Lòng lề đường là gì

Hiện nay, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là tình trạng diễn ra khá phổ biến; nhất là ở các khu vực đô thị đông đúc dân cư. Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán; không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở; ùn tắc giao thông và nảy sinh nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường bộ. Vậy. Lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?  Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Lấn chiếm lòng lề đường là hành vi vi phạm pháp luật

Vỉa hè là phần dọc theo 02 bên đường khoảng trống giữa đường; với các hộ dân liền kề hoặc những công trình gần đường; thường được lát gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ; một số nơi cho phép sử dụng một phần vỉa hè để đỗ xe máy; xe đạp, ô tô tạm thời [vỉa hè hay còn gọi là lề đường, hè phố].

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông [Khoản 1, Điều 36]; nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa; thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35.

Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép… trên đường bộ.

Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường; hè phố vào mục đích khác phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định; nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Một số trường hợp lấn chiếm lòng lề đường phổ biến

Hành vi lấn chiếm lòng đường khá phổ biến, diễn ra theo nhiều hình thức; có thể kể đến một số loại hình như sau:

  • Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
  • Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
  • Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị
  • ….

Như vậy, khi một người sử dụng, khai thác lòng đường; vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm về sử dụng; khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Theo đó mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm, lòng lề đường có thể lên tới 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm; còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;

b] Buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

c] Buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

d] Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ] Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép [không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép] và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Tùy vào các hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online

Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng đường đô thị làm nơi trông giữ xe

Điều 12 quy định về mức xử phạt khác nhau đối với diện tích đất bị lấn chiếm để làm nơi trông giữ xe trái phép. Mức xử phạt có thể kế đến như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn là dưới 05 m2
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn từ 05 m2 đến dưới 10 m2
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 10 m2 đến dưới 20 m2
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 20 m2 trở lên.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm trên sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về; “Lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ;  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

Để chậu cảnh lấn chiếm lòng đường bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, thì bị xử phạt Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điều khiển xe ô tô không có cần gạt nước bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 2a Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế [đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó]

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Bạn biết gì về lề đường và lòng đường? Bạn có bị bối rối vì có khá nhiều khái niệm khác nhau về lề đường hay lòng đường? Vậy khái niệm đúng về lề đường là gì, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé. Cùng với đó sẽ tìm hiểu về quy định sử dụng lòng/lề đường của Luật giao thông đường bộ.

Bạn đang xem: Lề đường là gì


Lề đường là gì?

Có bao giờ bạn bối rối về khái niệm giữa lề đường là gì và lòng đường? Lề đường là phần mép ở hai bên đường. Tác dụng của lề đường là bảo vệ mặt đường và lề đường được dành cho người đi bộ.

Lòng đường là phần giữa hai của hai bên lề đường, đây là phần đường dành cho những phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông.

Lề đường là gì? Tìm hiểu về lề đường

Tận dụng lề đường như thế nào cho đúng?

Ở rất nhiều nơi, mọi người thường sử dụng lề đường và vỉa hè để đỗ xe [xe đạp, xe máy, xe ô tô] tạm thời. Việc làm này không phải Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố nào cũng cho phép. Vậy tận dụng lề đường như thế nào cho đúng quy định? 

Điều kiện để phương tiện tham gia giao thông có thể đỗ tạm thời trên lề đường:

Phương tiện đỗ xe trên lề đường phải được xếp thành hàng ngay ngắn và quay đầu xe vào trong cách mép hè khoảng 0.2 mét.Lề đường đỗ xe cách 20m so với nút giao thôngDành riêng khoảng 1.5 mét cho người đi bộ và không được cản trở, lấn chiếm lối đi của người đi bộ.Ngay tại nơi đỗ xe không cắm cọc, không rào chắn trên lề đường gây ảnh hưởng đến mọi người.

Ngoài ra bạn cần lưu ý và hiểu được những quy định trước khi thực hiện đỗ xe ở bất kỳ nơi đỗ xe nào trên lề đường để không gây ảnh hưởng đến mọi người cũng như tránh gây ra những rắc rối không đáng có cho xe và cho chính mình nhé.

Xem thêm: Assoc Prof Dr Là Gì, Cách Viết Tắt Các Học Hàm, Học Vị Trong Tiếng Anh

Để xe trên lề đường đúng quy định để không ảnh hưởng đến người đi bộ

Lề đường và vỉa hè liệu có là một?

Vỉa hè còn gọi là hè phố thuộc bộ phận đường đô thị, đây là phần đường chủ yếu để phục vụ cho người đi bộ, đây cũng là nơi được sử dụng để bố trí các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho người dân dọc tuyến đô thị.

Như vậy, lề đường và vỉa hè là một nha mọi người. 

Việc sử dụng lề đường [vỉa hè] trái với quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ tại Điều 35, Lề đường và lòng đường chỉ phục vụ cho mục đích tham gia giao thông của người tham giao thông đường bộ. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp ngoại lệ như tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội hoặc diễu hành trên đường bộ vẫn được Luật cho phép sử dụng lòng đường và lề đường.

Không lạm dụng lề đường để kinh doanh, buôn bán và họp chợ

Hoặc những trường hợp khẩn cấp, đặc biệt cần sử lề đường và một phần lòng đường cần phải được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cho phép với điều kiện không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự của người tham gia giao thông.

Nghiêm cấm những hành vi sau sử dụng lề đường:

Sử dụng lề đường [vỉa hè] để mua bán, họp chợSử dụng lề đường, lòng đường để phơi nông sản, thóc lúa, rơm rạ hoặc những vật thể khácLạm dụng lề đường để đặt biển quảng cáoXây dựng hoặc để bục, bệ trái với quy địnhVứt rác hoặc các chất thải khác không đúng quy định

Không treo/đặt biển quảng cáo trên vỉa hè

Vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong chủ đề lề đường là gì rồi đấy các bạn. Mình tin qua bài viết này mọi người đã hiểu rõ hơn về lề đường [vỉa hè] cũng như quy định của Luật khi sử dụng lề đường. Hãy sử dụng lề đường một cách hợp lý và đúng các nha các bạn, đừng để hành động của mình làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của mọi người nhé.

Bạn có nhu cầu mua xe hoặc bán xe máy cũ và mới, có thể tham khảo thêm tại website Okxe.vn, trang Thương mại điện tử mua bán xe máy trực tuyến số 1 Việt Nam.

List nguồn tham khảo

//thukyluat.vn/news/binh-luan/quy-trinh-xu-ly-hanh-vi-lan-chiem-via-he-23282.html

//vtv.vn/trong-nuoc/ha-noi-xu-phat-nhieu-truong-hop-lan-chiem-via-he-20170228083647684.htm

//www.nguoitieudung.com.vn/tphcm-phuong-nao-bi-tai-lan-chiem-via-he-se-cach-chuc-lanh-dao-phuong-do-d54934.html

Video liên quan

Chủ Đề