Mẫu hóa đơn điều chỉnh tên hàng

Trong những lần lập hoá đơn, nhân viên bán hàng hoặc người lập hoá đơn sẽ không ít lần ghi sai mã số thuế, tên hàng hoá, ngày tháng. Vậy cách viết hoá đơn điều chỉnh sai mã số thuế, tên hàng hoá, số tiền, ngày tháng với từng trường hợp đã kê khai và chưa kê khai thuế là như thế nào? Bài viết dưới đây, Trung tâm đào tạo Newtrain sẽ giúp bạn có cách xử lý hoá đơn điều chỉnh khi ghi sai thông tin đúng nhất.

>>> Xem thêm: Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm tiền thuế, doanh thu

Cơ sở pháp lý

“Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh, không cần lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thì tiến hành thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.”

1.     Cách viết hóa đơn điều chỉnh do ghi sai MST, tên hàng hóa, ngày tháng đã kê khai thuế

Nếu khi phát hiện hóa đơn đã kê khai thuế nhưng viết sai MST, địa chỉ, ngày tháng, tên hàng hoá, số tiền,…nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp và khấu trừ thì phải lập biên bản về việc điều chỉnh các hóa đơn ghi sai và viết lại hóa đơn điều chỉnh tuỳ trường hợp theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015: (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2014/TT-BTC) áp dụng từ ngày 1/1/2015:

  • Không lập hoá đơn điều chỉnh ở trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng ghi đúng MST thì các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
  • Phải lập biên bản điều chỉnh và xuất hoá đơn điều chỉnh ở trường hợp hóa đơn viết sai: Ngày tháng, sai MST, tên và số lượng hàng hóa, đơn vị tính, sai số tiền bằng chữ ….

Vậy, dù đã kê khai hay chưa kê khai thì chỉ duy nhất trường hợp hóa đơn viết sai tên công ty, địa chỉ nhưng MST ghi đúng là không cần viết hoá đơn điều chỉnh.

Theo Công văn Số 4099/CT-TTHT ngày 2/6/2014 của cục thuế TP. Hồ Chí Minh: phải ghi rõ những nội dung sau lên hoá đơn điều chỉnh: các nội dung cần điều chỉnh, số hóa đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập cần điều chỉnh.

Mẫu hóa đơn điều chỉnh tên hàng
                                                                 Cách viết hóa đơn điều chỉnh

2.     Cách kê khai hoá đơn điều chỉnh sai MST, tên hàng hoá, ngày tháng,…

Hiện tại, nếu những hoá đơn điều chỉnh sai MST, tên hàng hoá, ngày tháng,… mà không ảnh hưởng đến số tiền, thuế GTGT thì các bạn không cần kê khai trên tờ khai mẫu 01/GTGT. Những hoá đơn điều chỉnh mã số thuế, tên, số lượng hàng hoá, ngày tháng năm,…chỉ cần lưu với hoá đơn ghi sai và biên bản điều chỉnh để giải trình sau này.

3.     Cách xử lý hóa đơn ghi sai MST, tên hàng hóa, tên công ty, địa chỉ,… và chưa kê khai thuế và đã kê khai thuế

Khi kê khai thuế, hai bên dùng hóa đơn mới để kê khai thuế. Cách xử lý khi hoá đơn ghi sai MST, tên hàng hoá, tên công ty, địa chỉ,…

●      Nếu hóa đơn ghi sai chưa xé khỏi cuống

Cách xử lý:

–        Bước 1: Gạch chéo các liên và lưu giữ hóa đơn viết sai đó trong cuống.

–        Bước 2: Lập hóa đơn mới thay thế hoá đơn đã viết sai.

●      Nếu hóa đơn ghi sai đã xé khỏi cuống

–        Nếu đã xé khỏi cuống nhưng chưa giao cho khách hàng thì phải xử lý như sau:

+      Bước 1: Kẹp hoá đơn viết sai đó vào lại vị trí vừa xé trong cuống. Rồi gạch chéo các liên và lưu giữ hóa đơn viết sai đó.

+      Bước 2: Không cần lập biên bản thu hồi hoá đơn  vì chưa giao cho KH. Như vậy, chỉ cần lập hóa đơn mới thay thế.

–        Nếu đã xé khỏi cuống, chưa kê khai và đã giao cho khách hàng thì phải xử lý như sau:

+      Bước 1: Lập biên bản thu hồi hoá đơn viết sai vì đã giao cho khách hàng.

+      Bước 2: Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ hoá đơn lập sai đó để giải trình

+      Bước 3: Lập lại hóa đơn mới.

●      Nếu đã giao cho khách hàng và đã kê khai thuế

–        Cách xử lý trường hợp này như sau:

+      Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai.

+      Bước 2: Lập hóa đơn điều chỉnh

Lưu ý, trên hóa đơn điều chỉnh cần ghi rõ nội dung đã ghi sai, nội dung điều chỉnh, số hóa đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập cần điều chỉnh.

Trên đây là cách xử lý hoá đơn điều chỉnh ghi sai mã số thuế, ngày tháng năm, tên và số lượng hàng hoá.

>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn viết hóa đơn bán hàng qua điện thoại

                                     Hoá đơn ghi sai MST, tên hàng hoá, tên công ty, địa chỉ – cách xử lý

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau: