Lớp học thân thiện, học sinh tích cực là gì

Trường học có thể được xem là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người. Vậy nên, môi trường học tập ở trường, ở lớp luôn có tác động rất lớn đối với quá trình học tập của học sinh.

Người giáo viên cần làm thế nào để học sinh thật sự nghĩ rằng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, làm thế nào để các em hứng thú học tập? Đó cũng là một việc không thể tách rời trong công tác giáo dục của họ. thế, việc tạo ra được một môi trường lớp học thân thiện – tích cực cho các em học sinh là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn giáo dục hiện nay.

Để xây dựng môi trường lớp học thân thiện – tích cực, cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa yếu tố môi trường vật chất và yếu tố môi trường tâm lí. Nếu được học trong một môi trường vật chất đầy đủ với phòng ốc phù hợp thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng  phục vụ tốt cho việc học tập là điều kiện thuận lợi  cho học sinh phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất. Yếu tố quan trọng không thể thiếu là môi trường tâm lí tốt, ở đó có thầy cô, có bạn bè, có cả những mối quan hệ giao tiếp thân thiện, gần gũi.

Cần trang trí lớp học sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút học sinh đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Cho nên, lớp học cần có đủ ánh sáng, quạt, bàn ghế, vật dụng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, thẩm mĩ.

Luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn tài sản chung của lớp; giữ vệ sinh chung;  có thể thực hiện những khẩu hiệu vui cho các em dễ nhớ: “Tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết bạn nhé!”; “Cho tôi xin rác !” được dán trước mặt thùng rác nơi học sinh dễ thấy.

Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ về cơ sở vật chất cho lớp.

Thay đổi từ phương pháp giáo dục của giáo viên: Sử dụng lời nói, cử chỉ thân thiện; khen ngợi, động viên các em nhiều hơn; tạo niềm vui bổ ích trong  mỗi tiết học; quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn.

Tăng cường sự tham gia của học sinh: tổ chức cho các em cùng xây dựng nội quy lớp học vào đầu năm; khuyến khích các em mạnh dạn chia sẻ điều muốn nói qua hình thức viết thư trao đổi với thầy cô, bạn bè; tổ chức phong trào “Đôi

bạn cùng tiến” trong học tập; thường xuyên tổ chức các hình thức học tâp “Học mà chơi – Chơi mà học” để rèn kĩ năng, tạo sự hòa đồng, thân thiện giữa các em.

Chú trọng rèn kĩ năng sống cho học sinh: Rèn kĩ năng sống cho học sinh  qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp. Tổ chức các tiết học ngoài không gian lớp học để các em trải nghiệm nhiều hoạt động thực tiễn cũng là biện pháp tốt rèn kĩ năng sống cho các em. Chẳng hạn, các em tham gia hoạt động trồng, chăm sóc rau và hoa kiểng trong vườn trường để các em được trải nghiệm công việc trồng và chăm sóc cây cối; từ đó biết thêm nhiều kĩ năng cần thiết trong  cuộc sống.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa nhà trường và phụ huynh học sinh: Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần giải thích rõ những mục  tiêu mà lớp đặt ra trong năm; cùng phụ huynh trao đổi để tìm ra những biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực; giáo viên cũng cần lắng nghe ý kiến chia sẻ  của phụ huynh để có những biện pháp giáo dục học sinh phù hợp.

Xây dựng môi trường lớp học thân thiện – tích cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiến đến xây dựng trường học thân thiện – tích cực. Do  đó, giáo viên cần quan tâm:

Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh, tạo lập mối quan hệ thân thiện và huy động sự hỗ trợ từ phụ huynh.

Bản thân giáo viên tiếp tục trau dồi, học hỏi, nghiên cứu để có nhiều biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tích cực.

Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực là trách nhiệm chung của giáo viên  và học sinh nên cần tạo sự đồng bộ khi thực hiện./.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI:“BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINHTÍCH CỰC”PHẦN MỞ ĐẦU I./ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:I.1- CƠ SỞ LÝ LUẬNI.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN::Mục tiêu giáo dục Tiểu học đã chỉ rõ: Giáo dục nhằm đào tạo nên những con người pháttriển toàn diện về : “ Đức, trí, lao, thể, mỹ”. Để thực hiện được điều này, ngành GD&ĐTnước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới về nội dung, chương trình SGK ở các bậchọc. Bước vào năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào thi đua :“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy,bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện.Mặt khác, là một lớp học thuộc trường chuẩn quốc gia, việc xây dựng lớp mình trở thànhlớp học thân thiện là vô cùng cần thiết. Lớp học thân thiện thể hiện ở nhiều mặt, trong đóphải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa giáo viên vàcác mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục. Học sinh tích cực cũng cần thể hiện ởnhiều mặt như tích cực trong học tập, tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động vuichơi …Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện làtạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong họctập, góp phần bảo đảm quyền đi học của học sinh. Trong môi trường trường học thânthiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn kiến thứctrong sách vở, vừa trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trongcác trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế mỗi ngày trẻ em đếntrường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tíchcực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập thích thú,chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, gắn chặt giữa học và hành, rènluyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tựtìm hiểu, khám phá, sáng tạo.Với cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh trởnên năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của giáo viên, các em được học tập trong môitrường trường học thân thiện sẽ góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách vàđó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớphọc thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thànhcông của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa thầy vàtrò, đồng thời tạo điều kiện xây dựng cho học sinh có mối quan hệ thân thiện với nhau vàsử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo của họcsinh trong học tập, từng bước đưa chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm đi lên. Thựchiện tốt các việc làm đó cũng là góp một phần nhỏ vào thành công của phong trào “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày nhữngbiện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong trào “ Xây dựng trường họcthân thiện – học sinh tích cực” ở trường bằng những việc làm cụ thể tại lớp tôi chủ nhiệmqua đề tài: “Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” – Lớp 4Atrường TH Thác Mơ. I.2: CƠ SỞ THỰC TIỄN:Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học thì tình cảm của các em còn mỏngmanh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Học sinh tiểu học rất dễ xúc động. Chẳng hạn trướcđây, có lần tôi đã to tiếng với một học sinh. Em ấy bật khóc ngay và vô cùng sợ sệt, mấttự tin . Buổi học ấy chắc chắn em không thể tiếp thu bài được. vì vậy tác động tình cảmcủa các em phải tế nhị, nhẹ nhàng thể hiện sự ân cần, cởi mở và tấm lòng tâm phúc. Vớiđặc điểm tâm lý nói trên , nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắncác em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiếnthức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn.Các em học sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường, hiếu động vàthích khám phá. Đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực trong học tập cũngnhư mọi hoạt động khác cho học sinh. Học sinh tiểu học cũng rất thích được vui chơi.Vui chơi cũng là một mặt hoạt động tích cực của học sinh. Tôi nhận thấy trong giờ rachơi, các em rất hăng say chơi. Ngay trong tiết học các em mong được thầy cô giáo củamình tổ chức trò chơi học tập. Khi tổ chức trò chơi, nhiều em muốn tham gia, em nàođược giáo viên chọn tham gia thì rất vui. Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học nêu trên, việc “ xây dựng lớp họcthân thiện , học sinh tích cực” là điều rất cần thiết và có thể thực hiện để phát triển toàndiện cho học sinh.II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Thông qua đề tài này tôi muốn đưa ra các biện pháp nhằm xây dựng “ Lớp học thân thiện– học sinh tích cực”.III- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:- Tháng 8/2008 : Chọn đề tài- Tháng 09/2008  tháng 11/2008: Tìm hiểu nguyên nhân, đọc tài liệu, tìm biện phápthực hiện.- Tháng 12/2008  tháng 12/2009: Nghiên cứu sâu các biện pháp thực hiện dạy học pháthuy tính tích cực.- Tháng 1/2010: Viết, hoàn thiện đề tài.PHẦN NỘI DUNGPHẦN NỘI DUNGI- THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO “ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌCSINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TH THÁC MƠ”. Hiện nay, Bộ GD&ĐT phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” là một trong những phong trào rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy, nâng cao chấtlượng giáo dục. Ngay từ khi phát động, trường TH Thác Mơ đã phát động tới toàn thểgiáo viên và học sinh trong nhà trường hưởng ứng thực hiện cuộc vận động trên. Qua mộtnăm thực hiện, trường TH Thác Mơ đã thu được những kết quả khả quan, chất lượng giáodục ngày càng được nâng cao và phát triển mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, để phongtrào mang lại hiệu quả một cách bền vững góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chấtlượng giáo dục toàn diện, xứng tầm với mục tiêu của phong trào đề ra thì cần phải tổchức thực hiện phong trào này ngay trong từng tiết học, từng lớp học.Là giáo viên, ai cũng mong muốn cho học sinh của mình ngoan ngoãn hơn, chăm chỉ họctập hơn, thực hiện chuyên cần tốt hơn và mỗi em thấy “ mỗi ngày tới trường là một ngàyvui”. Song để thực hiện tốt là một việc làm khó đối với giáo viên. Bởi sự không kiềm chếcủa bản thân khi học sinh làm bài không được hay nghịch ngợm mà đã sử dụng ngôn ngữnặng lời, thậm chí dùng biện pháp trừng phạt thân thể học sinh hoặc làm cho không khícủa tiết học trở nên nặng nề. Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng chưa phát huy tính tíchcực học tập của học sinh. Có thể giáo viên chưa đổi mới cách dạy, cách đánh giá, cũng cóthể do quan điểm giảng bài thật kĩ để học sinh nắm nội dung bài mà giáo viên chưa đểhọc sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ, hoạt động. Vì vậy muốn “ Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” thì trong từng tiết dạy cũng như trong toàn bộquá trình giáo dục học sinh của lớp mình, giáo viên cần phải tổ chức xây dựng các mốiquan hệ mật thiết, thân thiện.II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:Để xây dựng thành công “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” việc đầu tiên tôi bắt tayvào thực hiện đó là xây dựng một môi trường học tập và giáo dục “ thân thiện”. Vì muốn học sinh tích cực thì trước hết phải làm cho các em yêu trường, yêu lớp mình vàmuốn các em yêu lớp mình tích cực chuyên cần trong các tiết học thì giáo viên cần phảixây dựng được “ Lớp học thân thiện”. Và chính vì những lí do đó mà tôi đã thực hiện mộtsố biện pháp sau:II.1: Xây dựng lớp học thân thiện:Trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện, bản thân mỗi giáo viên luôn là nhân vậttrung tâm tổ chức và định hướng cho học sinh hình thành và rèn luyện nhân cách giáotiếp trong các mối quan hệ, do đó giáo viên cần phải rèn luyện cho mình một số phongcách, kĩ năng sau: 1.1: Phong cách giao tiếp thân thiện trong tiết dạy: Để có được mối quan hệ thân thiện với học sinh, trước hết giáo viên cần thể hiệnphong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh. Dáng đi, dáng đứng, cử chỉ, điệu bộ, tháiđộ, ngôn ngữ góp phần đáng kể tạo nên phong cách con người. Đối với học sinh tiểu học,giáo viên càng cần thận trọng trong phong cách giao tiếp. Trong những năm qua, tôi luôn chú ý và rèn luyện đến phong cách lên lớp của mình.Phần nào đó đã tạo nên bầu không khí thiện cảm, tôn tronïg lẫn nhau trong lớp học. Bảnthân tôi đã từng rèn luyện cho mình những kĩ năng sau: * Về cử chỉ, điệu bộ: Điệu bộ thể hiện ở cách ngồi, dáng đi và hoạt động đi lại của giáo viên. Trong suốt tiếthọc, giáo viên chỉ đi lại trên bục giảng là điều cần khắc phục. Chúng ta có thể hiểu rằngbục giảng xây cao hơn là để cho học sinh dễ quan sát tốt nội dung bài học được giáo viênthể hiện trên bảng lớp chứ không phải là ranh giới để tạo sự cách biệt giữa thầy và trò. Vìvậy, tôi đã cố gắng phối hợp nhịp nhàng trong quá trình giảng bài và tiếp cận học sinhdưới lớp. Khi cần ghi bảng dưới hình thức học cả lớp tôi đứng trên bục giảng . Đến khihọc sinh làm việc cá nhân, nhóm, tôi thường đến bên học sinh để quan sát và dễ dàng uốnnắn , sửa chữa kịp thời. Lúc đi lại, tôi đã cố gắng di chuyển rộng và thể hiện sự khoanthai, nhẹ nhàng nhưng không chậm chạp mà tạo ra một nhịp độ làm việc khẩn trương.* Về các thao tác của giáo viên: Thao tác của giáo viên là yếu tố quan trọng tạo nênphong cách lên lớp vì vậy các tháo tác cần rèn luyện đó là:- Cách ghi bảng, cách cầm sách, vở, cách sử dụng dấu hiệu bằng tay, cách sử dụngphương tiện dạy học. - Khi trình bày bảng, tôi luôn cố gắng ghi chắt lọc những nội dung cơ bản và trình bày rõràng khoa học, sạch đẹp. Khi trình bày bảng, tôi thường đứng nghiêng lệch người vớibảng khoảng 600 để học sinh dễ dàng theo dõi liên tục và cũng tiện cho việc vừa ghi bảngvừa theo dõi học sinh. - Khi cầm sách, tôi luôn cô gắng cầm đúng quy cách như đỡ sách bằng lòng bàn tay trái,ngón trỏ kẹp giữa hai trang sách để thể hiện tính sư phạm trong giáo dục. - Khi dùng hiệu lệnh như mời học sinh, yêu cầu học sinh làm việc gì đó, giáo viên khôngnên dùng ngón tay hay cây thuớc chỉ vào mặt học sinh. Điều đó thể hiện sự không tôntrọng nhân cách học sinh. Vì vậy, chúng ta nên đưa cả lòng bàn tay để ngửa ra phía trướctheo hướng học sinh được yêu cầu. Với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thì những yếu tố nêu trên không những tạo nênsự tôn trọng, thân thiện với học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách tốt cho họcsinh.* Về thái độ của giáo viên trong mọi hoạt động:Ngoài yếu tố điệu bộ, thao tác thì thái độ là một yếu tố rất quan trọng tạo nên mối quanhệ thân thiện giữa thầy và trò. Thái độ của giáo viên thể hiện qua cử chỉ, lời nói, cáchnhìn, cách đối xử, cách biểu lộ nét mặt, đôi mắt của giáo viên trước học sinh.Trước tiên chúng ta cần thống nhất quan điểm : đối với học sinh tiểu học, muốn giáo dụcthành công, người giáo viên cần có thái độ tôn trọng, yêu thương, công bằng với mọi họcsinh. Tuổi của các em còn rất hồn nhiên, thơ ngây. Em nào cũng ngoan, cũng giỏi, cũngcố gắng. Chỉ có điều em này ngoan hơn, giỏi hơn, cố gắng hơn và em kia ngoan, cố gắngít hơn mà thôi. Vì vậy, giáo viên cần phải biết khen ngợi, động viên, khuyến khích kịpthời. Nếu như giáo viên lên lớp với vẻ mặt lạnh lùng, không có một lời khen ngợi, cảmơn hoặc thậm chí học sinh trả lời sai thì giáo viên tỏ ra cáu gắt, giận dữ, buông vài câunói không đẹp và nặng hơn nữa là hình phạt xúc phạm thân thể học sinh thì những cử chỉtrên làm cho học sinh sợ sệt, mất đi sự hứng thú trong học tập, đặc biệt làm mất đi bầukhông khí thân thân thiện trong lớp.Với những vấn đề nêu trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng lên lớp với vẻ mặtvui tươi , rạng rỡ, mỉm cuời thiện cảm, chăm chú dõi theo học sinh. Đồng thời luôn tìmnhững lời khen thích hợp cho từng học sinh, từng tình huống dạy học. Ví dụ: “ Bạn Tuấnhôm nay đọc có tiến bộ rất nhiều”; “ “ Nam đọc còn hơi nhỏ, lần sau cố gắng hơn nhé”….Về cách xưng hô giao tiếp giữa thầy và trò, có ý kiến cho rằng kiểu xưng hô “ cô mời em,thầy mời em ngồi xuống, cảm ơn em, cho phép thầy kiểm tra…” sẽ chiếm nhiều thời gianvà làm mất đi sự nghiêm khắc của thầy, làm cho học sinh không sợ, không học. Theo tôinhận thấy trong nhiều năm qua tôi thường sử dụng cách xưng hô nói trên đã mang laihiệu quả rõ rệt. Trước hết, tôi nhận thấy học sinh hăng hái phát biểu bài hơn vì các emthấy được sự gần gũi với thầy hơn. Các em trở tự tin hơn và sẽ không sợ khi phát biểusai. Tôi nhận thấy cách xưng hô như trên không những càng làm tăng thêm tính nghiêmtúc, tôn trọng mà còn mà còn giáo dục học sinh biết lễ phép và tạo nên mối quan hệ thânthiện trong lớp hơn. Bên cạnh cách xưng hô thiện cảm, chúng ta cần lưu ý đến hành vi đối xử với học sinhcủa mình. Đâu phải ai cũng giỏi toàn diện, có bạn giỏi môn toán nhưng không làm nổimột bài văn dẫn đến bị phạt. Còn có bạn học tốt môn Tiếng Việt nhưng lại yếu môn Toáncũng bị phạt hoặc nhẹ hơn là bị phê bình thẳng thắn “Ngồi xuống đi! Sai rồi!” hoặc “ Tạisao lại làm vậy ? Cô đã dạy chưa ?”… Như vậy, các em em trở nên thụ động trong họctập hơn và không dám gần gũi trao đổi với cô giáo vì các em sợ rằng cô lại la mắng tiếp.Với nhận thức như trên, trong những năm qua, khi gặp tình huống như vậy, tôi thườngđộng viên bằng động tác xoa đầu hay những câu nói dịu dàng như: “ Bài này em chưađúng rồi , bạn khác giúp em nhé!…” hoặc “ Em chú ý nghe cô hướng dẫn lại là làm đượcngay”… Với cách làm như vậy, tôi thấy các em chưa chú ý hoặc học còn yếu sẽ cố gắnghơn, các em chú ý hơn trong lúc tôi hướng dẫn thực hành hoặc giảng bài mới.* Về Ngôn ngữ sử dụng: Ngôn ngữ giáo viên góp phần tạo nên phong cách lên lớp . Trong một tiết dạy, nếu giáoviên có được ngôn ngữ chuẩn, tế nhị, trong sáng, truyền cảm, dễ hiểu thì sẽ thu hút họcsinh chăm chú lắng nghe. Đặc biệt ngôn ngữ thể hiện ở câu hỏi với lệnh hào hừng, câu trảlời tế nhị, cách giảng giải ôn tồn sẽ hiện rõ một không khí lớp học ấm áp, thân thiện hơn.Với nhận thức như vậy, trong những năm qua, tôi đã cố gắng rèn luyện cách sử dụngngôn ngữ của mình sao cho chuẩn mực. Khi đặt câu hỏi, tôi luôn chú ý tránh cách nói ralệnh khô khan mà thường nêu lệnh sao cho kích thích hứng thú cho học sinh . Chẳng hạn:“ Nào bây giờ các em hãy chú ý lắng nghe đây, câu hỏi này hơi khó, ai mà trả lời được thìgiỏi lắm” hoặc “ bây giờ em nào có cách giải khác thì xung phong nào!”. Trong khi đặtcâu hỏi, tôi thường lưu ý cho mình là tránh trình trạng vừa đi vừa đặt câu hỏi mà cầnđứng vị trí học sinh dễ quan sát. Tôi cũng lưu ý là cần tránh vừa đi vừa đặt câu hỏi.Với phong cách trên, trong mỗi tiết học, quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gầngũi hơn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài hơn.1.2: Phong cách tiếp xúc thân thiện ngoài tiết dạy:Ngoài phong cách thân thiện trong khi lên lớp, GV phải là một người bạn thực sự của họcsinh trong các tình huống giao tiếp khác. Làm thế nào để trở thành một người bạn thực sựcủa học sinh? Điều đó không khó nếu GV quan tâm, tiếp xúc từng em bằng thái độ âncần. Giáo viên cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng củacác em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ của chính các em. Khi đó các emmới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự mà không hề e dè, giấu giếm hay sợ bịngười lớn la rầy, chế nhạo. Hầu như đa số học sinh tiểu học, các em mới bước vào môitrường học tập thực sự nên các em ngại tiếp xúc với thầy cô. Đặc biệt là những em cótính nhút nhát. Vậy để các em mạnh dạn hơn thì giáo viên phải gần gũi, tạo thân tình đểcác em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô. Nếu các em nhận ra thầycô một sự bảo bọc che chở, nhất là sự quan tâm, cảm thông thực sự, các em sẽ dần dầnquấn quýt, tin cậy gần như tuyệt đối và thầy cô như là thần tượng của các em. Nhận thứcđược vấn đề đó, ngay từ đầu năm học, tôi thường xuyên gần gũi, tâm sư trò chuyện vớihọc sinh về chuyện gia đình, chuyện học hành để các em thấy thân thiện. Phần nào đó, tôicũng nắm bắt tâm tư tình cảm cũng như hoàn cảnh của các em. Chẳng hạn: “ Nhà em ởđâu ? Ba má làm gì ? Nhà em có mấy anh [ chị ] em ?; Em là con thứ mấy …”. Nhiềukhi chỉ một câu nói của thầy cô như lời khen chẳng hạn hay một lời khuyến khích độngviên đã làm thay đổi cả cuộc đời của các em. Biết vậy nên tôi thường khen hay động viênnhư: “ Chữ em viết đẹp đấy! Cần luyện thêm cho đẹp hơn ! ” hoặc “ Em có giọng ca tốt,nên tham gia đội văn nghệ …”; “ Hôm nay, em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ghê!”….Tóm lại, thông qua những hoạt động về giáo dục, sinh hoạt vui chơi, giáo viên cần tạo cơhội để gần gũi các em, xoá bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lý. Từ đó mỗi giáo viênmới trở thành người bạn thực sự của các em. 1.3: Tạo mối quan hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh:Quan tâm tới sự phát triển nhân cách của học sinh bằng cách cư xử lịch sự, lễ phép khigiao tiếp là điều không thể thiếu. Con người giao tiếp thân thiện với nhau bằng nhiềuphương tiện khác nhau như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ vẫnlà quan trọng hơn cả. Để học sinh có được mối quan hệ thân thiện với bạn trong lớp, giáoviên cần hướng dẫn học sinh sử dụng lời nói với bạn sao cho thể hiện sự tôn trọng, tế nhị,lịch sự trong giao tiếp.Nhận thức việc dạy cho học sinh cách thể hiện lời nói thân thiện cùng bạn là cần thiết,trong những năm qua cũng như đầu năm học này , thông qua tiết dạy, tôi đã cố gắng uốnnắn , sửa chữa lời nói cho học sinh. Chẳng hạn : trong tiết kể chuyện, khi trao đổi nộidung với bạn kể, tôi thường hướng các em sử dụng đại từ xưng hô tôi và bạn cũng như: “Xin mời bạn, bạn cho tôi biết…., cảm ơn bạn…” Hay trong tiết sinh hoạt lớp, khi nhậnxét bạn, tôi hướng các em nhận xét bằng từ ngữ tế nhị, lịch sự. Chẳng hạn: “ Tôi thấy bạnA chưa mang khăn quàng, bạn cố gắng mang thường xuyên để lớp ta đạt thành tích tốttrong phong trào thi đua” …Ngoài việc hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ tế nhị, thiện cảm, tôi cũng đã sử dụng “đôi bạn cùng tiến”, “ các nhóm năng khiếu”, “ nhóm cùng sở thích” thông qua các đội,nhóm, các em đã có trách nhiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Từ đó, các em trở nên thânthiết, gắn bó với nhau hơn và đã hạn chế sự gây gổ, cãi nhau trong lớp học.II.2: Biện pháp khơi gợi tính tích cực của học sinh: Học sinh tích cực là biết vận dụng giữa “ học đi đôi với hành”, thực hiện đúng nguyên lýgiáo dục, vận dụng các kiến thức do thầy cô cung cấp với ý thức chủ động, tự giác cao.Tuy nhiên số lượng HS “ tích cực” rất ít, chủ yếu tập trung vào một em khá giỏi. Số đôngcòn lại thì thụ động thiếu tự tin trong học tập lẫn trong giao tiếp. Vì vậy, để HS phát huytích tích cực, GV phải có trách nhiệm hướng dẫn, định hướng cho HS chủ động tiếp nhậnkiến thức. Ngoài ra, HS còn phải biết tích cực, tự giác trong trong các hoạt động của nhàtrường và xã hội. Một khi đã tạo nên lớp học thân thiện thì phần nào đó cũng đã góp phần tác động đến tíchcực của học sinh. Khi đã xây dựng được lớp học thân thiện, chúng ta cần giáo dục tính tựtin cho học sinh và có một phương pháp dạy học thích hợp nữa thì việc học sinh tích cựchoạt động là không khó.2.1: Tạo điều kiện để học sinh tự tin trong học tập:Hiện nay với việc đổi mới phương pháp giáo dục, theo quan điểm lấy HS làm trung tâmphần nào đó đã tạo điều kiện để HS hoạt bát, dạn dĩ, tự tin hơn. Song vẫn còn một số emlại thiếu tự tin, khi đứng tại chỗ thì trả lời lưu loát nhưng khi lên bảng thì nhút nhát, ngậpngừng, nói ra lời, khiến không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biết được điều đó, tôithường cố gắng tạo điều kiện cho các em còn nhút nhát được lên bảng, được nói, đượclàm bài, được thể hiện mình để các em quen dần cảm giác đứng trước tập thể dù đó chỉ làmột lớp học, Chẳng hạn: Trong tiết dạy môn Địa lý, tôi thường sử dung cách cho HS làmhướng dẫn viên du lịch. Trong tiết Lịch sử, tôi cho nhiều em lên chỉ bản đồ tường thuậtdiễn biến trận đánh, cũng như trong tiết dạy khác, tôi thường cho HS đặt câu hỏi đễ bạntrả lời hay tự đánh giá lẫn nhau. Trong tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động ngoài giờ, tôi chohọc sinh thay phiên nhau tự quản để giảm tính nhút nhát cho các em.Đầu năm học, tôi nhận thấy nhiều em rụt rè, nhút nhát trong giờ học, không dám giơ tayphát biểu. Trong tiếy học chỉ có khoảng 4 đến 5 em thường xuyên phát biểu còn lại là thụđộng ngồi im dù câu hỏi không quá khó. Do đó, tôi luôn quan tâm đến những em nhútnhát. Những câu hỏi dễ, tôi thường gọi các em đó mặc dù các em đó không giơ tay và đềnghị cả lớp tuyện dương [vỗ tay] khi trả lời đúng hoặc có ý đúng. Đồng thời tôi thườngvận dụng cách hỏi khuyến khích và câu hỏi gợi mở để các em nhút nhát trả lời.2.2: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.Một khi HS đã tự tin trong học tập, GV cần có phương pháp dạy học lấy học sinh làmtrung tâm, tổ chức cho học sinh thao tác với vật thật , tổ chức hình thức thảo luận nhóm,đổi mới cách nhận xét, đánh giá, tổ chức trò chơi học tập sinh động … thì chắc chắn gópphần làm cho học sinh học tập tích cực hơn.Hiểu được vấn đề đó, trong những năm qua, cũng như từ đầu năm học này, ngoài việc sửdụng phương pháp phổ biến như thảo luận nhóm, tôi đã cố gắng vận dụng phương phápmới trong dạy học. Chẳng hạn trong một tiết dạy tôi vận dụng như sau:- Bước kiểm tra bài cũ : Sau khi bạn nêu kiến thức cũ, làm lại bài toán, thay vì gọi mộtvài em nhận xét, tôi cho HS cả lớp nhận xét đúng - sai bằng hình thức sử dụng thẻ màuđỏ và xanh. Nếu nhận xét bài của bạn đúng thì giơ thẻ đỏ, còn sai thì giơ thẻ xanh [ dựkiến có thể làm mặt cười và mặt mếu như chương trình ở nhà chủ nhật]. Như vậy, tất cảhọc sinh đươc tham gia nhận xét bạn . Việc sửa bài, tôi đã sử dụng hình thức sửa bài tiếpsức theo tổ[ đối với bài toán có lời] để nhiều em tham gia.- Bước cung cấp kiến thức: Tạo điều kiện cho học sinh thao tác trên vật thật. Chẳng hạn :Bài diện tích hình thang, thay vì cách dạy cũ: giáo viên vẽ lên bảng hình thang , biếnthành hình tam giác , rút ra công thức tính . Cách dạy này đã áp đặt học sinh. Thay vìcách dạy như vậy, tôi cho học sinh chuẩn bị sẵn hình thang bằng bìa. Các nhóm thao táctrên bìa cắt hình thang ghép thành hình tam giác. Qua thảo luận HS tự rút ra công thứctính hình thang [ tự phát hiện]. Hay Bài thể tích của một hình, thay vì cách dạy cũ, giáoviên dùng vâït dụng như cái ca, thao tác trên nó rồi so sánh, giảng giải rút ra kiến thức thểtích. Cách đó giáo viên đã áp đặt kiến thức cho học sinh, dẫn đến học sinh tiếp thu thụđộng. Thay vì cách dạy như vậy, tôi dặn học sinh mang theo vật thật như vỏ lon sữa, chainước hoặc vỏ lon bia….Tôi yêu cầu học sinh xem thông tin trên vỏ và nêu thể tích củavật đó [ nhóm đôi tìm và cho biết kết quả lẫn nhau]. Đặt vấn đề: “ thể tích là gì ?”. Có thểHS nêu : “ Thể tích là lượng nước chứa trong chai, trong lon [ Phương pháp HS tự pháthiện]”. Giáo viên đưa ra cái chai thủng lỗ không chứa gì. 1 học sinh lên thực hành đổnước vào [ bịt kín lỗ thủng bằng tay sau đó lấy tay ra , nước sẽ chảy ra khỏi chai. Giáoviên hỏi: “ cái chai này có thể tích không ?” [ học sinh thảo luận]. Có thể học sinh nêu:có thể tích vì nó chứa được hoặc không có thể tích vì đổ nước vào thì nó chảy ra. Rõràng cái chai không có nước vẫn ghi thể tích trên vỏ nên có thể tích. Từ đó rút ra kháiniệm thể tích.Tương tự như trên đối với rất nhiều bài khác như bài khái niệm phân số: HS thao tác[ vẽ, tô màu cắt ] trên bìa cứng. Bài Diện tích hình tam giác: HS cắt ghép hình chữ nhật.HS tự phát hiện ra quy tắc, công thức[ phương pháp HS tự phát hiện [. Tất cả học sinhđều được làm việc.- Bước củng cố: Thay vì cách đặt các câu hỏi củng cố đơn thuần, tôi đã sử dụng trò chơihọc tập phù hợp với nội dung bài. Một số trò chơi tôi thường sử dụng thường dựa vào cáctrò chơi dân gian hay các trò chơi trên truyền hình như:1. Trò chơi “ Tìm người thân” dành cho bài: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân , 3em chơi nhận mỗi em một giá trị số đo độ dài. 5 em khác cũng nhận mỗi em một số đo.Các em sẽ nhận ai có cùng số đo với mình thì nhận là bạn. Sau đó giơ thẻ lên để cả lớpnhận xét có tìm đúng bạn không. [ Aùp dụng rất nhiều trong môn Toán ].2.Trò chơi “Ai mà tài thế” : Trong một khoảng thời gian quy định, bạn nào hoặc nhómnào tìm đúng và nhiều theo yêu cầu thì sẽ thắng. [ áp dụng nhiều trong các tiết cung cấpquy tắc, công thức liên quan đến hình học, toán chuyển động, các bảng đơn vị đo].3. Trò chơi “ Vượt chướng ngại vật” : 4 bạn tham gia chơi dưới hình thức GV nêu nghĩaHS tìm từ tương ứng. [ áp dụng trong phân môn Luyện từ và câu]4. Trò chơi “ Ai mà tài thế”: dưới một lượng kiến thức đã quy định, bạn nào, nhóm nàothực hiện đúng và nhanh sẽ thắng. [ áp dụng các tiết luyện tập].5. Trò chơi “ Tiếp sức” từng nhóm sẽ thi nhau giải quyết một bài toán có lời, mỗi em làmmột lời giải và 1 phép tính , lần lượt các em trong nhóm làm cho hoàn hoàn thành bàitoán [ áp dụng cho giải toán có lời văn].6. Trò chơi “Rung chuông vàng” : học sinh dùng bảng con ghi kết quả theo câu hỏi hoặcđiều kiện giáo viên nêu. Qua từng câu hỏi [ khoảng 3, 4 câu], nếu em nào sai thì khôngtham gia nữa. Ưu điểm : cả lớp tham gia, dễ kiểm tra phần học sinh hiểu bài [ áp dụngnhiều trong phần củng cố cho mọi môn học].Như vậy, thay đổi hình thức luyện tập hay củng cố bằng trò chơi là một biện pháp giúphọc sinh tích cực và hứng thú trong học tập. Song cần tìm những trò chơi sao cho nhiềuem được tham gia sẽ phát huy tính tích cực hơn nũa.2.3: Đổi mới cách đánh giá học sinh:- Trong đánh giá học sinh, cần thực hiện một cách công bằng, khách quan và chú trọngthuyên dương, khen thưởng kịp thời những thành tích của các em, dù là thành tích nhỏnhất. Thường xuyên động viên khen ngợi các em không chỉ bằng điểm số mà còn bằngnhững tràng pháo tay, những bông hoa điểm 10, bông hoa tích cực và bông hoa cố gắng:Thưởng cho những em đạt điểm 10, những em tích cực trong học tập và những em yếu cócố gắng. Giáo viên làm khoảng 20 bông hoa trong 1 tháng tổng kết đính lên cành hoachăm ngoan [ trên góc thi đua của lớp].- Kết thúc một tháng thi đua, lớp có thể tuyên dương những học sinh đạt nhiều thành tíchtrong tháng bằng những phần thưởng nho nhỏ đầy ý nghĩa để khích lệ các em.II.3: Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá:Ngoài những trò chơi thực hiện trong các tiết học, trong các buổi ngoại khóa, tôi thườngtổ chức cho các em chơi một số trò chơi dân gian như:Kéo co; đấu thương; tập tầm vông; nu na nu nống; Rồng rắn lên mây; chơi chuyền; bịtmắt bắt dê … Bên cạnh đó, lớp tôi còn đăng kí với nhà trường chăm sóc bồn hoa trong khuônviên nhà trường, từ đó tạo điều kiện cho các em gắn học với hành, nâng cao hiệu quả họctập môn Khoa học, Kĩ thuật…Lớp cùng với Liên đội của trường đăng kí chăm sóc khu tưởng niệm liệt sĩ tại đồibằng lăng, mỗi tháng, lớp tổ chức làm vệ sinh và dâng hương tưởng niệm các anh hùngliệt sĩ một lần. Thông qua đó giáo dục cho các em truyền thống yêu quê hương đất nước,biết ơn các anh hùng liệt sĩ, từ đó các em càng cố gắng hơn trong học tập.III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những biện pháp sử dụng nêu trên, từ đầu năm học, tôi nhận thấy nhiều emthoải mái, tự tin trong học tập, thích đi học, thích được đến lớp. Ngay cả những em bịbệnh vẫn yêu cầu ba, mẹ chở đi học. Song song với việc hình thành lớp học thân thiện,việc học tập của học sinh phần nào đã phát huy tính tích cực. Nhiều em chịu khó suynghĩ, soạn bài đầy đủ, hăng say phát biểu và thích được goiï phát biểu, thích tham gianhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập. Vài lần tôi nghe các em đố nhau:“ đố bạn chút nữa sẽ chơi trò chơi gì ?” . Quan sát lớp, tôi thấy gương mặt nhiều emkhông vui khi không được gọi phát biểu. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn ,không còn hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học.Tóm lại bằng những biện pháp nêu trên, lớp học của tôi trở nên thân thiện hơn, học sinhtích cực học tập hơn trước. Cuối năm học, tỉ lệ chuyên cần của lớp tôi đạt 99,8 %; tỉ lệhọc sinh Giỏi đạt %; Tỉ lệ học sinh Tiên tiến đạt %; không có học sinh xếp loại học lựcyếu.PHẦN KẾT THÚCPHẦN KẾT THÚCI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:1. Giáo viên thực sự là người bạn của HS: có tấm lòng bao dung, thông cảm họcsinh, thương yêu, gần gũi, hỏi han , trò chuyện, động viên khen thưởng học sinh kịp thờibiết lắng nghe ý kiến HS, khuyến khích học sinh tâm sự với mình để nắm bắt được tâm tưnguyện vọng của các em.2. Giáo viên lên lớp cần có phong cách cởi mở, dễ mến, dễ gần, gương mặt tươivui, thái độ ứng xử tôn trọng, công bằng với HS, xưng hô thân mật, ngôn ngữ chuẩn mực,ôn tồn, tế nhị.3. GV uốn nắn , sửa chữa ngôn ngữ giao tiếp của HS, tạo điều kiện cho HS giúpđỡ lẫn nhau.4.Tạo điều kiện để HS tự tin khi thể hiện mình.5. Cùng với hình thức thảo luận nhóm, GV cần sử dụng phương pháp dạy họcthích hợp như tổ chức cả lớp cùng nhận xét, đánh giá, để HS tự phát hiện kiến thức vàcùng thao tác trên vật thật, tổ chức trò chơi học tập sinh động, khen thưởng mang tácdụng động viên tích cực. Đồng thời Cùng nhau đưa ra những kinh nghiệm quý báu đểthống nhất những biện pháp giáo dục và cùng nhau thực hiện. Bên cạnh đó cần mạnh dạnsáng tạo trong đổi mới phương pháp giáo dục6. Phối hợp với Tổng phụ trách đội, thường xuyên tổ chức những cuộc thi như: “Lớp học thân thiện” với nhiều tiêu chí như phòng học là nhà [ thi trang trí lớp học ], bạnbè là anh em [ Tổ chức thi ứng xử – Nét đẹp học đường ] và những cuộc thi nhiều emtham gia như dựa vào nội dung rung chuông vàng [ trò chơi truyền hình]. Tổ chức chohọc thi các trò chơi dân gian vào những tiết hoạt động ngoài giờ.Vấn đề thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” là một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm được ngành GD-ĐT thườngxuyên đặt ra vào mỗi năm học. Song thực tế, để “ Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” đạt hiệu quả như mong muốn không phải là chuyện dễ. Nó cần sự nỗ lựctất nhiều của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là giáoviên chủ nhiệm lớp. Với mong muốn nhà trường thực sự là trường học thân thiện, học sinh tích cực, bằng kinhnghiệm ít ỏi, tôi xin mạnh dạn trình bày trong đề tài này để đồng nghiệp góp ý và tìm ranhững biện pháp thích hợp nhất nhằm góp phần thực hiện tốt phong trào “ Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực”.Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi tự thấy kinh nghiệm của mình chưanhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy côđồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề