏ rậm rạp khác thường không mấy hấp dẫn với chúng so với những khu vườn được chăm chút tươm tất với những khoảng đất trống.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu thấy cỏ dại trông gai mắt, bạn có một lựa chọn khác là trồng hoa hoặc rau sát vào nhau hơn bình thường. Cách này có thể hạn chế sự tăng trưởng của một số cây, nhưng đổi lại thì cây cối mọc dày đặc có thể là chìa khoá để bạn cứu được cả luống cây.
    • Tuy nhiên, một số cây không sinh trưởng được trong khoảnh đất chật chội. Nếu cỏ dại khiến cho cây trồng bị héo úa, bạn có thể nhổ bớt cỏ dại nhưng không để đất trống hoàn toàn. Tránh tạo ra những khoảng trống có diện tích tương đương kích thước con gà trong vườn hoặc sân.

  1. 1

    Rào xung quanh cây cối. Cách dễ nhất để ngăn chặn gà tấn công một cây nào đó là dựng hàng rào xung quanh nó. Một hàng rào đơn giản bằng lưới mắt cáo và một số loại lưới rào khác thường là đủ để ngăn chặn những con vật phá hoại.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chụp lồng trồng cây lên cây mà bạn muốn bảo vệ, hoặc cắm 2-4 cọc xung quanh cây.
    • Quấn lưới mắt cáo xung quanh các cọc, đan các cọc với lưới theo chiều dọc để cho chắc chắn.
    • Lưới rào chỉ cần cao 15-30 cm là đủ để ngăn chặn gà.

  2. 2

    Phủ lưới sắt che mặt đất. Nếu muốn bảo vệ một khoảng đất rộng có lớp phủ vườn, các hạt giống mới gieo hoặc cây con, bạn có thể trải lưới sắt lên toàn bộ khoảng đất. Hầu như không con gà nào thích cảm giác lưới sắt ở dưới chân, do đó chúng thường sẽ không bén mảng đến.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Mua lưới sắt có lỗ tương đối nhỏ và trải lên toàn bộ khoảng đất mà bạn muốn che chắn. Dùng gạch hoặc đá nặng chặn các mép lưới cho khỏi bung.
    • Bạn cũng có thể mua lưới sắt cứng và cắt thành hình chữ nhật đủ rộng để bao phủ khu vực bạn muốn bảo vệ. Cắt một hình vuông nhỏ ở mỗi góc lưới và bẻ 4 cạnh xuống, tạo thành các "chân" vuông góc để lưới sắt đứng được. Đặt chiếc lồng sắt này lên trên khu vực cần che chắn. Nó sẽ đứng vững mà không cần chống đỡ gì thêm.

  3. 3

    Xếp đá bao quanh gốc cây. Một cách khác để bảo vệ một cây riêng lẻ là xếp gạch hoặc các hòn đá vừa hoặc to bao quanh gốc cây. Chọn đá cỡ đủ lớn để lũ gà không bẩy đi được.

    • Chờ đến khi hạt nảy mầm trước khi xếp đá bao quanh. Như vậy, bạn sẽ biết chính xác gốc cây nằm ở đâu và không vô tình che hoặc chặn mất cây.
    • Cố gắng dùng đá có đường kính tối thiểu 15 cm. Bất cứ hòn đá nào nhỏ hơn cỡ này đều quá nhẹ và có thể bị những chú gà hung hăng lật nhào.
    • Xếp gạch hoặc đá bao một vòng kín xung quanh gốc cây. Chừa lại càng ít khe hở càng tốt.

  4. 4

    Trồng cây trong chậu. Thường thì lũ gà không màng đến những cây trồng trong chậu cao vì chúng cần phải gắng sức mới với tới được. Trồng toàn bộ cây trong chậu có thể không phải là giải pháp thực tế, nhưng nếu có những cây nào quý giá thì chậu trồng cây có thể giúp cho cây an toàn hơn.

    • Với những chú gà đặc biệt hung hăng, có thể bạn cần phải thực hiện thêm vài bước, ngay cả với những cây trồng trong chậu. Đặt cây lên sàn, hàng hiên hoặc những vị trí khác mà lũ gà không với tới được. Bạn cũng có thể xếp đá hoặc gạch bao quanh gốc cây mới đâm chồi trồng trong chậu như khi trồng dưới đất.

  1. 1

    Tạo những khoảng trống ở xa khu vườn. Lũ gà thường thích những khoảng đất trống. Nếu bạn che phủ đất trong vườn và tạo các khoảng đất trống khác trong tầm nhìn của gà, chúng sẽ rời khỏi vườn nhà bạn và chạy sang mảnh đất quang đãng.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Phát quang một khoảng đất vuông khoảng 1mx1m. Nhổ hết cây cối trong đó, kể cả cỏ dại, chỉ để lại mặt đất trống.
    • Lũ gà sẽ bị thu hút đến khu vực này. Chúng có thể cào bới, mổ tìm côn trùng và tắm cát ở đây. Nếu có những khoảnh đất đáp ứng cho nhu cầu này, lũ gà có thể sẽ không còn muốn vào vườn nhà bạn nữa.
    • Bạn nên rắc đất tảo cát lên mặt đất cách vài tháng một lần để ngăn ngừa mạt gà sinh sôi.

  2. 2

    Trồng một vườn cây riêng cho gà. Nếu bạn đang tìm cách ngăn chặn gà nhà bạn nuôi, hãy cân nhắc trồng hai khoảnh vườn riêng: một cho bạn và một cho lũ gà. Trồng những loại cây hấp dẫn ăn được cho gà rỉa trong mảnh vườn dành cho chúng.

    • Mẹo này công hiệu nhất khi sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để ngăn chặn gà. Một mảnh vườn dành riêng cho gà có thể không giải quyết được vấn đề nếu bạn chỉ dùng duy nhất cách này.
    • Vườn dành cho gà nên có các bụi cây và các cây mọc thấp để tạo những chỗ ẩn náu để gà tránh nắng hoặc trốn thú săn mồi.
    • Trồng thêm các bụi cây thường xanh để gà có chỗ trú trong mùa đông.
    • Những bụi cây ăn được sẽ là một phần thưởng thêm cho gà. Các bụi cây quả mọng như cây cơm cháy hoặc việt quất thườg là lựa chọn tốt. Nếu đó là gà nhà bạn nuôi, những cây ăn được cũng giúp bạn giảm chi phí mua thức ăn cho gà.

  • Vòi tưới vườn
  • Vòi phun cảm biến chuyển động
  • Quế, ớt cựa gà, tỏi, bột cà ri và/hoặc hạt tiêu
  • Vỏ cam quýt
  • Cây thảo mộc lâu năm
  • Lưới mắt cáo hoặc lưới sắt
  • Cọc hoặc lồng trồng cây
  • Đá hoặc gạch nặng
  • Chậu trồng cây hoặc các vật đựng khác để trồng cây
  • Cây gỗ hoặc cây bụi ưa thích của gà

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 9 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.940 lần.

Chuyên mục: Bảo dưỡng Nhà ở

Trang này đã được đọc 5.940 lần.