Lịch sử không phải là môn học bắt buộc

Ủy ban Văn hóa Giáo dục đề xuất giữ Lịch sử là môn học bắt buộc do lo ngại học sinh THPT không lựa chọn khi môn này được đưa vào chương trình tự chọn.

Sáng 22/5, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể thảo luận chương trình dạy Lịch sử bậc THPT. Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân, quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ cần thiết kế khối lượng kiến thức lịch sử phần bắt buộc và phần lựa chọn cho phù hợp.

Giải thích về đề nghị trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho biết đa số thành viên Ủy ban không đồng tình việc đưa Lịch sử bậc THPT thành môn lựa chọn. Ủy ban đánh giá, Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng với thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử.

Môn học này còn bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa. Ảnh: Nguyễn Lập

Học sinh THPT [15-17 tuổi] có sự trưởng thành về nhận thức, là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh THPT là cần thiết nhằm phát triển toàn diện, khêu gợi khát vọng phát triển đất nước phồn vinh.

"Nếu không lựa chọn môn Lịch sử ở cấp THPT [tỷ lệ có thể lên tới 50%], các em sẽ không được tiếp cận với kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này", bà Hoa nói, thêm rằng ở nhiều nước, môn Lịch sử bậc THPT luôn bắt buộc.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đồng tình Lịch sử phải là môn học bắt buộc vì thực tế học sinh THPT không mặn mà với môn học này, điểm số tại nhiều kỳ thi rất kém. Nguyên nhân không hẳn do Lịch sử không hấp dẫn mà chương trình nặng về "hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt". Bà đề nghị thay đổi theo hướng khuyến khích các em nhìn nhận, đánh giá chứ không chỉ thụ động tiếp thu.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được thông qua từ năm 2018. Sau bốn năm chuẩn bị, khi sắp được triển khai với lớp 10, chương trình vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi về việc để Lịch sử là môn lựa chọn. Nhiều người cho rằng như vậy là không thỏa đáng với vị trí đặc biệt quan trọng của môn học, thậm chí lo ngại Lịch sử nếu không được giảng dạy đầy đủ trong nhà trường sẽ khiến các thế hệ sau lãng quên quá khứ.

Giữa tháng 4, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định việc bố trí môn Lịch sử trong chương trình mới vẫn đáp ứng được yêu cầu giáo dục môn học này cho học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn giáo dục cơ bản [năm năm tiểu học và bốn năm THCS] nhằm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [ba năm THPT] bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông.

Ở cấp THCS của giai đoạn cơ bản, Lịch sử được dạy từ lớp 6 đến 9, trang bị cho học sinh kiến thức cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. "Ở giai đoạn này, trong toàn cấp THCS, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện", Bộ nhấn mạnh.

Ở cấp THPT - giai đoạn định hướng nghề nghiệp, Lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử là những nội dung chuyên sâu. Học sinh không học thiên về khoa học xã hội vẫn có thể lựa chọn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ nghề nghiệp mà các em lựa chọn.

Chương trình mới cũng dành 20% thời lượng cho lịch sử địa phương, do các địa phương tự biên soạn đưa vào giảng dạy.

Sơn Hà

Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn khoa học xã hội trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, lịch sử, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.

Đáng chú ý, theo Thông tư điều chỉnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bộ GD-ĐT mới ban hành, số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học, âm nhạc, mỹ thuật.

Việc Bộ GD-ĐT quyết định bỏ quy định nhóm môn và không bắt buộc phải chọn ít nhất một môn ở cả 3 nhóm môn như trước, khiến các trường “thở phào nhẹ nhõm” bởi sẽ giúp các trường không xáo trộn công tác chuẩn bị cho năm học mới và học sinh [HS] sẽ chọn theo từng lĩnh vực.

Ghi nhận thực tế cho thấy hầu hết các trường THPT chưa thể tổ chức dạy các môn âm nhạc, mỹ thuật; môn công nghệ cũng có rất ít trường tổ chức nên thực tế các môn mà phần lớn HS được lựa chọn chỉ là các môn “truyền thống”: địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, tin học. Như vậy, một số môn lần đầu xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 10 như: công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật mới chỉ có tên gọi chứ thực tế chưa “đi vào cuộc sống”.

Học sinh thi vào lớp 10 năm nay sẽ bắt đầu theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie [Hà Nội], cho biết trước đây có 7 môn bắt buộc, trường có 6 tổ hợp, do chủ trương về tầm quan trọng của môn công cụ là tin học nên cả 6 tổ hợp của trường đều có môn tin học [dù đây chỉ là môn tự chọn]. Nay lịch sử thành bắt buộc, có 8 môn bắt buộc và trước đó 6 tổ hợp của trường đều có môn tin học. Vì vậy, đối với HS Trường Marie Curie có 9 môn bắt buộc [thêm lịch sử và tin học] nên chỉ còn 2 tổ hợp lựa chọn là khoa học tự nhiên [KHTN] và khoa học xã hội [KHXH] với các môn tương ứng.

Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa [Hà Nội], cho hay chọn 4 môn trong 9 môn nên dễ triển khai hơn cho các trường. HS theo khối KHTN có thể chọn đủ vật lý, hóa học, sinh học và một môn bất kỳ, nhà trường chỉ phải sắp xếp lại kế hoạch dạy học, thời khóa biểu, trên cơ sở các môn mà HS chọn từ trước.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức [Hà Nội], cho biết ngày 8.8 tới, nhà trường sẽ mời HS lớp 10 năm học tới đến để nghe phổ biến về các thay đổi mà Bộ GD-ĐT mới ban hành cũng như một số điều chỉnh trong sắp xếp môn học lựa chọn của nhà trường so với thời điểm các em đăng ký nhập học. Theo bà Quỳnh, về cơ bản sẽ chỉ còn 2 tổ hợp môn là KHTN và KHXH. “Hướng dẫn điều chỉnh mới nhất cho thấy việc dạy học tự chọn gần giống với phân ban hiện nay”, bà Quỳnh nói.

Ông Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm [Hà Nội], cũng cho rằng về cơ bản, việc tổ chức dạy học lớp 10 năm học tới dù theo chương trình mới nhưng không thay đổi nhiều so với chương trình hiện hành.

Lịch sử thành bắt buộc, học sinh THPT còn được lựa chọn 4 môn

Bà Nguyễn Bội Quỳnh cho rằng điều mà phụ huynh và HS đặc biệt quan tâm khi lựa chọn môn học là việc thi, tuyển sinh ĐH năm 2025 [khi các em tốt nghiệp THPT] sẽ ra sao. Bộ GD-ĐT mới chỉ thông tin là đến năm 2025 khi “lứa” HS đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp THPT thì mới có thay đổi lớn về thi và tuyển sinh ĐH. Tuy nhiên, thay đổi như thế nào thì chưa có thông tin. Nếu bộ có định hướng về thi cử thì sẽ giúp các nhà trường và HS vững tâm hơn khi tổ chức dạy học lựa chọn. Hiện HS vẫn chọn môn theo các khối thi ĐH như hiện nay.

Trường THPT Lê Lợi - Hà Đông [Hà Nội] cũng cho biết dự kiến xếp tổ hợp môn theo trụ là các khối tuyển sinh ĐH. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại nếu như cách thi theo khối thi ĐH như hiện nay và chọn môn tổ hợp để thi tốt nghiệp thì môn KHTN có xu hướng “teo tóp” dần dẫn tới nguy cơ về vị trí việc làm của giáo viên dạy các môn lý, hóa, sinh trong trường THPT phải tính toán lại.

Ông Đàm Tiến Nam cho biết xu hướng chọn môn học và môn thi KHTN của trường ngày càng giảm, nếu trước đây là tương đương nhau thì hiện nay số HS chọn các môn KHTN chỉ còn khoảng 1/3, còn lại là KHXH. Bà Nguyễn Bội Quỳnh cũng cho hay số HS lớp 10 chọn các môn KHXH năm học tới cũng lớn hơn nhiều so với KHTN. Cụ thể, toàn trường có 11 lớp KHXH, 7 lớp KHTN.

HS muốn chọn các môn nghệ thuật mà trường chưa tổ chức được

Hầu như rất hiếm trường THPT ở Hà Nội đưa 2 môn học mới là âm nhạc, mỹ thuật vào giảng dạy và cho HS lựa chọn. Tuy nhiên, nguyên nhân là các trường hiện đang “trắng” giáo viên các môn học này về nguồn lực hiện có cũng như nguồn tuyển, chứ không phải do HS không muốn chọn.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh cho biết Trường THPT Việt Đức đang quyết tâm sang năm học 2023 - 2024 sẽ đưa môn âm nhạc, mỹ thuật vào giảng dạy bằng cách xây dựng thêm phòng học cho các bộ môn này và hợp đồng giáo viên. “HS nhập học lớp 10 năm nay sau khi tìm hiểu về chương trình mới thì rất nhiều em hỏi các thầy cô về việc có được chọn các môn nghệ thuật không, nhu cầu của các em lớn nên đòi hỏi chúng tôi phải cố gắng làm, như vậy mới tăng cơ hội lựa chọn cho HS”, bà Quỳnh nói.

Ông Đàm Tiến Nam chia sẻ: “Nhu cầu học các môn nghệ thuật của HS có thể nhìn thấy rất rõ. Bằng chứng là năm học này, nhà trường tổ chức và có tới 10/22 lớp 10 có môn âm nhạc, 6 lớp có môn mỹ thuật”.

Các chuyên đề học tập

Thông tư của Bộ GD-ĐT nêu: ngoài 4 môn học còn có các chuyên đề học tập, tạo thành cụm chuyên đề học tập của mỗi môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp HS tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng… Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề