Lấy ví dụ để chứng mình tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Đây là một trong bốn loại hình ngôn ngữ quan trọng của thế giới: loại hình ngôn ngữ đơn lập hay còn gọi là ngôn ngữ cách thể, loại hình ngôn ngữ chắp dính [ngôn ngữ giao kết], loại hình ngôn ngữ hòa kết, loại hình ngôn ngữ lập khuôn.

Ở đây có hai cách hiểu: đơn lập về ngữ âm và đơn lập về ngữ pháp. Đơn lập về ngữ âm giống như tính đơn tiết của từ hay hình vị. Đơn lập về ngữ pháp nói đến tính độc lập của từ hoạt động trong câu do đặc điểm cấu tạo từ không có sự phân chia thành căn tố và phụ tố.

Mỗi hình vị là một đơn vị cú pháp cách biệt tương đương với một từ, có thể di chuyển được trong câu.

Về ngữ pháp

Xét về mặt cấu tạo, trong cấu trúc của từ không có sự phân chia hai bộ phận: thực [căn tố] và hư [phụ tố]. Đặc điểm này khác với ngôn ngữ Ấn-Âu, từ được cấu tạo bởi hai bộ phận: một bộ phận mang ý nghĩa từ vựng [căn tố] và một bộ phận mang ý nghĩa ngữ pháp [phụ tố]. Từ trong ngôn ngữ đơn lập do căn tố hoặc sự kết hợp giữa các căn tố tạo thành.

Xét về mặt hình thái từ: Từ không biến đổi hình thái.

Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương tiện ngoài từ: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu

- Ví dụ: Trật tự từ:

+ cửa trước- trước cửa

+ xanh mắt - mắt xanh

+ nhà nước - nước nhà

- Hư từ: đọc - đã đọc

+ đang đọc

+ sẽ đọc

+ cuốn vở - những cuốn vở

Phạm trù từ loại không được thể hiện rõ ràng bằng các dấu hiệu hình thức. Người ta chỉ có thể nhận diện từ loại dựa vào khả năng kết hợp và cương vị cú pháp.

Ranh giới giữa cụm từ và từ ghép khó phân biệt rõ ràng.

- Ví dụ: xe đạp - cụm từ

- từ ghép

Mệnh đề không được đánh dấu rõ ràng

- Ví dụ: Cô gái này rất đẹp là kết cấu chủ vị - Một cô gái rất đẹp ngối dưới gốc cây thì một cô gái rất đẹp là danh ngữ, kết cấu ngữ.

Có loại từ

Về ngữ âm

Tồn tại mối quan hệ rõ ràng giữa hình vị và âm tiết. Ranh giới giữa hình vị trùng với ranh giới âm tiết tạo nên hình tiết. Hình tiết là một đơn vị có vỏ ngữ âm là âm tiết, có khi được dùng với tư cách một từ, có khi được dùng với tư cách là yếu tố cấu tạo từ.

Âm tiết trong ngôn ngữ đơn lập có cấu trúc chặt chẽ. Mỗi âm vị nằm ở vị trí nhất định, có chức năng nhất định. Trong khi đó, âm tiết trong ngôn ngữ Ấn- Âu là tổ hợp tự do của các âm vị, không có mối quan hệ thứ bậc trong các âm vị trong âm tiết.

Hầu hết các ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu

Dựa trên tiêu chí trật tự từ, loại từ và cấu trúc âm tiết.

Qui ước: N: Danh từ trung tâm N1: Danh từ làm định ngữ A: Tính từ làm định ngữ O: Bổ ngữ V: Động từ S: Chủ ngữ

Kết quả

Dựa trên tiêu chí trật tự từ chia ra làm tám loại
  1. N1N [Danh từ làm định ngữ + Danh từ trung tâm]
  2. NN1 [Danh từ trung tâm + Danh từ làm định ngữ]
  3. AN [Tính từ làm định ngữ+ Danh từ trung tâm]
  4. NA [Danh từ trung tâm + Tính từ làm định ngữ]
  5. OV [Bổ ngữ + Động từ]
  6. VO [Động từ +Bổ ngữ]
  7. VS [Vị ngữ + Chủ ngữ]
  8. SV [Chủ ngữ +Vị ngữ]

Phân loại dựa vào một cơ sở trong cấu trúc câu: cơ sở trật tự chính giữa các thành phần mà cụ thể là trật tự đối đáp giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa bổ ngữ và động từ, giữa định ngữ và từ được hạn định.

Tiếng Việt có chỉ số 246, Tiếng Hán có chỉ số 136, Tiếng Tây Tạng, Miến Điện có chỉ số 145, Tiếng Mèo, Dao có chỉ số 146

Dựa vào tiêu chí loại từ

Trong các ngôn ngữ này, danh từ không kết hợp trực tiếp với số từ mà phải có một từ đứng trung gian để chỉ đơn vị: những đơn vị có ý nghĩa chân thực và những đơn vị có tính chất hư: loại từ.

Loại từ có trường hợp bắt buộc - không bắt buộc, có trường hợp đứng trước danh từ - sau danh từ.

Kết quả: Chia làm ba loại

Loại 1: Số từ + Loại từ + Danh từ Tiếng Hán hiện đại, tiếng Việt Loại 2: Danh từ + Số từ + Loại từ Tiếng Hán cổ đại, Khmer, Miến Điện Loại 3: Danh từ + Loại từ + Số từ Tiếng Tây Tạng Dựa vào đặc điểm cấu trúc âm tiết Loại 1: Tiểu loại hình cổ: Tiếng Hán cổ, Khmer, Tây Tạng cổ, Nam Á. Vế mặt ngữ âm: - Đầu âm tiết có thể có tổ hợp phụ âm đầu - Có hệ thống phụ âm cuối rất phong phú bao gồm các âm xát và các âm l,r - Chưa có thanh điệu hoặc mới bắt đầu có 1 hệ thống thanh điệu ở giai đoan manh nha. Về mặt ngữ pháp: - Hình vị chưa thực sự trùng với âm tiết, có thể có tiền tố hoặc hậu tố - Việc dùng từ loại chưa có tính chất bắt buộc Loại 2: Tiểu loại hình trung: Tiếng Hán trung đại, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Dao, PN Phúc Kiến, Quảng Đông. Về mặt ngữ âm: - Đầu âm tiết đã mất hết hoặc hầu hết tổ hợp phụ âm đầu - Âm cuối có sự đối lập giữa âm mũi và phi âm mũi - Hệ thống thanh điệu phong phú hơn Về mặt ngữ pháp: - Hình vị về cơ bản trùng với âm tiết - Không có hiện tượng tiền tố và hậu tố - Số lượng hư từ nhiều hơn Loại 3: Tiểu loại hình mới: PN Bắc Kinh, Miến Điện, Mèo Về mặt ngữ âm: - Hệ thống âm cuối nghèo nàn hoặc triệt tiêu hoàn toàn - Hệ thống thanh điệu giảm xuống - Số lượng âm tiết giảm mạnh, số lượng đồng âm tăng lên Về mặt ngữ pháp: - Nhiều hình vị hư cũng có thể trở thành âm tiết mở, có kinh thanh - Có hiện tượng dùng hình vị hư để tạo dạng thức cho các thành phần mệnh đề.

  Bài viết ngôn ngữ học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ngôn_ngữ_đơn_lập&oldid=56185505”

a. Loại hình: tập hợp những sự vật,hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

Vd: múa rối, chèo cổ…thuộc lọai hình nghệ thuật sân khấu dân gian, bản tin, phóng sự, tin nhanh thuộc lọai hình báo chí.

b. Loại hình ngôn ngữ

– Là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ , trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau,chi phối lẫn nhau.

– Loại hình ngôn ngữ là tập hợp những ngôn ngữ có những đặc điểm giống nhau về hình thức [có những đặc điểm giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp].

– Có 2 lọai hình ngôn ngữ: lọai hình ngôn ngữ đơn lập, lọai hình ngôn ngữ hòa kết.

– Hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc: loại hình ngôn ngữ đơn lập [tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái,…] và loại hình ngôn ngữ hòa kết [tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,…].

[Ngoài ra còn có loại hình ngôn ngữ chắp dính [tiếng Nhật], loại hình ngôn ngữ hỗn nhập [Đức, Hy Lạp, La Tinh,…]].

– Tiếng Việt thuộc lọai hình ngôn ngữ đơn lập

2. Đặc điểm loại hình của tiếng việt

2.1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

– Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết . Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cầu tạo từ

Vd: Long lanh /đáy /nước /in / trời-> 6 tiếng, 5 từ

Ví dụ:

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

[Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên]

→ 8 tiếng, 8 âm tiết, 8 từ, đọc và viết đều tách rời nhau

→ yếu tố cấu tạo từ [đất nước, quê nhà, hương hoa, …]

⇒ Những đặc điểm này làm âm tiết [tiếng] trong tiếng Việt khác âm tiết trong các ngôn ngữ hòa kết.

2.2. Từ không biến đổi hình thái

a. Ví dụ:

– Ví dụ 1: Tiếng Việt : Tôi tặng anh ấy quyển sách, anh ấy cho tôi bó hoa. [dù thay đổi chủ ngữ, về mặt ngữ âm và chữ viết vẫn không thay đổi]

Tiếng Anh: I give to him the book, he gives to me the flowers.[ thay đổi chủ ngữ và động từ theo sau, thay đổi ngữ âm → ngôn ngữ biến hình]

– Ví dụ 2:

Mình1 đi mình1 lại nhớ mình2

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấynhiêu…

[Việt Bắc- Tố Hữu]

–> Mình1: chủ ngữ, chủ thể của động từ đi và nhớ

–> Mình2: bổ ngữ, đối tượng của động từ nhớ

→ Các từ mình có chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng có hình thái như nhau [thể hiện bằng chữ viết và mặt ngữ âm].

– Ví dụ 3:

[a ] Cha1 cho tôi1 một cây viết và tôi2 mỉm cười với cha2.

[b ] My father gives me a pen and I smile with him.

→ [a ] Cha1 là chủ ngữ. Cha2 là bổ ngữ chỉ đối tượng của động từ mỉm cười.

Tôi1 là bổ ngữ, đối tượng của động từ cho. Tôi2 là chủ ngữ.

Các cặp từ: Cha1¬ – cha2 , tôi1 – tôi2 không có sự khác biệt, thay đổi về ngữ âm và sự thể hiện chữ viết.

[b ] Cùng nội dung như câu tiếng Việt trên nhưng ở câu tiếng Anh:

Ýnghĩa “cha”: + làm CN: My father

+ Làm Bổ ngữ: Him

→ Cha1 phải dịch thành My father [vì là CN]

Cha2 phải dịch thành him [vì là BN]

Ý nghĩa “tôi”: + Làm CN: I

+ Làm BN: me

Tôi1 phải dịch thành me

Tôi2 phải dịch thành I

b. Kết luận

Khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau thì từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái còn từ trong tiếng Anh thường phải biến đổi hình thái [biến đổi về kết cấu ngữ âm, về chữ viết].

Tiếng Anh- ngôn ngữ biến đổi hình thái- ngôn ngữ hòa kết.

2.3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

– Thay đổi trật tự sắp đặt từ [hoặc các hư từ được dùng] thì nghiã của câu sẽ đổi khác.

– Ví dụ : Tôi nói [ thông báo]

+ Tôi đang nói sao anh không nghe [nhắc nhở]

+ Tôi đã nói mà anh không chịu nghe [trách móc]

+ Tôi vừa nói mà anh không nghe [trách, nhắc]

– Ví dụ 2: Trời đang mưa.

+ Trời sẽ mưa.

+ Trời vẫn mưa.

+ Trời mưa nữa.

→ Thay đổi hư từ thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

→ Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ thay đổi

3. Luyện tập

Câu 1. Em hãy so sánh đặc điểm của loại hình Tiếng Việt và Tiếng Anh theo hình thức sau:

Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Gợi ý làm bài:

– Tiếng Việt:

+ Ngữ âm:

  • Hình vị có kích thước âm tiết

  • Đồng nhất, biên giới rõ ràng, không có hiện tượng nối âm

  • Âm tiết + mang thanh điệu

+ Âm chính là nguyên âm

+ Từ vựng: Từ không biến đổi hình thái

+ Ngữ pháp: Sử dụng chủ yếu trật tự từ và hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

– Tiếng Anh:

+ Ngữ âm: 

  • Hình vị có kích thước bất kỳ [có thể âm tiết]

  • Bất kỳ, biên giới không rõ ràng, nối âm

  • Âm tiết + không mang thanh điệu

+ Âm chính là nguyên âm hoặc phụ âm

+ Từ vựng: Từ biến đổi hình thái

+ Ngữ pháp: Sử dụng chủ yếu phương thức phụ tố, thay chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

Câu 2. Lựa chọn hư từ thích hợp [trong số những hư từ cho dưới đây] điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Cuộc đời /…/ dài thế

Năm tháng /…./ đi qua

/…./ biển kia /…./ rộng

Mây /…/ bay về xa

[Theo Xuân Quỳnh, Sóng]

[vẫn, dẫ, tuy, như, nhưng, và, đã]

Gợi ý làm bài:

Lần lượt thêm vào đoạn thơ các hư từ : tuy, vẫn, như, dẫu, vẫn.

Cuộc đời /.tuy../ dài thế

Năm tháng /..vẫn../ đi qua

/..Như../ biển kia /.dẫu…/ rộng

Mây /.vẫn../ bay về xa

[Theo Xuân Quỳnh, Sóng]

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

– Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ và những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.

– Vận dụng kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng việt.

– So sánh những đực điểm loại hình của tiếng Việt với ngôn ngữ đang học để nhận thức rõ về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề