Làm trần thạch cao như thế nào

Ngày nay, loại trần thạch cao sở hữu nhiều tính năng vượt trội nên rất được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai trong ngành xây dựng cũng biết cách thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật. Vậy quy cách đóng trần thạch cao được thực hiện như thế nào. Mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi bài hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!

Phân loại trần thạch cao

Trần thạch cao là trần có nhiều tấm thạch cao cùng khung xương lắp ghép lại với nhau. Hiểu đơn giản hơn đây là kết cấu tổ hợp của các nguyên liệu như tấm thạch cao, khung xương, sơn bả và vật tư phụ khác. Hiện nay, trần thạch cao khung nổi và trần trần thạch cao chiềm là 2 loại được ưa chuộng nhất trên thị trường.

Trần thạch cao khung nổi

Trần thạch cao khung nổi hay được gọi với cái tên khác là trần thả. Tức là sau khi công trình hoàn thiện thì chúng ta vẫn thấy một phần của xương trần. Nói cách khác là một tấm trần sẽ được gác lên trên khung xương.

Ảnh 1: Mẫu trần thạch cao khung nổi được nhiều đơn vị xây dựng áp dụng

Ưu điểm:

  • Cách thi công trần thạch cao đơn giản, nhanh gọn nên giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
  • Quy trình tháo lắp, sửa chữa dễ dàng.
  • Không có vấn đề khó khăn trong việc lắp đặt đường dây, các thiết bị hoặc hệ thống thông gió trên trần.
  • Trần nhà ít bị co võng dưới tác động biến đổi của thời tiếc.

Nhược điểm:

  • Khó khắn trong việc thay đổi mẫu mà vì trần nổi chỉ dùng những mẫu tấm có kích thước cố định.
  • Trần thạch cao này chỉ áp dụng được cho những các công trình lớn như nhà xưởng, hội trường. Đối với các công trình nhỏ thì việc sử dụng các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian.

Trần thạch cao chìm

Trần chìm là loại trần có khung xương được giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Như vậy, bạn sẽ không thể nhìn thấy các khung xương này. Khi quan sát loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường nhưng được sơn bả đẹp đẽ. Trần chìm được phân thành 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.

Ảnh 2: Trần thạch cao chìm có cấu tạo khung xương được ẩn giấu bên trong tấm thạch cao.

Quy trình thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật

Để tạo ra một sản phẩm đẹp thì yêu cầu kỹ thuật khá quan trọng. Sau đây là phần hướng dẫn cách thi công trần thạch cao chuẩn nhất để các bạn cùng lĩnh hội.

Thi công trần thạch cao chìm

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm được thực hiện theo tiến trình 4 bước như sau:

  • Bước 1 - Chuẩn bị vật tư thi công.
    • Tấm thạch cao Gyproc loại tiêu chuẩn hoặc chịu ẩm.
    • Hệ khung trần chìm ALPHA gồm thanh chính VTC-ALPHA, thanh phụ VTC-ALPHA và thanh viền tường VTC 18/22.
    • Thanh V đục lỗ, thanh Z lưới hoặc băng viền góc Levelline để viền góc cho trần thạch cao nếu gia chủ chọn kiểu giật cấp.
Ảnh 3: Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm đúng kỹ thuật
    • Các phụ kiện đồng bộ cho hệ trần chìm ALPHA liên kết bằng khóa:
      • Khóa liên kết Alpha Thép dày khoảng 0.5mm
      • Ty dây và móc treo có đường kính Ø4mm
      • Tender thép dày 0.53mm
      • Pát 2 lỗ thép dày 1mm
      • Tắc kê thép có đường kính Ø6/8 mm
      • Băng giấy dài 75m, rộng 50mm
      • Băng keo lưới dài 90m, rộng 50mm
      • Bột xử lý mối nối Gyp-Filler 20kg/bao
      • Vít kỳ lân 25/ 40mm
      • Vít đuôi cá 13mm
  • Bước 2- Xác định cao độ, lắp thanh viền tường.
    • Xác định vị trí lắp dựng thanh viền tường VTC 18/22 gồm trần thượng, trần hạ và chiều cao của bề mặt trần giật cấp [nếu có]. Bạn có thể sử dụng ống nước hoặc máy laser để định vị. Nên nhớ cao độ lắp dựng thanh viền tường là tổng cao độ hoàn thiện của trần theo thiết kế và độ dày các lớp tấm thạch cao.
Ảnh 4: Xác định đúng vị trí lắp thanh viền tường
    • Dùng dây bật mực đánh dấu vị trí theo tường bao chu vi trần với sai số cho phép là 3000mm là ±1mm. 5000mm là khoảng cách của đường bật mực tối đa ở hai đầu dây cho một lần thực hiện.
    • Sử dụng đinh thép để liên kết thanh viền vào vị trí đã làm dấu. Duy trì khoảng cách tối đa là 150mm, dói với vít nở thì 300mm.
  • Bước 3 - Lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần chìm.
Ảnh 5: Cách thi công trần thạch cao - đánh dấu vị trí điểm treo các bộ ty
    • Đánh dấu vị trí mà các bộ ty sẽ được treo trên kết cấu trần hiện hữu. Koảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo gần nhất là 400mm, giữa các điểm treo tiếp theo là 1000mm.
Ảnh 6: Khoan vào vị trí đã đánh dấu trước đó
    • Dùng máy chuyên dụng khoan vào vị trí đã được đánh dấu với sai số cho phép là ±30mm. Người thực hiện cần đảm bảo chiều sâu của mũi khoan phải bằng chiều dài của tắc kê thép.
Ảnh 7: Hình ảnh tắc kê được gắn lên kết cấu trần
    • Thực hiện liên kết tắc kê thép và pát 2 lỗ vào lỗ khoan đã có sẵn trước đó.
Ảnh 8: Hình minh hoạ bộ ty treo
    • Một bộ ty treo gồm 2 đoạn ty dây liên kết thông qua tender. Chiều dài của nó bằng khoảng cách từ chiều cao thiết kế đến kết cấu bên trên trần hoặc mái. Cần đảm bảo chiều dài tối thiểu của đầu thanh ty dây xuyên qua 2 lỗ tender là là 50mm.
Ảnh 9: Cách thi công trần thạch cao- gắn bộ ty treo vào vị trí
    • Thực hiện gắn bộ ty treo vào các vị trí pát 2 lỗ hai lỗ đã lắp sẵn:
      • Đối với hệ khung VTC ALPHA thì khoảng cách lưới xương là 1000mm x 406mm, lưới treo là 1000mm x 1000mm
      • Đối với hệ khung VTC TIKA thì khoảng cách lưới xương là 800mm x 406mm, lưới treo là 800mm x 800mm
      • Đối với hệ khung VTC M29 thì khoảng cách lưới xương là 600mm x 406mm, lưới treo là 600mm x 600mm
Ảnh 10: Thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật
    • Gắn các thanh chính VTC-ALPHA 4000 lên các bộ ty treo. Khoảng cách giữa thanh chính đầu tiên với tường bao tối đa 400mm, giữa các thanh xương chính là 1000mm.
    • Khoảng cách tối đa từ đầu mỗi thanh xương chính đến tường bao là 30mm. Khi đó, ±20mm là sai số khoảng cách cho phép giữa các thanh xương chính.
Ảnh 11: Tiến hành gắn thanh xương chính
    • Gắn thanh xương chính VTC-ALPHA 4000 vào thanh móc treo của bộ ty treo sao cho hợp lý nhất.
Ảnh 12: Tiến hành nối các thanh xương
    • Trong cùng một hệ khung xương vị trí nối của các thanh xương VTC-ALPHA 4000 phải so le với nhau. Trên cùng chiều dài 4000mm của thanh xương VTC-ALPHA 4000 chỉ được để 2 vị trí mối nối.
    • Cách nối 2 thanh xương VTC-ALPHA 4000 là nối chồng 2 thanh có chiều dài 200mm lại với nhau, dùng 4 vít đầu dù mũi khoan để liên kết vào 2 bản cánh của thanh.
Ảnh 13: Thực hiện nối các thanh xương phụ trong cách thi công trần thạch cao
    • Các thanh xương phụ và xương chính VTC-ALPHA 4000 được gắn vuông góc với nhau bằng khóa liên kết theo khoảng cách 406mm. Các khóa liên kết được gắn theo trình tự từ phía mặt lưng đến mặt bụng.
Ảnh 14: Cố định vị trí của thanh xương phụ với thanh viền tường
    • Dùng vít đuôi cá đầu dẹt hoặc đinh rút rivet để cố định đầu thanh xương phụ với thanh viền tường. Sai số khoảng cách cho phép là ±2mm.
Ảnh 15: Thi công trần thạch cao đẹp
    • Dùng dây dù sợi mảnh căng hai đầu theo từng thanh xương chính để kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương. Hoặc có thể dùng máy laser kết hợp thước dây kiểm tra. Bóp cánh các tender thép để điều chỉnh.
Ảnh 16: Kiểm tra bằng máy laser kết hợp thước dây
  • Bước 4 - Gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối.
    • Chiều dài tấm thạch cao và các thanh xương phụ phải vuông góc với nhau. Sai số cho phép sau khi lắp tấm thạch cao là ±3mm trong mỗi diện tích 2400x2400mm. Cần dùng tới bậc mực hoặc kẻ chì để đánh dấu trước vị trí bắn vít trên tấm thạch cao.
Ảnh 17: Tiến hành bắn vít trên tấm thạch cao.
    • Bố trí tấm thạch cao sao cho vị trí khe nối tấm so le với nhau. Khoảng cách bắn vít kỳ lân tối đa:
      • Tại các vị trí trong lòng tấm: 240mm
      • Tại các vị trí cạnh đầu tấm: 150mm
    • Khoảng cách từ nơi bắn vít kỳ lân tới mép tấm thạch cao là:
      • Trên 10mm nếu cạnh tấm nguyên
      • Trên 13mm nếu cạnh tấm đã cắt.
    • Sai số cho phép là ±15mm.
Ảnh 18: Hướng dẫn cách thi công trần thạch cao
  • Muốn liên kết tấm thạch cao vào hệ khung xương phụ bằng vít kỳ lân thì phải dùng máy bắn vít chuyên dụng. Bên cạnh đó, phải đảm bảo phần thân ren vít kỳ lân xuyên qua khung xương tối thiểu 10mm. Đồng thời, không được để mũ vít kì lân chọc thủng bề mặt giấy của tấm thạch cao.
Ảnh 19: Liên kết tấm thạch cao vào hệ khung xương phụ
    • Dùng băng giấy hoặc băng keo lưới và bột xử lý mối nối Gyp-Filler để xử lý khe nối tăng tính thẩm mỹ.

Thi công trần thạch cao thả

Các bạn có thể thực hiện cách thi công trần thạch cao thả với 9 bước cơ bản sau:

  • Bước 1 - Xác định độ cao trần nhà bằng tia laser hoặc ống nivo và đánh dấu chỗ trần nổi để tính toán khung xương hợp lý. Bước này cần độ chính xác cao để đảm bảo sự ăn khớp giữa khung xương và tấm trần.
Ảnh 20: Dùng thiết bị hỗ trợ để xác định độ cao trần nhà
  • Bước 2- Cố định thanh viền tường bằng mũi khoan hoặc búa đóng đinh thép. Căn cứ vào các yếu tố loại vách tường, không gian lắp đặt để lựa chọn. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan không vượt quá 300mm.
  • Bước 3 - Phân chia trần của mỗi loại thạch cao không giống nhau. Đối với cách thi công trần thạch cao thả nên tuân theo kích thước 610x610mm ,600×600 mm , 610×1220 mm, 600×1200 mm. Đây là khoảng cách tâm điểm cần đảm bảo giữa thanh chính và thanh phụ.
Ảnh 21: Hướng dẫn làm trần thạch cao đúng kỹ thuật
  • Bước 4 - Móc và liên kết thanh chính. Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200-1220mm, còn từ vách tới móc đầu tiên là 600mm – 610mm.
Ảnh 22: Hình ảnh minh hoạ của móc
  • Kết nối khung xương với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính theo khẩu độ 800-1200mm. Xác định khoảng cách của các thanh chính tiêu chuẩn thiết kế.
Ảnh 23: Bước kết nối các khung xương chính trong thi công trần thạch cao
  • Bước 5 - Móc và liên kết thanh phụ. Dùng 2 thanh phụ lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngàm của nó với khoảng cách 600mm- 610 mm.
Ảnh 24: Móc và liên kết 2 thanh phụ lại với nhau
  • Bước 6 - Điều chỉnh khung xương ngay ngắn và mặt bằng khung trở nên phẳng sau khi hoàn tất các thanh chính và phụ. Dùng dây chéo, máy laser hay thước để kiểm tra lại độ chính xác so với thiết kế.
Ảnh 25: Điều chỉnh khung xương và mặt bằng khung
  • Bước 7 - Lắp đặt tấm lên khung. Kích thước tương ứng của tấm thạch cao:
    • Cho hệ thống 610x610mm là 605x605mm.
    • Cho hệ thống 600x600mm là 595x595mm.
    • Cho hệ thống 610×1220 mm là 605 x 1210mm.
    • Cho hệ thống 600×1200 mm là 595 x 1190mm.
Ảnh 26:  Cách đóng trần thạch cao tiêu chuẩn
  • Bước 8 - Xử lý viền trần. Đối với sườn trần bạn nên sử dụng kéo hoặc cưa để cắt bỏ phần viền thừa. Hoặc dùng cưa răng nhuyễn, lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần, rồi dùng dao rọc bỏ phần giấy còn lại.
  • Bước 9 - Nghiệm thu và vệ sinh. Kiểm tra xem còn sót lỗi gì không rồi tiến hành vệ sinh bụi bẩn trên nhà.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao

  • Yêu cầu đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện.
    • Để thực hiện được điều này thì các đội thợ cần phải đọc kỹ bản vẽ mặt bằng thiết kế cơ điện. Sau đó, lập bản vẽ thi công lắp đặt xương trần thích hợ để tránh vị trí vướng thiết bị điện.
    • Ưu điểm là đảm bảo sau này khi khoét các lỗ đèn sẽ không phải cắt xương gây ảnh hưởng đến độ chắc chắn và thẩm mỹ của trần. Tuy nhiên, do kỹ thuật thi công trần thạch cao này khá khó nên sẽ tốn vật tư và nhân công.
Ảnh 27: Một vài lưu ý cần thiết trong cách thi công trần thạch cao
  • Lắp đặt xương đầy đủ, nghiệm thu rồi mới bắn tấm.
    • Mục đích để đảm bảo việc kiểm tra chủng loại, khẩu độ, cao độ và số lượng xương dễ dàng hơn. Như vậy, khi bắn tấm vào các vị trí gia cố trước đó sẽ k bị sai, tạo độ chắc cho trần.
    • Cách thi công trần thạch cao này tốn khá nhiều thời gian thực hiện.
  • Tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Người thực hiện cầntìm hiểu rõ về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường. Sau đó, lập bản vẽ hướng dẫn làm trần thạch cao sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E. Như vậy sẽ đảm bảo được yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy lan và tính thẩm mỹ của trần.

Trên đây là hướng dẫn cách thi công trần thạch cao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện nay. Hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn thu thập thông tin hữu ích và vận dụng tốt hơn. Nếu bạn còn thắc mắc gì về cách đóng trần thạch cao thì hãy để lại câu hỏi ở bên dưới. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và nhanh chóng liên hệ để hỗ trợ cho bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề